Hiện nay, công tác quản lý DHTT tại Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội đang được các Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sâu sắc, các hoạt động quản lý DHTT đã được triển khai ngay từ những ngày đầu xây dựng phát triển dự án xây dựng hệ thống DHTT Elearning. Mục đích cơ bản của hoạt động DHTT của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội là đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện tối đa cho học viên, sinh viên học tập.
60
2.3.1.1 Thực trạng quản lý DHTT
(1) Quản lý đối tƣợng ngƣời học đầu vào/đầu ra
Lập kế hoạch
- Xác định tính toán được số lượng sinh viên tham gia, để định hướng chia ca học phù hợp với dung lượng người dùng hệ thống và kiểm soát được đối tượng đầu ra.
- Xác định các nguồn lực đảm bảo: đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật viên quản trị hệ thống sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các điều kiện đảm bảo như máy vi tính, cơ sở dữ liệu hệ thống v.v.. bộ phận quản lý đào tạo sẽ kiểm soát số lượng người học đã đăng ký và đã hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Tổ chức thực hiện
- Tổ chức phổ biến nội dung kế hoạch được phê duyệt, phân nhóm người học. - Kích hoạt tài khoản người dùng theo kế hoạch, kiểm soát số lượng người. - Hướng dẫn, trợ giúp người học sử dụng hệ thống HTTT.
- Cập nhật các thông tin liên quan đến người học.
- Phân tích kết quả học tập, tổng hợp đánh giá và xây dựng định hướng dạy học. - Lưu trữ và kiểm soát hồ sơ học tập.
- Quy hoạch người dùng để tối ưu hệ thống.
Chỉ đạo Đảm bảo 100% người học đầu vào hoàn thành nhiệm vụ học tập
Kiểm tra, giám sát
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý người học được tiến hành thường xuyên với các nội dung:
- Phân loại kết quả học tập theo quy định;
- Rà soát an ninh, bảo mật hệ thống nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, phản ánh đúng kết quả học tập, không có hiện tượng gian lận;
61
(2) Quản lý chƣơng trình dạy học
Lập kế hoạch
Để làm cơ sở triển khai xây dựng chương trình học, bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi, trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội xây dựng kế hoạch gồm các mục đích xây dựng chương trình học, chủ đề hoặc ngành, phân ngành, thành phần tham gia, hình thức thẩm định CTDH, thời gian hoàn thành, kinh phí thực hiện v.v... và gửi tới các bộ phận liên quan.
Tổ chức thực hiện
Thủ trưởng các bộ phận liên quan tới kế hoạch sẽ tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch theo tiến độ đề ra. Một số nội dung chỉ đạo:
- Thành lập đội ngũ cán bộ, giáo viên xây dựng chương trình học. - Xây dựng kế hoạch cá nhân chi tiết, tổ chức biên soạn.
- Thẩm định nội dung chương trình, chạy thử bài giảng điện tử trên hệ thống DHTT.
- Lấy ý kiến chuyên gia về chất lượng của chương trình và thực hiện thay đổi cần thiết.
- Đóng gói chương trình và bàn giao cho bộ phận kỹ thuật để đưa lên hệ thống học tập trực tuyến.
Chỉ đạo
Các chương trình học hoàn thiện đúng thời gian, tiến độ, đạt yêu cầu và được thẩm định chặt chẽ đảm bảo về mặt sư phạm, thẩm mỹ và khoa học, chạy thử chương trình trước khi đưa vào sử dụng.
Kiểm tra, giám sát
Sau khi CTDH được đưa vào triển khai, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội sẽ tổ chức lấy ý kiến đóng góp của người học, tổng hợp các ý kiến, đối chiếu với các mục tiêu đề ra. Ngoài ra, kết quả học tập theo CTDH này của tất cả người học tham gia sẽ được tổng hợp và phân tích để kiểm nghiệm CTDH có đúng đối tượng sử dụng, phù hợp với trình độ nhận thức của họ hay không. Nhờ các con số thống kê của hệ thống về thời gian học, thời lượng học, số người học hoàn thành nhiệm vụ học tập, Nhà trường sẽ xem xét điều chỉnh hợp lý chương trình học, thời gian học tập
62
(3) Quản lý tiến trình học tập Lập
kế hoạch
Do học tập tích lũy các môn học là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi học viên, các quy chế, chính sách được đưa ra rất cụ thể tại Quyết định số 924ĐT/ĐHNN, điều kiện được dự thi cuối khóa là học viên phải hoàn thiện hơn 70% thời gian đăng nhập và không có bài kiểm tra nào dưới 5 điểm.
Tổ chức thực hiện
- Dựa trên kế hoạch được ban hành, các bộ phận liên quan tổ chức thực hiện nghiệp vụ đảm bảo thời hạn, chất lượng công việc.
