Phân tích kết quả điều tra và khảo sát thực trạng DHTT

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 79)

ĐHNN - ĐHQG Hà Nội

2.3.3.1. Đánh giá việc triển khai và quản lý DHTT tại Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội

Việc triển khai và quản lý hoạt động DHTT trong giai đoạn hiện nay tại Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội là rất quan trọng do nhu cầu đào tạo cần áp dụng hình thức này ngày càng mở rộng. Kết quả điều tra, khảo sát theo câu hỏi 1 với 8 ý trong phiếu điều tra cho thấy thấy sự hài lòng về vai trò, mức độ ảnh hưởng của DHTT tại Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ hài lòng về vai trò, mức độ ảnh hưởng của DHTT

Trung bình có 11% số người “Rất đồng ý” và 52,8% số người “Đồng ý” đã phản ánh việc triển khai hoạt động DHTT tại Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội được đánh giá cao, thể hiện vai trò DHTT tại Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội. Tuy nhiên kết quả điều tra cũng cho thấy tỷ lệ người được hỏi trả lời “Không có ý kiến gì”, “Không đồng ý” và “Phản đối” chiếm tổng tỷ lệ trung bình lên đến 36,2%, điều này cho thấy còn nhiều cán bộ, giảng viên và học viên chưa thực sự quan tâm đến vấn đề được hỏi hoặc không hiểu rõ vấn đề được hỏi hoặc chỉ đồng tình với câu hỏi ở một khía cạnh nào đó.

70

2.3.3.2. Đội ngũ biên soạn bài giảng điện tử

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ hài lòng về mục tiêu môn học, bài học

Có 81,2% người được hỏi đồng ý là các bải giảng trên hệ thống có mục tiêu rõ ràng, bên cạnh đó còn có 15.6% không có ý kiến gì và 3.2% không đồng ý. Mặc dù chỉ có 52,2% người được hỏi trả lời nội dung các bài giảng điện tử trên hệ thống phong phú và đa dạng, nhưng người học mới chỉ cho thấy khả năng tận dụng những bài giảng được cung cấp. Như vậy, với số lượng bài giảng ít ỏi nhưng nội dung bài giảng chưa chỉ rõ mục tiêu môn học, bài học rõ ràng trong khi nhu cầu còn rất đa dạng. Điều này cho thấy chất lượng của đội ngũ biên soạn bài giảng điện tử còn hạn chế.

2.3.3.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ

Chất lượng đường truyền internet cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình học tập trực tuyến, kết quả điều tra trên đã phản ảnh chất lượng đường truyền internet của trường ĐHNN – ĐHQG Hà Nội còn kém, có đến 28,5% học viên có ý kiến là tốc độ đường truyền internet chậm, 8,1% rất chậm, điều này cho thấy bộ phận quản lý cần có giải pháp nâng cao chất lượng đường truyền internet.

71

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ hài lòng về chất lượng đường truyền internet

Quá trình học tập trực tuyến người học đều phải sử dụng máy tính để truy cập vào khóa học, theo khảo sát trường ĐHNN có đến 6 phòng Lap tương ứng với 182 máy tính desktop những chỉ có 8% máy tính là hoạt động tốt, 54.8% bình thường, 24% kém, 2% không sử dụng được, tiêu chí này đã phản ánh thực trạng bộ phận quản lý phòng Lap còn yếu kém ảnh hưởng đến chất lượng học tập trực tuyến.

72

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ hài lòng về giao diện hệ thống

Kết quả khảo sát giao diện hệ thống học tập trực tuyến Trường ĐHNN cho thấy có 18% học viên hơi khó sử dụng, 8% khó sử dụng, vì vậy giao diện hệ thống cần nâng cấp sao cho hệ thống đơn giản, thân thiện hơn với người sử dụng

Biểu đồ 2.6: Bất cập khó khăn khi triển khai HTTT

Khi được hỏi về những bất cập hay khó khăn dưới đây khi triển khai học tập trên hệ thống học tập trực tuyến của trường ĐHNN thì có 55.4% do chất lượng đường truyền internet và do máy tính, 27.4% do nội dung thiết kế bài học không thân thiện, 17,2% không được hỗ trợ của cán bộ phục trách môn học. Tỷ lệ này đã phản ánh chất lượng học tập trực tuyến chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố công nghệ và yếu tố xây dựng nội dung khóa học.

73

2.3.3.4 Nhận thức của học viên về tham gia HTTT.

Có rất ít học viên dành được hơn 02 giờ để tham gia HTTT. Điều này cho thấy quỹ thời gian dành cho HTTT là không có nhiều, phần lớn là tận dụng lúc rảnh rỗi, có thể vì đặc thù của HTTT là học viên phải sử dụng máy tính nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thời lượng học tập hoặc do cảm giác không phải chịu áp lực học tập như thời gian học trên lớp.

