Biện pháp 2: Tổ chức quy trình dạy học trực tuyến

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 90)

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Quy trình hóa, kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ các công việc trong quá trình tổ chức DHTT;

- Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và học viên khi tham gia hoạt động DHTT;

- Tạo sự nhất trí cao về nội dung công việc để thống nhất hành động.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Tổng hợp được danh sách học viên tham gia khóa học để khởi tạo thông tin học viên trên hệ thống DHTT,

- Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ dạy học trực tuyến; - Xây dựng kế hoạch DHTT;

- Tổ chức quản lý học tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

(1) Tổng hợp nhu cầu đào tạo

Tổng hợp danh sách học viên tham gia học tập trực tuyến. khởi tạo tài khoản cho học viên đăng nhập vào hệ thống DHTT.

(2) Kiểm tra đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy học trực tuyến

Cơ sở vật chất như máy vi tính, kết nối mạng Internet, địa điểm học, tài liệu v.v.. phục vụ cho quá trình học tập phải được kiểm tra đảm bảo trước khi khoá học diễn ra. Việc kiểm tra này phải được thực hiện sớm và chi tiết để tránh các thiếu sót không đáng có. Ví dụ kiểm tra đã đủ bộ máy tính tối thiểu cần có và hoạt động bình thường, các bộ máy tính có kết nối Internet, v.v..

81 (3) Xây dựng kế hoạch dạy học

Xây dựng kế hoạch DHTT có ý nghĩa rất quan trọng vì tính phức tạp của công tác tổ chức lớp học cũng như các yếu tố kỹ thuật có liên quan. Kế hoạch dạy học phải đề cập đến mục đích, yêu cầu, thời gian, đối tượng tham gia, hình thức tổ chức lớp học, nội dung học tập, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện hoàn thành khoá học, hình thức đánh giá kết quả học tập, nhiệm vụ tổ chức thực hiện của các bộ phận liên quan và kinh phí đảm bảo. Kế hoạch sau khi được cấp có lãnh đạo phê duyệt phải được phổ biến tới 100% cán bộ, giảng viên và học viên tham gia học tập trực tuyến.

(4) Tổ chức và quản lý học tập

Do khoảng cách về địa lý, việc tổ chức và quản lý lớp học cần sự hợp tác chặt chẽ giữa cán bộ quản lý lớp học “ảo” của nhà trường và cán bộ phụ trách đào tạo tại các khoa đào tạo.

Các nhiệm vụ cơ bản của cán bộ quản lý lớp học “ảo” của nhà trường gồm có giải đáp thắc mắc về nội dung kế hoạch học tập cho học viên, theo dõi, đôn đốc học viên tham gia và hoàn thành các Module học tập, kiểm soát các thông tin trao đổi giữa học viên và giảng viên, đảm bảo nắm được tình hình tham gia học.

Các nhiệm vụ cơ bản cán bộ phụ trách đào tạo tại các cơ sở: phối hợp với cán bộ quản lý lớp học để đảm bảo không có hiện tượng học hộ, thi hộ, thu thập và phản hồi các ý kiến đóng góp của học viên, gửi cho cán bộ quản lý lớp.

(5) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Với mỗi khoá học bắt buộc, học viên phải hoàn thành thứ tự từng Module học tập mới đủ điều kiện để làm bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập toàn khoá. Các bài kiểm tra kết thúc Module được xem là bài kiểm tra điều kiện và được thực hiện lần lượt, nghĩa là học viên phải hoàn thành bài kiểm tra của Module trước mới được phép chuyển sang học Module tiếp theo. Riêng bài kiểm tra cuối

82

khoá sẽ được tổ chức vào cùng một thời điểm đối với các học viên đủ điều kiện dưới sự giám sát của cán bộ coi thi.

Kết quả học tập của cả khóa học được thông báo tới khoa phụ trách học viên. Tổng kết, thi đua khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích triển khai DHTT.

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cƣờng triển khai đánh giá chƣơng trình DHTT

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá trung thực và chính xác nội chương trình DHTT giúp phát hiện sai sót, lệch lạc để điều chỉnh một cách kịp thời.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi và kết cấu đề thi đánh giá cuối khoá;

- Đánh giá hiệu quả của kênh hỗ trợ giải đáp thắc mắc, trao đổi giữa người học và người dạy hoặc giữa người học với người học;

- Tổng hợp, phân tích và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch triển khai DHTT; - Tổng kết, thi đua khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích triển khai DHTT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

Để công tác kiểm tra, đánh giá chương trình DHTT có hiệu lực thi hành thì ngay trong kế hoạch năm học của nhà trường cần có định hướng rõ ràng về công tác này để các đơn vị liên quan nắm được chủ trương và chuẩn bị tinh thần. (1) Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi. - Bài giảng điện tử phải được thiết kế chuyên nghiệp mang đậm phương pháp sư phạm bởi vì bài giảng sẽ thay cho việc đứng giảng trực tiếp trên lớp của giáo viên. Một bài giảng điện tử đạt chất lượng cao nếu nó giúp cho người học tự học và hiểu rõ nội dung của bài. Để đạt được điều này, ngoài yếu tố sư phạm, người

