Hình thức xuất khẩu 1 Gia công xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 34)

2.4.3.1. Gia công xuất khẩu

Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Một vấn đề đáng lưu ý là giá trị gia công chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Hơn nữa, các hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên vật liệu đã khiến không ít các Doanh nghiệp may mặc lúng túng, bị động trong sản xuất kinh doanh. Những mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo vest chiếm tỷ lệ nhỏ và rất ít Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất các mặt hàng truyền thống của ngành dệt may.

Bảng 5: Trị giá hợp đồng gia công hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản qua các năm

ĐVT: Triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng doanh thu xuất khẩu 820 925 1200 Tổng giá trị hợp đồng gia công 706,84 754,8 939,6 Tỷ lệ (%) 86.2% 81.6% 78.3%

(Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam)

Hiện nay, trên 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật được thực hiện dưới hình thức gia công xuất khẩu. Trong những năm qua, gia công hàng xuất khẩu sang Nhật Bản phát huy được nhiều ưu điểm như hỗ trợ các Doanh nghiệp may các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đồng thời các Doanh nghiệp có điều kiện tiếp thu được những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, tổ chức, điều hành sản xuất của một quốc gia tiên tiến về khoa học công nghệ như Nhật Bản và quan trong hơn cả là đảm bảo cho các Doanh nghiệp may khả năng tiêu thụ hàng.

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng tổng giá trị các hợp đồng gia công có xu hướng giảm qua các năm từ 2008 đến 2010. Các Doanh nghiệp đã từng bước giảm tỷ

trọng các mặt hàng gia công trong tổng doanh thu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản từ 86.2% năm 2008 xuống còn 78.3% năm 2010. Một điểm hạn chế dễ nhận thấy trong gia công hàng xuất khẩu là giá gia công thường thấp, chiếm một phần rất thấp trong giá thành sản phẩm. Thứ đến là gia công xuất khẩu khiến các Doanh nghiệp không chủ động trong kinh doanh do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi nước ta vẫn chưa tự túc được nguồn phụ liệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 34)