Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển giảng viên trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (Trang 75)

Kết hợp việc tham mƣu cho các cấp chính quyền để có chế độ, chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ giảng với việc động viên đội ngũ giảng viên phát huy tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp.

Công tác giáo dục không chỉ là nghề nghiệp giảng viên chọn lựa mà còn là công việc đem lại cho họ một vị trí xã hội nhất định, một sự đãi ngộ dành cho công sức, sự cống hiến của họ cho nghề nghiệp và cho xã hội. Do đó, việc phát triển đội ngũ giảng viên không chỉ quan tâm đến việc tạo điều kiện cho họ thực hiện nghĩa vụ công tác mà còn chăm lo đến quyền lợi, đến đời sống vật chất và tinh thần của họ. Giải quyết hài hoà hai mặt đó không chỉ động viên, khuyến khích giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà còn góp phần làm cho tổ chức ngày càng phát triển.

3.3.3.1. Mục tiêu:

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của giảng viên, tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi cho họ để động viên, khuyến khích họ gắn bó với công việc, với tổ chức, nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy cao độ công sức, tài năng,

kinh nghiệm, sáng kiến để thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao và mục tiêu của nhà trƣờng.

Mỗi giảng viên là một thành viên của tập thể nhà trƣờng, là một nhân tố quan trọng của đội ngũ giảng viên. Do đó, việc chăm lo thực hiện chế độ, chính sách động viên và đãi ngộ cho họ phải chú ý đến từng con ngƣời, từng cá nhân cụ thể. Ngƣời làm công tác quản lí giáo dục cần tìm hiểu, nắm bắt tâm tƣ, tình cảm, động cơ công tác, nhu cầu làm việc và hƣởng thụ, hoàn cảnh gia đình của họ để có cách thức tác động cụ thể và hiệu quả. Cần tôn trọng nhân cách mỗi giảng viên đồng thời hƣớng họ vào mục tiêu chung của tập thể để họ đồng cảm, tôn trọng đồng nghiệp và chia sẻ hoàn cảnh, nguyện vọng của các giảng viên khác trong nhà trƣờng. Mỗi giảng viên tự giác phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của mình sẽ góp phần làm cho tổ chức hoàn thành nhiệm vụ chung và khi tổ chức nhà trƣờng vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác thì sẽ có tác động tích cực trở lại đối với mỗi giảng viên. Mục tiêu của công tác này là đảm bảo sự hài hoà giữa việc động viên về tinh thần và chăm lo thiết thực về vật chất cho giảng viên.

3.3.3.2. Nội dung:

Khoa là nơi cụ thể hoá việc thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ, động viên về vật chất, tinh thần đối với giảng viên. Do đó, Nhà trƣờng cần chú ý phát huy vai trò các khoa trong việc thực hiện biện pháp này.

Những nội dung của biện pháp này là:

Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đãi ngộ hiện hành của Nhà nƣớc đối với ngƣời lao động về lƣơng, phụ cấp, về các chế độ đãi ngộ khác theo đặc thù nghề nghiệp dạy học. Tuỳ theo điều kiện của mỗi khoa, có biện pháp để có thể cải thiện và nâng cao thu nhập cho giảng viên, nâng cao mức sống của gia đình họ.

Thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ, khám, chữa bệnh, vệ sinh môi trƣờng, tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi,

tham quan du lịch để giảng viên có đủ sức khoẻ, thoải mái về thể chất và tinh thần, đảm đƣơng nhiệm vụ công tác lâu dài.

Thực hiện chế độ học tập, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng thƣờng xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ; tạo thuận lợi cho những giảng viên có nhu cầu và điều kiện học tập nâng cao.

Quan tâm chăm lo nâng cao cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học, giảng dục, điều kiện hoạt động xã hội của giảng viên.

Thực hiện việc xây dựng tập thể giảng viên đoàn kết, thân ái, tôn trọng và tạo điều kiện để phát huy quyền công dân, quyền của giảng viên trên lĩnh vực công tác. Đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai trong thi đua, khen thƣởng, kỉ luật, tránh tình trạng cào bằng trong đánh giá giảng viên, trong khen thƣởng và thực hiện đãi ngộ vật chất. Giải quyết hợp lí, hợp tình các vƣớng mắc giữa các giảng viên trong đội ngũ, xây dựng bầu không khí tập thể sƣ phạm lành mạnh, có tác dụng thúc đẩy cả tập thể cùng phát triển.

Phát huy tinh thần dân chủ trong công tác xây dựng đội ngũ của mỗi giảng viên, mục đích là để mỗi ngƣời ý thức đƣợc vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình trong tập thể, biến yêu cầu xây dựng tổ chức vững mạnh của nhà quản lí thành nhu cầu của mỗi thành viên; đề cao vai trò tự quản lí của mỗi giảng viên với tƣ cách là một nhà giáo, ngƣời tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục trên một lớp học, trong một trƣờng học. Phân công công các cho giảng viên cần chú ý đến cả điều kiện, hoàn cảnh gia đình và bản thân họ; có thể xem xét để giảng viên đƣợc chuyển đến nơi có điều kiện công tác tốt hơn theo yêu cầu công việc hoặc hoàn cảnh gia đình, nhu cầu hợp lí của cá nhân.

3.3.3.3. Cách thức tiến hành:

Nhà trƣờng kết hợp với các khoa, đơn vị triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hiện hành đối với nhà giảng; tham mƣu với các cấp lãnh đạo để có chế độ, chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ giảng viên.

Ban giám hiệu với chức năng quản lí trực tiếp các khoa cần chỉ đạo các khoa thực hiện đúng các văn bản hƣớng dẫn của nhà nƣớc về chính sách, chế độ đối với giảng viên. Chú ý đến việc thực hiện ở tất cả các khoa để đảm bảo công bằng xã hội trên bình diện chung cả về quyền và nghĩa vụ của mỗi giảng viên.

Tăng cƣờng các nguồn lực tài chính, đảm bảo điều kiện vật chất cho giảng viên bằng các biện pháp hợp tác, liên kết đào tạo, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo cho doanh nghiệp, nâng bậc kỹ năng,.. vừa tạo điều kiện để các giảng viên có điều kiện tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, vừa tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho giảng viên.

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện:

Ở cấp vĩ mô, Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội cần có các văn bản hƣớng dẫn về chế độ đãi ngộ đối với giảng viên, căn cứ vào các văn bản đó, Nhà trƣờng cụ thể hóa các chính sách về vật chất, tinh thần trong các văn bản quản lý nhà trƣờng của mình nhƣ quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ,..

Hàng năm, Trƣờng cần xây dựng kế hoạch kinh phí và đảm bảo nguồn kinh phí đầy đủ, kịp thời để các hoạt động giảng dạy diễn ra bình thƣờng, đảm bảo kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo đồng thời động viên thiết thực giảng viên.

Trƣờng, đặc biệt là các khoa phải quan tâm đến việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giảng viên, đảm bảo thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nƣớc đối với giảng viên một cách công bằng, thiết thực và khai thác các nguồn lực tài chính khác để động viên đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển giảng viên trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)