Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển giảng viên trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (Trang 61)

Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên là tạo điều kiện để kiện toàn tổ chức, tăng cƣờng công tác quản lí đội ngũ giảng viên làm công tác này một cách thƣờng xuyên, có hiệu quả. Thực hiện tốt việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ là tạo ra cơ sở vững chắc giúp cho việc đảm bảo tính kế thừa và tính liên tục của quá trình phát triển đội ngũ giảng viên.

Yêu cầu trƣớc hết là phải xác định rõ mục tiêu của công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên trong một khoảng thời gian nhất định cần đạt đƣợc những yêu cầu cụ thể nhƣ thế nào, đồng thời xác định rõ đối tƣợng phải quy hoạch. Thời gian của công tác quy hoạch đội ngũ căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác từ nay đến 2020 của nhà trƣờng cũng nhƣ của các Khoa, đơn vị trong trƣờng, công tác quy hoạch hƣớng tới việc đáp ứng yêu cầu số lƣợng giảng

viên cần có, cần bổ sung thêm trong thời gian thực hiện quy hoạch, chú ý tới cơ cấu giảng viên và đảm bảo trình độ đào tạo đạt chuẩn.

3.3.1.1.Mục tiêu:

Hoạch định kế hoạch ngắn hạn, từ năm 2013 đến năm 2015, và kế hoạch trung hạn, từ 2015 đến 2020. Trƣờng chủ động trong việc đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, coi việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ là nội dung công tác ƣu tiên, là căn cứ để tiến hành các biện pháp khác nhằm phát triển đội ngũ giảng viên một cách khoa học.

Mục tiêu cụ thể của việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ hƣớng tới việc đáp ứng yêu cầu về số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng giảng viên thực hiện đƣợc mục tiêu đào tạo của Trƣờng. Trong việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ và tổ chức thực hiện phải hƣớng tới và phấn đấu đạt đƣợc các tiêu chí cơ bản nhƣ quy chuẩn về trình độ đào tạo giảng viên, quy định về nghiệp vụ sƣ phạm cũng nhƣ chuyên môn nghiệp vụ, quy định về tỉ lệ giảng viên trên lớp…đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề nói riêng và nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

3.3.1.2. Nội dung

Vai trò tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên thuộc trƣớc hết và trực tiếp thuộc về Ban giám hiệu nhà trƣờng, cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nƣớc về dạy nghề. Trong đó, Ban giám hiệu có vai trò rất quan trọng vì là đơn vị sử dụng trực tiếp các giảng viên; cơ quan chủ quản (ở đây là là ủy ban nhân dân thành phố Hà nội) là đơn vị trực tiếp quản lý trƣờng, có vai trò quyết định đến sự phát triển của nhà trƣờng nói chung cũng nhƣ trong việc phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng; cơ quan quản lý nhà nƣớc về dạy nghề giữ vai trò định hƣớng chiến lƣợc sự phát triển của toàn ngành dạy nghề nói chung cũng nhƣ sự phát triển của trƣờng CĐN nói chung.

Để đảm bảo phát triển bền vững, cơ quan quản lý nhà nƣớc về dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) đƣa ra định hƣớng phát triển của ngành dạy nghề

bằng chiến lƣợc dạy nghề, các dự án đổi mới và phát triển dạy nghề, các nghề trọng điểm cấp độ Quốc gia, khu vực, Quốc tế; Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội cũng căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ cho Trƣờng CĐNCNCHN, từ đó Ban giám hiệu nhà trƣờng tiến hành công việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ theo 2 bƣớc: Bước một, lập quy hoạch, kế hoạch tổng thể, tức là quy

hoạch trung hạn; bước hai, lập kế hoạch chi tiết, tức là kế hoạch ngắn hạn,

thực hiện đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên cho các đơn vị của trƣờng trong từng thời kì phát triển với các bƣớc đi và mục tiêu cụ thể.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện

Công việc đầu tiên là Ban giám hiệu phải làm tốt công tác dự báo phát triển của trƣờng về nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề, trình độ đào tạo; nhu cầu của ngƣời học nghề đến năm 2020. Trên cơ sở đó, tiến hành lập quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu phát triển của trƣờng trong từng giai đoạn cụ thể.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên, cần đảm bảo tối các mối quan hệ Nhà trƣờng với Ủy ban nhân dân Thành phố để công tác lập quy hoạch mang tính thực tiễn, khả thi và hiệu quả

Công tác quy hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên hƣớng tới sự đồng bộ trong việc phát triển nguồn nhân lực cho trƣờng về số lƣợng giảng viên, trình độ đào tạo, cơ cấu, vấn đề giới, tuổi, tỉ lệ giảng viên…Trên cơ sở nắm chắc đội ngũ hiện có, dự kiến sự biến động và khả năng bổ sung đội ngũ hàng năm từ các nguồn, Trƣờng lập kế hoạch tiếp nhận giảng viên mới, kế hoạch đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho các đối tƣợng giảng viên đang công tác và nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cần thiết. Bên cạnh đó, thực hiện việc điều chuyển giảng viên giữa các khoa, đơn vị trong trƣờng, khắc phục sự mất cân đối do khâu phân công công tác, bố trí lao động những năm trƣớc để góp phần làm cho việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên mang tính tổng thể và khả thi cao.

