0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá ưu điểm – khuyết điểm của phương pháp DHTT

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 38 -38 )

1.3.2.1. Ưu điểm

a) Đối với nội dung học tập

- Hỗ trợ các đối tượng học theo yêu cầu, cá nhân hóa việc học. Nội dung học tập đã được phân chia thành các modul riêng biệt theo từng môn học. Điều này tạo ra

29

tính mềm dẻo cao hơn, giúp cho học viên có thể lựa chọn những môn học phù hợp với nhu cầu học tập của mình, sau đó sẽ tự tạo cho mình các kế hoạch học tập. - Nội dung môn học được cập nhật, phân phối dễ dàng, nhanh chóng. Sự phát triển nhanh chóng của trình độ kỹ thuật công nghệ, các chương trình đào tạo cần được thay đổi, cập nhật thường xuyên để phù hợp với thông tin, kiến thức của từng giai đoạn phát triển. Hiệu quả tiếp thu bài học của học viên được nâng lên vượt bậc vì học viên có thể học với những giáo viên tốt nhất, tài liệu mới nhất … b) Đối với học viên

- Hệ thống DHTT hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu tự lập nên học viên có thể chọn phương pháp học thích hợp cho riêng mình. Học viên có thể chủ động thay đổi tốc độ học cho phù hợp với bản thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Bên cạnh đó, khả năng tương tác, trao đổi với nhiều người khác cũng giúp việc học tập có hiệu quả hơn.

c) Đối với giáo viên

- DHTT cho phép dữ liệu được tự động lưu lại trên máy chủ. Giảng viên có thể đánh giá các học viên thông qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra và thời gian trả lời những câu hỏi đó.

- Giảng viên chỉ cần xây dựng nội dung bài giảng một lần và có thể sử dụng trong nhiều năm. Thời gian lên lớp giảm tối đa , trung bình 4-5 buổi cho một môn học. Thời gian còn lại sẽ lên diễn đàn theo dõi và hướng dẫn cho học viên. d) Đối với việc đào tạo nói chung

- DHTT giúp giảm chi phí học tập. Bằng việc sử dụng các giải pháp học tập qua mạng, các tổ chức (trường học, trung tâm đào tạo…) có thể giảm được các chi phí học tập như tiền lương phải trả cho giảng viên, tiền thuê phòng học...Học tập qua mạng không mất nhiều thời gian, công sức đi lại, tổ chức lớp học… , góp phần tăng hiệu quả công việc. Thêm vào đó, giá cả các thiết bị công nghệ thông

30

tin hiện nay cũng tương đối thấp, việc trang bị những chiếc máy tính có thể truy cập vào Internet với các phần mềm trình duyệt miễn phí để thực hiện việc học tập qua mạng là điều hết sức dễ dàng.

- Hỗ trợ triển khai đào tạo từ xa. Giáo viên và học viên có thể truy cập vào khóa học ở bất cứ chỗ nào, trong bất cứ thời điểm chỉ cần có máy tính có thể kết nối Internet.

1.3.2.2. Khuyết điểm

DHTT đang là một xu hướng phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới. Việc triển khai hệ thống DHTT cần có những nỗ lực và chi phí lớn, mặt khác nó cũng có những rủi ro nhất định do phụ thuộc vào CNTT&TT.

Do đã quen với phương pháp học tập truyền thống nên học viên giáo viên sẽ gặp một số khó khăn về cách học tập và giảng dạy. Ngoài ra họ còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới.

Bởi vì đào tạo từ xa là môi trường học tập phân tán nên mối liên hệ gặp gỡ giữa giảng viên và học viên bị hạn chế cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của học viên. Do đó, học viên cần phải tập trung, cố gắng nỗ lực hết mình khi tham gia khóa học để kết quả học tập tốt

Mặt khác, DHTT được tổ chức cho đông đảo học viên tham gia, có thể thuộc nhiều vùng quốc gia, khu vực trên thế giới nên mỗi học viên có thể gặp khó khăn về các vấn đề yêu tố tâm lý, văn hóa.

Giảng viên phải mất rất nhiều thời gian và công sức để soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy, tham khảo cho phù hợp với phương thức DHTT.

