Giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 57)

- Vốn đầu tư phát triển

Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, ngành dệt may Việt Nam huy động vốn từ các thành phần kinh té trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu công ty), vay thương mại với điều kiện ràng buộc hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ.

- Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực

Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành dệt may Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may theo nguyên tắc phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Tóm lại, ngành dệt may Việt Nam đã đề ra bốn giải pháp lớn phải đồng bộ thực

để tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất từ khâu may đến khâu sản xuất vải và phụ liệu may, bông xơ sợi cho sản xuất vải; trong đó, đầu tư cho các nhà máy hiện đại may hàng Fob (xuất khẩu trực tiếp) ở trung tâm hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng mạng lưới may gia công ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Cùng với việc quy tụ các nhà máy mới vào cụm 10 cụm công nghiệp dệt là phát triển mạnh vùng bông ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị xây dựng mạng lưới bán buôn, bán lẻ trong cả nước và các đại diện thương mại quốc tế; áp dụng ngay phương thức kinh doanh mới như thương mại điện tử và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực.

Nhà nước có nhiều chương trình hỗ trợ các Doanh nghiệp thâm nhập thị trường Nhật Bản như: tích cực giúp các Doanh nghiệp nội địa nghiên cứu thị trường, đàm phán ký kết hợp đồng thương mại; Cục xúc tiến thương mại và các cơ quan quản lý nhà nước có các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợ triển lãm tại Nhật Bản, thành lập văn phòng đại diện… Đây là những biện pháp hỗ trợ từ bên ngoài mà các Doanh nghiệp xuất hàng sang Nhật Bản cần nắm để hưởng lợi.

Hiệp hội dệt may Việt Nam với vai trò trao đổi và cung cấp thông tin; tư vấn xúc tiến thương mại; thay mặt các hội viên khuyến nghị với Chính Phủ về những chính sách vĩ mô liên quan đến ngành đã và đang góm phần phát triển nền công nghiệp dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

KẾT LUẬN

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh.

Với những lợi thế riêng biệt của mình cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề đặt ra đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu may mặc Việt Nam là cần phải hoạch định cho mình những chiến lược kinh doanh hữu hiệu giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng kinh tế, chiến thắng trong cạnh tranh, chủ động hội nhập và đi lên trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 57)