83

thiết kế và số hóa bài giảng còn cần đến khối óc sáng tạo và kỹ năng sử dụng phương tiện CNTT để tạo tính hấp dẫn, lôi cuốn người học. Theo chúng tôi, một số tiêu chí đánh giá một bài giảng điện tử có chất lượng bao gồm:

+ Nội dung bài giảng: Có mục tiêu bài dạy rõ ràng và đầy đủ; Bảo đảm tính chính xác, khoa học của nội dung bài giảng; Chuyển tải đầy đủ nội dung tiết học, làm nổi bật trọng tâm bài dạy; Hệ thống câu hỏi ôn luyện thể dễ hiểu bài hơn, kích thích tự học; Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, liên hệ tình huống thực tế.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng chuyên dụng; Ứng dụng tốt các phần mềm biên tập hiệu ứng âm thanh, hình ảnh trong bài giảng; Thống nhất về kiểu chữ, font chữ, màu sắc, hệ thống đề mục làm nổi bật nội dung bài giảng, thể hiện được đặc trưng môn học; Giao diện thân thiện người dùng, dễ tra cứu, di chuyển tới nội dung cần học, phù hợp với cấu hình máy tính phổ biến; Bài giảng chạy không mắc lỗi kỹ thuật.

+ Hệ thống câu hỏi ôn tập: Rà soát lại trí nhớ của người học về nội dung đã học; Hệ thống hoá kiến thức nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học; Kích thích người học động não nảy sinh ý tưởng mới.

- Ngân hàng câu hỏi và kết cấu đề thi là công cụ dùng để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức người học. Ngân hàng câu hỏi là tập hợp các câu hỏi của các nội dung học tập của môn học. Tuỳ theo mục đích kiểm tra, đánh giá mà ngân hàng câu hỏi có thể được tiết lộ hoàn toàn hoặc một phần trong đó có hoặc không có đáp án đi kèm. Kết cấu đề thi là khung nội dung môn học, bài học trong đó có danh mục các nội dung học tập sẽ được dùng để kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống ngân hàng câu hỏi liên quan. Một kết cấu đề thi đầy đủ cần có các thông tin về mảng nội dung kiến thức, tỷ lệ % câu hỏi giữa các nội dung, số lượng câu hỏi từng phần và cả đề thi, thời gian làm bài, thang điểm đánh giá và yêu cầu điểm đạt. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng ngân hàng câu hỏi và kết cấu đề thi:

84

+ Ngân hàng câu hỏi: Trả lời được mục tiêu bài dạy; Bao quát được đầy đủ nội dung dạy học; Rà soát lại trí nhớ của người học về nội dung đã học; Giúp người học hệ thống hoá kiến thức; Kích thích người học.

+ Kết cấu đề thi: Bao gồm các nội dung học tập trọng tâm; Đảm bảo tỷ lệ % giữa các nội dung dạy học phù hợp với trọng tâm bài dạy; Số lượng câu hỏi và thời gian làm bài vừa sức với học viên; Yêu cầu điểm đạt kích thích động lực phấn đấu học tập; Phân loại được mức độ hiểu biết v.v..

(2) Đánh giá hiệu quả của kênh hỗ trợ giải đáp thắc mắc, trao đổi giữa người học và người dạy hoặc giữa người học với người học.

Thiết lập diễn đàn trao đổi giữa người học và người dạy hoặc giữa người học với người học để cán bộ quản lý lớp học ảo theo dõi, tổng hợp, phân tích các câu hỏi được đặt ra đối với mỗi bài học, môn học và tỷ lệ các câu hỏi được giải đáp thoả mãn. Trường hợp có câu hỏi được đặt ra mà không được giải quyết kịp thời thì được xem như là kênh thông tin bị “nghẽn” và nếu một bài học hay môn học mà phát sinh rất nhiều câu hỏi thì cần đánh giá lại chất lượng của bài giảng. Một số tiêu chí đánh giá:

+ Số lượng câu hỏi phát sinh mong muốn

+ Số lượng câu hỏi phát sinh được giải đáp thoả mãn

+ Số lượng câu hỏi phát sinh không được giải đáp thoả mãn

+ Thời gian phản hồi trung bình giữa các lần trao đổi đối với một câu hỏi + Số lượng câu hỏi mang ý tưởng mới, mở rộng nội dung học tập v.v..

(3) Tổng hợp, phân tích kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch triển khai DHTT của các đơn vị liên quan.

Các đơn vị liên quan tổng hợp, để xây dựng báo cáo tổng thể về kết quả triển khai. Nhà trường sẽ phân tích, đối chiếu kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch nhằm đánh giá kết quả đạt được, những điểm còn tồn tại, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời cho những kế hoạch dạy học sau.