31

1.3.3 So sánh phƣơng pháp học tập truyền thống với phƣơng pháp DHTT:

1.3.3.1 phương pháp học tập truyền thống

Với phương pháp học tập truyền thống, công việc dạy và học hoàn toàn phụ thuộc vào việc giảng dạy trực tiếp từ thầy tới trò. Với hình thức học tập này, nội dung giảng dạy là những kiến thức cơ sở hoặc có trong sách vở do thầy cô truyền đạt hoặc lấy từ kinh nghiệm bản thân. Phương pháp dạy học ở đây tập trung hoàn toàn vào giảng viên, người dạy trở thành trung tâm trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh. Như vậy để kiểm tra mức độ hiểu biết của học trò thì thầy phải trực tiếp hỏi bài và trao đổi với học trò một cách trực tiếp.

Việc quản lý lớp học cũng là do người thầy đảm nhiệm trực tiếp, tất cả mọi hoạt động có liên quan đến lớp học đều do thầy chủ trì. Do vậy phương pháp học tập của học sinh cũng hết sức thụ động, học sinh nghe giảng bài và làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Khi việc học tập có sự thay đổi như thay đổi nội dung học tập, thay đổi đối tượng giảng dạy, người giảng viên phải tìm tòi, nghiên cứu ra nhiều phương pháp dạy học tích cực. Với phương pháp này, người thầy không đơn thuần chỉ truyền đạt kiến thức theo kiểu truyền thống mà còn thay đổi phương pháp giảng dạy, theo hướng gợi mở, đặt ra các câu hỏi gợi ý các vấn đề trong bài giảng, để học sinh tra lời các câu hỏi gợi mở này. Từ dó sẽ lôi cuốn học sinh tham gia học tập một cách chủ động để làm cho lớp học sinh động hoạt náo hơn. Như vậy sẽ tạo cho học sinh tâm lý thoải mái, có thể hiểu bài ngay tại lớp học.

Một phương pháp khác của kiểu học này là, người thầy sẽ chia lớp học ra từ nhóm, làm như vậy sẽ có thể phân hóa học sinh: nhóm giỏi, khá, trung bình … Từ đây sẽ có cách giảng dạy và độ khó của bài học và bài tập phù hợp với trình độ lĩnh hội của từng nhóm. Thêm vào đó, việc học tập bao gồm những buổi thảo luận mà người thầy chỉ ở vai trò là giám sát, hướng dẫn để tự học sinh thảo luận các vấn đề với nhau.

32

Hiện nay, ở Việt Nam dạy và học vẫn còn theo phương thức truyền thống là chủ yếu, việc dạy theo quy định, việc học bị lệ thuộc vào việc dạy khi người thầy là đối tượng duy nhất truyền đạt tri thức. Học sinh học một cách thụ động. Mặc dù có sự nâng cao kiến thức xã hội từ việc học hướng ngoại nhưng phần lớn học viên ra trường đều phải đào tạo lại hoặc bổ sung kiến thức, vì kiến thức thu được hầu như chỉ là kiến thức trong sách vở và thiếu tính thực tế. Trong quá trình học tập, học viên ít được đưa ra ý kiến của mình về việc giảng dạy của thầy giáo, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập, thầy giáo thì không biết học sinh của mình muốn học theo hình thức nào còn học viên thì không hài lòng với phương pháp giảng dạy của thầy.

1.3.3.2. Phương pháp DHTT

Sự ra đời của phương pháp DHTT đã khắc phục được những hạn chế trên . Với phương pháp học tập này, học viên chỉ cần ngồi trước máy tính tự thao tác học tập, thực hành và làm bài tập theo ý muốn, việc tổ chức quản lý học tập đều do học viên tự điều chỉnh và thao tác. Với các tính năng ưu việt, DHTT ngày càng được biết đến và được sử dụng như là một công cụ trợ giảng đắc lực nhất.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, hệ thống DHTT chưa được triển khai rộng lớn, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập qua hình thức đào tạo từ xa, mọi cố gắng thường được xem như là các cuộc thử nghiệm, dò tìm hơn là khai thác triệt để. Muốn mở rộng hệ thống DHTT, cần phải có sự thay đổi dần quan niệm học tập theo phương pháp dạy và học truyền thống và cần phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức. Nếu làm được như vậy, trong tương lai chắc chắn DHTT sẽ được sử dụng trong việc giảng dạy và học tập theo đúng nghĩa của nó.