Ban Giám hiệu tham mƣu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội tăng cƣờng việc hợp tác, liên kết đào tạo với các trƣờng Đại học kỹ thuật, Đại học công nghệ, kinh tế,.. đặc biệt là các trƣờng đại học Sƣ phạm kỹ thuật trong cả nƣớc để nâng cao hiệu quả phối hợp đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên.

Các cấp quản lí phải thống nhất quan điểm: Coi lực lƣợng giảng viên đào tạo chính quy tại các trƣờng đại học sƣ phạm kỹ thuật, đại học kỹ thuật, công nghệ, kính tế,…. là nguồn bổ sung quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho đội ngũ giảng viên của trƣờng, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ để từng bƣớc thực hiện việc nâng cao chất lƣợng giảng viên cũng nhƣ chất lƣợng đào tạo nghề. Trong đó, chú ý lập kế hoạch đào tạo loại hình giảng viên còn thiếu (cơ khí, điện tử, kinh tế, ngoại ngữ) để khắc phục tình trạng thiếu về số lƣợng và mất cân đối về cơ cấu giảng viên. Bên cạnh công tác phối hợp đào tạo giảng viên mới cần lập kế hoạch đào tạo lại hoặc thay thế giảng viên ở những loại hình còn yếu kém về chất lƣợng.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện

Ở cấp quản lí vĩ mô, các cơ quan có thẩm quyền ở trung ƣơng, cụ thể là Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội phải xác định những yêu cầu cho việc quy hoạch mạng lƣới các trƣờng dạy nghề, trong đó có những quy định về đội ngũ giảng viên, đặc biệt là những tiêu chuẩn và yêu cầu của giảng viên trong công tác đào tạo nghề. Ở cấp này, Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội đã ban hành Thông tƣ 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/09/2010 về việc quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề đã nêu các tiêu chí về chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

Ở cấp quản lí vi mô, tức là trƣờng CĐNCNCHN cần tăng cƣờng hiệu quả công tác phối hợp với các đơn vị khác, nhất là các trƣờng Đại học sƣ phạm kỹ thuật, các cơ sở đào tạo để nâng cao các điều kiện phục vụ đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên. Công tác đào tạo giảng viên không chỉ xuất phát từ nguồn các trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật mà kết hợp với nguồn đào tạo

từ các nguồn khác nhƣ: Từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ các trƣờng đại học kỹ thuật,…. Điều đó tăng thêm nguồn bổ sung giảng viên hàng năm cho trƣờng, cũng là tăng thêm tính chủ động trong việc phát triển đội ngũ.

Nhà trƣờng có vai trò chủ yếu và trực tiếp trong việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phát triển đội ngũ giảng viên. Trƣớc hết, Nhà trƣờng phải phân tích hiện trạng hệ thống dạy nghề, so sánh với mục tiêu đã xác định của công tác phát triển đội ngũ, xác định những việc đã làm nhƣng chƣa hoàn thành, xác định những công việc mới cần bổ sung thêm. Nhà trƣờng cần có kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng lao động cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời học từ đó căn cứ vào tiêu chuẩn của nghề, tiêu chuẩn giáo viên, giảng viên mà đƣa ra kế hoạch bổ sung đội ngũ để đáp ứng yêu cầu.

Công tác dự báo phát triển dạy nghề cũng nhƣ phát triển thị trƣờng lao động, nhu cầu ngƣời học phải đƣợc tăng cƣờng theo hƣớng đảm bảo tính khoa học và đƣợc thực hiện ở tất cả các cấp quản lí trong trƣờng, không chỉ Hiệu trƣởng, Ban giám hiệu trực tiếp tham gia công tác này mà cần phải huy động các cán bộ giúp việc, các chuyên gia tƣ vấn để lập dự báo một cách khoa học.

Cán bộ làm công tác dự báo phải đƣợc học tập, tập huấn về quy trình, nghiệp vụ dự báo và dự báo phát triển giáo dục, phát triển nghề nghiệp. Công tác dự báo phải đi trƣớc một bƣớc, làm tiền đề cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển giảng viên.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển giảng viên trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)