Từ phía các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 49)

Trong thời gian tới các Doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt tại các thị trường lớn, vì vậy vấn đề sống còn đối với các Doanh nghiệp hiện nay là phải tự vạch ra cho mình chiến lược sản xuất và xuất khẩu phù hợp với từng thị trường. Bên cạnh những giải pháp đã và đang thực hiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm như tăng năng suất lao động, kiểm soát chi phí, giảm giá thành, tăng cường hợp tác các chuỗi liên kết, đổi mới công tác tiếp thị sản phẩm, các Doanh nghiệp phải tự tìm ra được những “thị trường ngách”, “thị trường khe”, tận dụng lợi thế từ những đơn hàng nhỏ mà các đối thủ cạnh tranh không quan tâm đến. “Giành được nhiều đơn hàng nhỏ, nhưng có giá trị gia tăng lớn, ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu”.

Muốn tiếp cận thị trường này cần thực hiên trước hết các bước đánh giá và nghiên cứu thị trường mục tiêu, nghiên cứu cấu trúc thương mại và hệ thống phân phối, đánh giá khả năng tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế thách thức, xác định một chiến lược lựa chọn và chuẩn bọ ứng phó trong một môi trường kinh doanh có tính chất cạnh tranh cao.

3.2.1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu mở rộng thị trường

Đây là yếu tố mà các doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát. Các Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu mở rộng thị trường hoàn chỉnh, xác định năng lực và khả năng khai thác các nguồn lực bên ngoài để cân nhắc mức độ đầu tư cho công tác này nhằm tránh tình trạng đầu tư tràn lan, không tập trung hay đầu tư quá ít, hiệu quả đầu tư không cao.

Các Doanh nghiệp cần kết hợp công tác công tác nghiên cứu thị trường với công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm thông qua việc kết hợp tham gia hội chợ, triển lãm với nắm bắt thông tin về tình hình thực tế của thị trường.

3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của Công ty

Các Doanh nghiệp cần tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng và người tiêu dùng thông qua việc xúc tiến, quảng bá về sản phẩm và hình ảnh của Doanh nghiệp mình như:

- Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của Doanh nghiệp tới khách hàng.

- In ấn, xuất bản các catalogue về sản phẩm của Công ty với các hình ảnh độc đáo, mang tính thời trang và tạo ấn tượng đối với khách hàng.

- Thông qua văn phòng đại diện của Vinatex để giới thiệu về hình ảnh và sản phẩm của Công ty tới các đối tác Nhật Bản.

Về lâu dài các Doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Thương hiệu thường gắn với bản quyền về nhãn mác hàng hóa, hình ảnh, logo trên sản phẩm. Thương hiệu phải được xây dựng trên nền tảng chất lượng sản phẩm, mẫu mã và các dịch vụ hẫu mãi mà các Doanh nghiệp có thể cung cấp. Một trong những

Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

biện pháp hữu hiệu để xây dựng thương hiệu đó là quảng cáo. Hầu hết, các thương hiệu nổi tiếng thì chi phí quảng cáo của họ chiếm tỷ lệ khá lớn. Các Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo như qua báo chí, ấn phẩm, áp phích… hay quảng cáo qua trên truyền hình hoặc kết hợp nhiều phương tiện quảng cáo để giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của mình đến với người tiêu dung. Quảng cáo qua ấn phẩm, báo chí, áp phích… sẽ tốn ít chi phí hơn nhưng không đưa hình ảnh về sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh chóng và rộng rãi như quảng cáo qua truyền hình. Tuy nhiên, quảng cáo qua truyền hình rất tốn chi phí và tác dụng lưu giữ không tốt bằng qua báo chí, ấn phẩm… nên tùy thuộc vào nguồn kinh phí mà các Doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng cáo cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w