85

(4) Tổng kết, thi đua khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích triển khai DHTT Từ các kết quả thu thập được, đề xuất khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích triển khai DHTT nhằm khuyến khích và xây dựng môi trường HTTT. Hiện tại công tác này chưa được lãnh đạo nhà Trường quan tâm tới. Việc xét khen thưởng có thể dựa trên các tiêu chí như:

- Đơn vị quản lý cung cấp thông tin DHTT chính xác, đầy đủ và kịp thời nhất; - Đơn vị có 100% học viên đạt kết quả học tập ≥ 8 điểm;

- Giáo viên nhận được số câu hỏi và giải đáp thoả mãn nhiều nhất… Đây là hình Thức khen thưởng có tác dụng khuyến khích học tập và đồng thời tôn vinh, đề cao những tấm gương điển hình cho hoạt động DHTT.

3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Lưu trữ hồ sơ kết quả học tập của học viên một cách hệ thống; - Đảm bảo tra cứu, báo cáo hồ sơ học tập đầy đủ, đúng và chính xác; - Làm cơ sở để người học phấn đấu học tập;

- Làm cơ sở để đánh giá chất lượng học tập của học viên.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Một bộ hồ sơ học tập của học viên được lưu trữ cần có các nội dung sau: - Thông tin, tài khoản người dùng;

- Các môn học đã hoàn thành, các môn học chưa hoàn thành; - Kết quả học tập; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời lượng, thời điểm, số lần tham gia từng khoá học; - Trao đổi tương tác với giáo viên, học viên khác;

- Các bài thi, kiểm tra v.v..

- Xây dựng công cụ tra cứu, tìm kiếm

86

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

Trước tiên là xây dựng mẫu hồ sơ kết quả học tập của học viên bao gồm các mục nội dung ở mục 3.2.4.2 trong đó sắp xếp các mục nội dung này theo thứ tự ưu tiên nhất định. Sau đó tin học hoá mẫu hồ sơ này, đưa lên hệ thống phần mềm, tổ chức tạo nguồn dữ liệu của báo cáo, cho phép người dùng có quyền triết xuất báo cáo hồ sơ học tập của từng học viên. Định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần tiến hành sao lưu dữ liệu nhằm đảm bảo dữ liệu người dùng được an toàn sẵn sàng phục vụ tra cứu khi cần.

Đảm bảo tra cứu, báo cáo hồ sơ học tập đầy đủ, đúng và chính xác. Xây dựng công cụ tra cứu, tìm kiếm và xuất báo cáo cho từng học viên hoặc cho cả nhóm học viên theo các tiêu chí tuỳ biến. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, xác định chính xác nguồn dữ liệu cho mẫu báo cáo và tạo các truy vấn chính xác sẽ cho phép tra cứu và xuất báo cáo đầy đủ, đúng và chính xác.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sử dụng từng biện pháp phù hợp trong từng tình huống cụ thể và kết hợp hài hòa các biện pháp sẽ quản lý hiệu quả hoạt động DHTT tại Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

- Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và học viên về ý nghĩa của hoạt động dạy học trực tuyến” là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác, trong đó trọng tâm hướng tới người học, làm cho người học hiểu được lợi ích của ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và tạo sự thích thú, chủ động, tích cực học tập. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp nhận thức đúng và đầy đủ về DHTT, qua đó tạo sự nhất trí cao của toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên.

87

- Biện pháp 2: “Tổ chức quy trình dạy học trực tuyến” biện pháp này nhằm quy trình hóa, kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ các công việc trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến, đồng thời tạo sự nhất trí cao về các nội dung công việc để thống nhất hành động.

- Biện pháp 3: “Tăng cường triển khai đánh giá chương trình DHTT” đánh giá công tác xây dựng, biên soạn chương trình, lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là rất quan trọng vì vậy triển khai đánh giá chương trình DHTT là rất cần thiết. - Biện pháp 4: “Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên” hồ sơ học tập là kho dữ liệu tổng hợp về người học cần được lưu trữ nhằm phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng như tra cứu kết quả học tập, hơn nữa nó còn là hồ sơ nghề nghiệp, cơ sở đánh giá chất lượng lao động. Như vậy, để bảo đảm việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng DHTT của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội đạt hiệu quả cao cần triển khai đồng bộ các biện pháp trên.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội được đề xuất ở trên, chúng tôi đã lấy ý kiến đánh giá của 25 cán bộ quản lý tham gia vào triển khai DHTT tại các đơn vị trong nhà trường thông qua phiếu điều tra (theo Phụ lục 2), kết quả thu về: 25/25 phiếu.

Kết quả : Số phiếu phát ra : 20 phiếu Số phiếu thu về : 20 phiếu đạt Số phiếu không hợp lệ : 0 phiếu

88  Kết quả điều tra tính cần thiết các biện pháp

TT Các biện pháp đề xuất Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý nghĩa của hoạt động DHTT

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 90)