Biểu đồ 2.7: Thời lượng dành cho HTTT

Hơn nữa, với câu hỏi “6. Trong quá trình học trực tuyến trên hệ thống, khi gặp vấn đề về nội dung bài học cần trợ giúp giải đáp…”, 90,7% người được hỏi định hướng tìm nguồn thông tin trợ giúp để giải quyết vấn đề, tuy nhiên vẫn còn có 9,3% tỏ ra buông xuôi và ít quan tâm đến việc giải quyết triệt để vấn đề khó khăn trong học tập.

74

88,1% số học viên được hỏi hưởng ứng với hình thức, phương pháp học tập trực tuyến, tuy nhiên vẫn còn đến 9,1% học viên tỏ ra không thích và 2,7% phản đối hình thức học tập này.

Biểu đồ 2.9: Hưởng ứng phương pháp DHTT

Tóm lại, từ các kết quả điều tra, khảo sát thu thập được, chúng tôi có được

những thông tin quan trọng về thực trạng triển khai và quản lý hoạt động DHTT tại Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội. Các kết quả điều tra sẽ giúp chúng tôi có những đánh giá khách quan và trung thực về thực trạng trên, thông qua đó chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động DHTT của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội.

75

Tiểu kết Chƣơng 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua khảo sát cơ sở hạ tầng và đánh giá thực trạng những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân của hoạt động DHTT và công tác quản lý hoạt động DHTT của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, chúng tôi có một số kết luận sau:

1) Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội đã triển khai DHTT được hơn 03 năm dựa trên hệ thống phần mềm quản lý học tập mã nguồn mở Moodle, được triển khai trong mạng nội bộ và mạng Internet. Tuy nhiên, các nội dung dạy học và hình thức triển khai còn khá đơn điệu.

2) Cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT&TT và hệ thống phần mềm DHTT cần được nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu mở rộng số người dùng.

3) Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội đã và đang áp dụng một số quy định, quy chế, chính sách liên quan đến hoạt động DHTT, tuy nhiên các văn bản trên còn chưa thống nhất, còn thiếu và chưa chặt chẽ, thông thường được áp dụng và điều chỉnh theo thực tế mà chưa thành một hệ thống nhất. Để khuyến khích mọi cán bộ, giảng viên và học viên cùng tiếp cận PPDH mới này nhà trường cần bổ sung thêm chính sách khen thưởng, động viên…

4) Nhận thức về DHTT của một bộ phận không nhỏ cán bộ, giảng viên và học viên còn chưa có sự đồng nhất, chưa thể hiện rõ trách nhiệm.

5) Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội chưa được đào tạo bài bản về phương pháp xây dựng bài giảng điện tử.

76

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải cụ thể hoá chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng, pháp luật của Nhà nước, và gắn liền với các hoạt động dạy học thực tiễn tại cơ sở đào tạo. Các hoạt động dạy học này phải phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục hiện nay, trong đó đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới phương pháp dạy và học là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Các biện pháp quản lý dạy học của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội được dựa trên thực trạng quản lý hoạt động DHTT nói riêng và hoạt động đào tạo nói chung và phải đảm bảo không gây ảnh hưởng tới các hoạt động dạy học hiện nay của nhà trường..

3.1.2. Tính đồng bộ

Đảm bảo tính đồng bộ trong DHTT là đảm bảo thực hiện các nội dung quản lý DHTT một cách xuyên suốt từ xây dựng cơ chế, chính sách, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá. Ngoài ra, việc đảm bảo tính đồng bộ này phải tạo ra một bước đột phá trong đổi mới và cải tiến PPDH với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, đồng bộ các yếu tố tác động như đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, các cơ sở vật chất phục vụ của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội để triển khai DHTT.

3.1.3. Tính khả thi

Tính khả thi đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý hoạt động DHTT của Trường Đại học Ngoại ngữ -

77

ĐHQG Hà Nội một cách thuận lợi, mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người quản lý. Để đạt được yêu cầu này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học thực hiện các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp đảm bảo tính khả thi nếu thu hút được sự tham gia đầy đủ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, và học viên trong DHTT nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Tính khả thi của các biện pháp đề xuất cần được tính đến các yếu tố như tính phù hợp, tính kịp thời, tính thực tiễn, dễ tiếp cận được, phù hợp giá trị pháp lý và năng lực của hệ thống CNTT&TT để thực hiện và hỗ trợ quá trình DHTT. Các biện pháp cũng phải được khảo nghiệm, có khả năng ứng dụng thực tiễn cao và có thể được điều chỉnh thực tế để ngày càng hoàn thiện hơn.

Ngoài việc đảm bảo tính thực tiễn, tính đồng bộ và tính khả thi, các biện pháp đề xuất đảm bảo tính phối hợp, tính mục tiêu và tính kế thừa.