33

1.3.3.3. Khả năng thay thế lẫn nhau của hai PPDH

Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và nhược điểm. Như phân tích ở trên, DHTT có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với dạy học truyền thống nhưng hai phương pháp này không hoàn toàn thay thế hay phủ định nhau mà hỗ trợ, bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng của PPDH bởi một số lý do sau:

PPDH truyền thống phổ biến và phù hợp với tất cả người học. Người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với giảng viên. Đối với những học viên không tự giác, ít chủ động học tập thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động đến họ khi được học trực tiếp với giảng viên trên lớp và tiếp xúc với bạn học. Trong khi đó, phương pháp DHTT rất hạn chế về mối quan hệ tương tác trực tiếp giữa giảng viên và học viên, đòi hỏi học viên phải thực sự có nhu cầu và tự giác học cao.

Xét về nội dung học, không phải bất kỳ nội dung học nào cũng dễ dàng được biên soạn thành bài giảng điện tử. Nhiều môn học, ngành học có phần nội dung mang tính thực hành cao, tính thực tế cao nên khó có thể dùng áp dụng phương pháp DHTT để giảng dạy được, ví dụ: các ngành liên quan đến chế tạo, ngành y khoa, hội hoạ v.v...

Phương pháp DHTT hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn PPDH truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp linh hoạt với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất cho QTDH.

1.3.4. Vai trò của dạy học trực tuyến

Dạy học trực tuyến ngày càng trở nên quan trọng và đang dần làm thay đổi mô hình học tập, cách thức tiếp cận tri thức của nhiều đối tượng tiềm năng như học sinh, sinh viên, viên chức nhà nước... trong giai đoạn hiện nay. Nó đang làm cho việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục hơn. Một số vai trò của DHTT có thể được kể ra như:

34

1.3.4.1. Môi trường dạy học mọi lúc mọi nơi

DHTT cung cấp kiến thức rất linh hoạt về thời gian và địa điểm cho cả người học và người dạy. Họ có thể tham gia QTDH vào bất kỳ thời điểm nào trong khung thời gian của khoá học và hoàn toàn chủ động sắp xếp thời gian học tập, giảng dạy của mình. Người học và người dạy cũng chủ động lựa chọn địa điểm, sử dụng thiết bị kỹ thuật được kết nối với hệ thống HTTT giống như người dùng truy cập mạng Internet, tạo cơ hội cho những người vì một lý do nào đó không thể theo học các lớp học truyền thống. Người học có thể học tập bất kỳ khi nào và người dạy có thể theo dõi tiến trình học tập, trao đổi hỏi đáp của người học bất kỳ thời gian nào miễn là có máy tính kết nối hệ thống. Do tính linh hoạt này, người học không phải đi những quãng đường dài để theo học tại những địa điểm nhất định, hay phải lên lớp đúng giờ. Như vậy DHTT đã xóa nhòa các ranh giới địa lý, ràng buộc thời gian để mang giáo dục đến với mọi người.

1.3.4.2. Môi trường dạy học đa phương tiện

Xét về mặt nội dung của hoạt động DHTT, bài giảng có thể bao gồm văn bản, đồ hoạ, âm thanh, video và một số dạng tương tác khác. Thông thường các bài giảng được biên soạn trên các công cụ phần mềm theo chuẩn SCORM sẽ được lồng ghép các kỹ sảo về âm thanh, hình ảnh v.v.. để làm bài học trở nên sinh động và lôi cuốn. Đối với PPDH truyền thống, người dạy cũng chỉ vận dụng công cụ phần mềm thông dụng như Microsoft PowerPoint để hỗ trợ giảng dạy.

Đối với phương pháp DHTT, tất cả các đa phương tiện trên có thể được tích hợp và mô phỏng đồng thời khi bài giảng được đóng gói và xuất bản. Phương pháp này cho phép mô phỏng các tình huống thực tế trong đời sống, các bài tập thí nghiệm v.v.. thay vì phải ra thực địa để thí nghiệm trước khi có các hình ảnh minh hoạ. Như vậy người học có thể truy cập tới rất nhiều nguồn tài nguyên ứng dụng đa phương tiện để phục vụ cho quá trình học tập.

