- Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề các trƣờng CĐN:
+ Đào tạo là nâng cao trình độ hiện tại lên một mức chất lƣợng mới, một cấp bậc mới theo những tiêu chuẩn nhất định bằng một quá trình giảng dạy có hệ thống;
+ Bồi dƣỡng là tăng thêm trình độ hiện có (kiến thức, thái độ và kỹ năng) với hình thức, mức độ khác nhau, không đòi hỏi chặt chẽ về quá trình, chuẩn mực nhƣ đào tạo.
Đào tạo và bồi dƣỡng là hai vấn đề vừa có tính chất cấp bách vừa có tính lâu dài, liên quan trực tiếp đến chất lƣợng đội ngũ giảng viên. Giảng viên cần đƣợc bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức thƣờng xuyên mới có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề. Bồi dƣỡng kịp thời sẽ tránh đƣợc lạc hậu về tri thức, kỹ năng nghề, phƣơng pháp giảng dạy. Nhƣ vậy, đào tạo và bồi dƣỡng giảng viên là công việc có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng và phát triển đội ngũ giảng viên của các trƣờng CĐN.
- Đánh giá, sử dụng đội ngũ giảng viên là nội dung quan trọng của công tác quản lý. Qua đánh giá sẽ làm rõ năng lực, phẩm chất, trình độ, kết quả công tác của mỗi giảng viên. Đó là cơ sở để bố trí, sử dụng, bồi dƣỡng giảng viên một cách hợp lý. Đánh giá là động lực quan trọng để giáo viên phấn đấu, tự giác làm việc và rèn luyện. Đánh giá không đúng, thiếu công bằng, thiếu khách quan sẽ gây ức chế trong công tác, thậm chí còn gây mất đoàn kết nội bộ trong nhà trƣờng. Vì vậy công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên không thể xem nhẹ các nhân tố chủ quan.
- Trình độ nhận thức của đội ngũ giảng viên: Đa số giảng viên dạy nghề tại các trƣờng CĐN đều có trình độ đạt chuẩn. Họ đã tiếp thu cái mới, hiểu rõ
vai trò, sứ mệnh của mình trong trƣờng, họ luôn phấn đấu nâng cao trình độ, mẫu mực trong giảng dạy, sinh hoạt. Đó là thuận lợi rất cơ bản trong quản lý.
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng khách quan và chủ quan đến phát triển đội ngũ giảng viên giúp cho ngƣời quản lý có kế hoạch, lựa chọn giải pháp phù hợp.