Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 38)

sang thị trường Nhật Bản

2.5.1. Kết quả

Trong những năm qua, ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, nhiều năm liền đứng hàng thứ hai trong nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, uy tín, chất lượng sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới.

Nhật Bản là thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam, tuy là một thị trường đẳng cấp cao nhưng nhiều Doanh nghiệp dệt may đã làm ăn khá thành công với thị trường Nhật Bản. Các Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt – May Việt Nam như Dệt kim Đông Xuân, May Nhà Bè, May 10, Dệt – May Nam Định, Phong Phú… đã trở thành nhà cung cấp hàng dệt kim, hàng Veston, hàng sơ mi, khăn các loại… nhiều năm cho các Công ty thương mại Nhật Bản.

Theo thông kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua thị trường Nhật Bản đạt 850 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, các mặt hàng áo thun, áo mơ mi, đồ lót… đều tăng mạnh. Xuất khẩu dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ đầu tháng 7/2009 sẽ tạo thêm thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật. Theo đó, Doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu vải có xuất xứ từ Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% thay vì 5% đến 10% như trước đây. Việc có nguồn nguyên liệu hưởng thuế ưu đãi sẽ tạo điều kiện cho Doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá

Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

thành. Thêm nữa, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đánh giá cao tính ổn định cũng như trình độ tay nghề của công nhân Việt Nam.

Hiện tại, Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may, trong đó thị trường thời trang hàng ngày cho phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng thể thị trường quần áo và có giá trị khoảng 28 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường quần áo giá rẻ tại Nhật Bản của các Doanh nghiệp Việt Nam đã gân như không thể cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Nhưng mảng quần áo cao cấp hiện nay vẫn còn nhiều đất trống và đây chính là cơ hội tốt cho Việt Nam xây dựng thương hiệu và gia tăng xuất khẩu. Nhật Bản là một thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam, nhiều Doanh nghiệp dệt, may đã làm ăn khá thành công với thị trường Nhật Bản như: Dệt kim Đông Xuân, May Nhà Bè, May 10, Dệt may Nam Định, Phong Phú… Để giảm tỷ lệ gia công, tăng giá trị gia tăng của hàng may mặc xuất khẩu sang Nhật Bản, Doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực thiết kế thời trang, tăng cường sức cạnh tranh và phát triển bền vững kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản. Để tạo dựng thành công thương hiệu của mình, các Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người dân Nhật, nắm được xu hướng thời trang của người tiêu dùng Nhật, đồng thời hàng hóa cũng phải thể hiện được cá tính riêng.

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản những năm gần đây luôn tăng trưởng ở mức 9-10%, xuất khẩu dệt may sang Nhật trong năm 2009 tăng khoảng 18-20%, đạt từ 900 triệu đến 1 tỷ USD và năm 2010 con số này là 1,1 – 1,2 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 38)