3.2. Một số biện pháp quản lý dạy học trực tuyến

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và học viên về DHTT

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và học viên về vai trò, lợi ích, ý nghĩa của ứng dụng CNTT&TT trong dạy học trực tuyến, hiểu đúng bản chất DHTT như là một phương pháp học tập và tiếp cận tri thức mới phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của người học và nâng cao chất lượng đào tạo. - Tạo sự nhất trí cao của toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên, trên cơ sở đó đẩy mạnh việc triển khai DHTT tới các môn học khác phù hợp với hình thức đào tạo này. - Tạo sự hứng thú, chủ động và tích cực ở mỗi học viên khi tham gia học, trên cơ sở đó đẩy mạnh nội dung học tập và lôi cuốn học viên.

78

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Nhận thức có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động. Nhận thức là tiền đề, cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì hành động mới đúng. Chúng tôi chọn lựa và đề xuất biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và học viên về hoạt động dạy học trực tuyến” xem như là biện pháp có vị trí quan trọng hàng đầu và mang tính quyết định cho việc phát triển DHTT của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội.

- Những đơn vị tham gia hoạt động này cần phải quan tâm, hiểu rõ vai trò của CNTT&TT trong việc đổi mới phương pháp QLGD, đổi mới PPDH thì mới có thể thúc đẩy việc triển khai DHTT đạt hiệu quả cao. Nhận thức được các vấn đề đó, mỗi cán bộ quản lý, giảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là cấp quản lý cần có chiến lược phù hợp nhằm ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy. Người giảng viên cần vận dụng linh hoạt các PPDH có sử dụng thiết bị và CNTT. - Học viên là chủ thể rất quan trọng quyết định tới sự thành công trong việc triển khai hoạt động DHTT. Tổ chức truyền thông các chủ trương, chính sách, kế hoạch đào tạo của nhà Trường về việc DHTT là rất cần thiết, cần cụ thể hoá các chủ trương, chính sách bằng cách kế hoạch hành động, đồng thời xây dựng các quy định đánh giá ý thức tự giác, tự nguyện tham gia học tập.

- Việc trang bị và nâng cao nhận thức trong việc tiếp cận với CNTT&TT để phục vụ học tập, tự học, tự nghiên cứu của học viên cũng là một nội dung cần quan tâm. Bởi lẽ, người học chưa thấy sự hứng thú trong HTTT, một phần là do kỹ năng, hiểu biết về sử dụng thiết bị CNTT&TT hay sử dụng phần mềm bị hạn chế. Do vậy khi họ làm chủ được các thao tác thì sẽ nảy sinh mong muốn khám phá, nhận thấy sự cần thiết của việc chủ động, tự giác trong chiếm lĩnh tri thức, tận dụng tối đa những điều kiện hiện có để học tập, tìm kiếm những nguồn thông tin trên mạng Internet nhằm củng cố kiến thức và nâng cao trình độ.

79 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

- Tổ chức tuyên truyền hoặc cử cán bộ, giảng viên, tham gia các chương trình hội thảo, các lớp bồi dưỡng về ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục, về DHTT v.v.. nhằm nâng cao hiểu biết về triển khai và ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp quản lý, dạy học, sau đó các cán bộ giảng viên được tham gia sẽ về trường phổ biến những kiến thức, hiểu biết về DHTT cho giảng viên và cán bộ trong toàn trường.

- Tổ chức các buổi hội thảo, hướng dẫn triển khai các nghị quyết, chỉ thị, văn bản hướng dẫn ứng dụng CNTT&TT, quản lý việc ứng dụng CNTT&TT trong cơ sở đào tạo, các hình thức tổ chức DHTT.

- Mời chuyên gia, giảng viên về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm triển khai DHTT để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng thực tiễn. Nhà trường cần tổ chức rút kinh nghiệm triển khai một cách nghiêm túc nhằm điều chỉnh phù hợp các quy định cũng như kiểm điểm trách nhiệm tham gia tổ chức lớp học của các cá nhân, đơn vị liên quan.

- Tổ chức hướng dẫn cho toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên cách sử dụng, thao tác trên hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến.

- Xây dựng các đề tài nghiên cứu về dạy học trực tuyến Elearning và giao nhiệm vụ cho từng đơn vị hoặc cá nhân để tìm hiểu và đề xuất các biện pháp triển khai DHTT.

- Xây dựng và áp dụng các quy định, quy chế đánh giá ý thức tham gia học tập đối với học viên, trách nhiệm đôn đốc học tập của cán bộ phụ trách lớp.

80

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức quy trình dạy học trực tuyến

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Quy trình hóa, kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ các công việc trong quá trình tổ chức DHTT;

- Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và học viên khi tham gia hoạt động DHTT;

- Tạo sự nhất trí cao về nội dung công việc để thống nhất hành động.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Tổng hợp được danh sách học viên tham gia khóa học để khởi tạo thông tin học viên trên hệ thống DHTT,

- Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ dạy học trực tuyến; - Xây dựng kế hoạch DHTT;

- Tổ chức quản lý học tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 79)