Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 44)

- Về công nghệ:

Như ta đã biết năng lực và thiết bị công nghệ của ngành dệt may mới huy động được gần 40% công suất thiết bị nhưng hầu hết công nghệ lạc hậu và thiếu đồng bộ giữa các khâu, đặc biệt là các thiết bị dệt và nhuộm. Ngành chưa chủ động tiếp cận được trực tiếp với khách hàng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường thế giới (xuất khẩu sản phẩm qua đối tác trung gian). Công tác đầu tư nghiên cứu tạo mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ xuất khẩu gia công sang xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh.

- Về nguyên liệu:

Hầu hết các nguyên liệu phụ liệu phục vụ cho sản xuất ngành dệt may hiện nay đều phải nhập khẩu 70% giá trị sản phẩm dệt nằm ở nguyên liệu bông xơ, hoá chất, thuốc nhuộm. Nguồn nguyên liệu từ trong nước chất lượng kém và sản lượng thấp, chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu cho ngành dệt.

-Về chất lượng nguồn nhân lực:

Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chất lượng nguồn nhân lực của ngành dệt may còn nhiều bất cập, lực lượng lạo động ngành dệt may khá đông (trên 90 vạn người) nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc cao, giỏi còn ít. Số đông lao động có văn hoá thấp, tay nghề thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, kỹ thuật, khó nâng cao tay nghề, nămg suất lao động thấp, làm việc nhiều giờ... là những thực trạng được nêu lên tại hội thảo với chủ đề hợp tác đẩy mạnh đầu tư xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2005-2010.

-Về vốn:

Vốn cho đầu tư phát triển của ngành dệt may còn thiếu, đặc biệt ở các doanh nghiệp nhà nước. Hiện tượng đầu tư dàn trải, manh mún theo hướng tự cân đối, khép kín ở nhiều doanh nghiệp làm cho ngành dệt may ở tình trạng mất cân đối nghiệm trọng giữa các khâu trong sản xuất.

-Về chính sách đầu tư:

Chính sách đầu tư phát triển ngành dệt may chưa hợp lý: như quy định về thời hạn thu hồi vốn vay đầu tư cho phát triển ngành dệt từ 7-10 năm, ngành may từ 5-7 năm. Thực tế ở Việt Nam, đầu tư vào ngành dệt phải từ 12-15 năm, ngành may từ 10- 12 năm mới thu hồi được hết vốn. Các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng thường kéo dài nhưng chưa có cơ chế chính sách cụ thể thích hợp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư nhiều hơn vào ngành dệt may.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w