35

1.3.4.3. Người học chủ động học tập

Xưa nay, người học qua nhiều thế hệ vốn đã rất quen thuộc với PPDH giáp mặt, trong đó vai trò chủ động của người học còn rất lu mờ. DHTT ra đời đã và đang khiến cho việc học tập thụ động bị lấn át. Người học dần dần phải nâng cao trách nhiệm học tập, chủ động tìm tòi, khám phá tri thức. Thứ nhất, người học chủ động nơi học và cách học. Người học không nhất thiết phải đến tập trung trong các lớp học để nghe thầy giảng theo kiểu đọc và chép, mà có thể ở tại nhà học và đơn giản hoá cách ghi chép để tập trung vào sự tương tác, học lý thuyết kết hợp với thực hành ảo. Thứ hai, người học có thể sắp xếp, lựa chọn thời gian học tập. Người học đồng thời vừa học, vừa làm, tranh thủ thời gian dỗi để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Thứ ba, người học chủ động kiểm soát lộ trình học tập của bản thân. Người học dễ dàng nắm được toàn bộ nội dung chương trình khoá học, các học phần cần phải hoàn thành, đã hoàn thành để có định hướng học tập tiếp theo.

1.4. Quản lý DHTT tại các cở sở đào tạo

1.4.1. Đặc điểm của quản lý dạy học trực tuyến

Quản lý DHTT có một số đặc điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất là quản lý dựa trên các trang thiết bị và công nghệ kỹ thuật. Như đã đề cập ở trên, DHTT dựa trên các trang thiết bị CNTT&TT do vậy để quản lý được hoạt động này cũng cần phải dựa trên các phương tiện kỹ thuật đó.

Thứ hai là quản lý theo phân quyền truy cập hệ thống. Nhờ các chức năng phân quyền người dùng trên hệ thống, các tài khoản quản trị có quyền phân quyền, giám sát các hoạt động và cắt quyền của tài khoản người dùng. Về mặt quản lý nội dung một khoá học bất kỳ trên hệ thống, tài khoản quản trị hoàn toàn có thể “Thêm”, “Sửa”, “Xoá”, “Cập nhật” các dữ liệu liên quan đến người học, bài giảng, câu hỏi, đề thi, biểu mẫu báo cáo v.v..

36

Thứ ba là quản lý theo thời gian thực. Mọi thao tác trên hệ thống đều được ghi lại và phản ánh theo thời gian của đồng hồ hệ thống. Tuỳ theo phân quyền mà mỗi tài khoản người dùng có quyền kiểm tra, theo dõi lịch sử thao tác trên hệ thống.

1.4.2. Nội dung quản lý dạy học trực tuyến

Ở nước ta, quản lý DHTT là một nội dung quản lý còn khá mới mẻ trong quản lý ở nhà trường nói chung và ở các cơ sở có triển khai DHTT nói riêng. Nhiều cơ sở đào tạo, doanh nghiệp đã triển khai DHTT nhưng chỉ coi là hình thức đào tạo bổ trợ, rất ít cơ sở đào tạo coi DHTT là hoạt động chính và được phép cấp văn bằng. Có lẽ hiện tại chưa có một quy định hay hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về DHTT cho các cơ sở đào tạo trong nước thực hiện. Theo chúng tôi, quản lý hoạt động DHTT cũng như các hoạt động quản lý khác trong nhà trường bao gồm bốn chức năng cơ bản Lập kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo và Kiểm tra, giám sát gắn liền với bốn nội dung sau :

(1) Quản lý đối tượng người học đầu vào/đầu ra (2) Quản lý chương trình dạy học

(3) Quản lý tiến trình học tập (4) Quản lý thi, kiểm tra đánh giá

(1) Quản lý đối tƣợng ngƣời học đầu vào/đầu ra

Lập kế hoạch: Công tác lập kế hoạch cần chỉ rõ mục tiêu, mục đích của việc

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 38 -38 )

×