- Đảm bảo hệ thống an ninh bảo mật thông tin, an toàn hệ thống. Bộ phận kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ như: tính toán dung lượng hệ thống, khả năng chịu tải, khởi tạo tài khoản của thí sinh, tạo kho dữ liệu, bài học, bài kiểm tra…
Chỉ đạo Tổ chức lực lượng hỗ trợ, giám sát quá trình tham gia học nhằm đảm bảo
100% sinh viên, học viên nắm được kế hoạch và tham gia đầy đủ.
Kiểm tra, giám sát
Từ các kết quả tổng hợp số liệu cập nhật về thời lượng, thời điểm tham gia học tập, nhà trường đánh giá được mức độ tham gia của người học và trách nhiệm kết quả đôn đốc học tập của các cán bộ, giáo viên phụ trách học tập.
(4) Quản lý thi, kiểm tra đánh giá
Lập kế hoạch
Xây dựng kế hoạch tổ chức thi phải dựa trên quy chế thi và các quy định đã ban hành. Nội dung bản kế hoạch tác nghiệp bao gồm:
- Các căn cứ, mục đích, yêu cầu của kỳ thi/môn thi/nội dung thi. - Ngày, giờ thi, thời gian làm bài thi, thời gian thông báo kết quả. - Địa điểm tổ chức, đối tượng thi, danh sách tham gia.
- Nội dung thi, hình thức thi, hình thức đánh giá kết quả
63
phận coi thi; Bộ phận chấm thi, phúc khảo bài thi, thông báo kết quả; Bộ phận kỹ thuật quản lý hệ thống DHTT và kinh phí đảm bảo.
Tổ chức thực hiện
Việc tổ chức thi kiểm tra đánh giá đảm bảo đúng quy chế:
- Về đảm bảo đề thi: thực hiện theo quy trình xây dựng đề thi, hướng dẫn xây dựng ngân hàng câu hỏi, hướng dẫn xây dựng kết cấu đề thi.
- Về coi thi: thực hiện theo quy trình coi thi trên hệ thống DHTT, nội quy thi, các quy định xử phạt hội đồng thi, cán bộ coi thi, thí sinh.
- Về chấm thi, phúc khảo: Do hiện tại Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội chỉ khai thác chức năng thi trắc nghiệm đa lựa chọn do vậy sử dụng phương pháp chấm máy bằng phần mềm MrTest. Đối với những bài thi xin phúc khảo, được thực hiện bên ngoài hệ thống mà không có tác động kỹ thuật nào lên bài thi của thí sinh.
Chỉ đạo
Các hoạt động kiểm tra, đánh giá đều được thành lập hội đồng để giao nhiệm vụ, trong đó chủ tịch hội đồng là người chịu trách nhiệm cao nhất để chỉ đạo các thành viên thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi, đánh giá người học.
Kiểm tra, giám sát
Sau mỗi kỳ thi, nhà trường tổ chức rút kinh nghiệm từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức để kịp thời điều chỉnh cho những lần tổ chức sau. Nội dung đánh giá bám sát kế hoạch đề ra, chỉ rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân tham gia kế hoạch, đánh giá, phân tích kết quả tổ chức thi. Tuy nhiên, công tác đề xuất khen thưởng, kỷ luật không triển khai sau khi thi mà tổ chức vào dịp tổng kết năm.
64
Kết luận: Từ thực trạng quản lý DHTT tại Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG
Hà Nội được trình bày ở trên chúng tôi nhận thấy công tác quản lý đã và đang được thực hiện khá bài bản. Tuy nhiên, ý thức của một số cán bộ, giảng viên và học viên về DHTT còn hạn chế, chưa có một hệ thống các quy trình liên quan tới tổ chức DHTT và đánh giá kết quả dạy học và chưa có biện pháp lưu trữ hồ sơ học tập của người học một cách khoa học.
Ưu điểm:
- Thống nhất chỉ huy giữa các cấp, các đầu mối phụ trách đều nắm rõ chức trách, nhiệm vụ được giao về DHTT.
- Đã tổ chức được hệ thống các đầu mối đơn vị phụ trách hoạt động đào tạo để thành lập kênh trao đổi thông tin chỉ đạo nghiệp vụ, thông báo, báo cáo.
- Xây dựng được một số quy định, quy chế về tổ chức DHTT nhằm quản lý người học.
Nhược điểm:
- Chưa tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức DHTT nên chưa kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quá trình triển khai;
- Chưa xây dựng và triển khai quy trình xây dựng bài giảng điện tử; - Chưa xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả DHTT; - Chưa thực hiện quản lý hồ sơ học tập của từng học viên ;
- Chưa hệ thống hoá các biểu mẫu báo cáo;
- Chưa quy hoạch tài khoản người dùng, tài khoản quản trị các cấp.
- Nhận thức của một số cán bộ quản lý, học viên về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động DHTT còn hạn chế;
- Ý thức tham gia học tập của một bộ phận học viên còn xem thường, có biểu hiện quan tâm không đầy đủ tới trách nhiệm tự học của bản thân;
65