Kinh nghiệm một số nƣớc về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên dạy

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển giảng viên trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (Trang 37)

dạy nghề

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên trong đó có giảng viên dạy nghề là vấn đề cơ bản. Việc tạo mọi điều kiện để giảng viên có cơ hội học tập, học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời để kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phƣơng pháp giảng dạy.

Ở Ấn độ vào năm 1988 đã quyết định thành lập hàng loạt các trung tâm học tập trong cả nƣớc nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi ngƣời. Việc bồi dƣỡng giáo viên đƣợc tiến hành ở các trung tâm này đã mang lại hiệu quả rất thiết thực.

Hội nghị UNESCO tổ chức tại NêPan vào năm 1998 về tổ chức quản lý nhà trƣờng đã khẳng định: “Xây dựng, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục”.

Đại đa số các trƣờng sƣ phạm ở Úc, New Zeland, Canada … đã thành lập các cơ sở chuyên bồi dƣỡng giáo viên để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tại Pakistan, nhà nƣớc đã xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng về sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên và quy định trong thời gian 3 tháng cần bồi dƣỡng những nội dung gồm: giáo dục nghiệp vụ dạy học; Cơ sở tâm lý giáo viên; Phƣơng pháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xét HS…đối với đội ngũ giáo viên mới vào nghề chƣa quá 3 năm.

Ở Philippin, công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề không tiến hành tổ chức trong năm học mà tổ chức bồi dƣỡng thành từng

khóa học trong thời gian HS nghỉ hè. Hè thứ nhất bao gồm các nội dung môn học, nguyên tắc dạy học, tâm lý học và đánh giá giáo dục; Hè thứ hai gồm các môn về quan hệ con ngƣời, triết học giáo dục, nội dung và phƣơng pháp giáo dục; Hè thứ ba gồm nghiên cứu giáo dục, viết tài liệu trong giáo dục và Hè thứ tƣ gồm kiến thức nâng cao, kỹ năng nhận xét, vấn đề lập kế hoạch giảng dạy, viết tài liệu giảng dạy, viết sách giáo khoa, viết sách tham khảo.

Tại Nhật Bản, việc bồi dƣỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với ngƣời lao động sƣ phạm. Tùy theo thực tế của từng đơn vị, từng cá nhân mà cấp quản lý giáo dục đề ra các phƣơng thức bồi dƣỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định. Cụ thể là mỗi trƣờng cử từ 3 đến 5 giáo viên đƣợc đào tạo lại một lần theo chuyên môn mới và tập trung nhiều vào đổi mới phƣơng pháp dạy học. Đối với các trƣờng dạy nghề, giảng viên đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề tại các doanh nghiệp.

Tại Thái Lan, từ năm 1998 việc bồi dƣỡng giáo viên đƣợc tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp và thông tin tƣ vấn cho mọi ngƣời dân trong xã hội.

Tại Triều Tiên một trong những nƣớc có chính sách rất thiết thực về bồi dƣỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên. Tất cả giáo viên đều phải tham gia học tập đầy đủ các nội dung về chƣơng trình về nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Nhà nƣớc đã đƣa ra “Chƣơng trình bồi dƣỡng giáo viên mới” để bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên đƣợc thực hiện trong 10 năm và “Chƣơng trình trao đổi” để đƣa giáo viên đi tập huấn ở các doanh nghiệp.

Tại Liên Xô (cũ) các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục nhƣ: M.I.Kônđacốp, P.V. Khuđominxki…đã rất quan tâm tới việc nâng cao chất lƣợng dạy học thông qua các biện pháp quản lý có hiệu quả. Muốn nâng cao chất lƣợng dạy học phải có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, có kỹ năng nghề thành thạo. Họ cho rằng kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trƣờng

phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác quản lý bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý dạy ngề là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của nhà trƣờng (chủ thể quản lý) tới đối tƣợng quản lý (học sinh) nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Một trong những nội dung quan trọng của quản lý trƣờng CĐN là quản lý đội ngũ giảng viên dạy nghề. Để hoạt động của nhà trƣờng không tụt hậu, đáp ứng đƣợc mục tiêu của quá trình đào tạo, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động thì cần phải liên tục tiến hành các biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề.

Đội ngũ giảng viên các trƣờng CĐN có những đặc điểm riêng căn cứ vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực trình độ CĐN.

Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng CĐN bao gồm: Quản lý tuyển dụng giảng viên; quản lý đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên; quản lý sử dụng giảng viên; thực hiện chính sách đãi ngộ và thanh tra kiểm tra thƣờng xuyên để đảm bảo phát triển về số lƣợng và chất lƣợng; cân đối và phù hợp về cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ của giảng viên.

Các nội dung này có sự tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện, làm cho đội ngũ giảng viên trƣờng CĐN ngày càng phát triển đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ giảng dạy.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển giảng viên trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)