0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Dạy học trực tuyến

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 32 -32 )

1.2.5.1. Định nghĩa

E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.

23

dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, CD, video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…

Hình 1.3:. Mô hình dạy học trực tuyến E-learning

- Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện.

- Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia,…

- Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet,..

- Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, Forum trên mạng,…

Tóm lại E-learning được hiểu một cách chung nhất là quá trình học thông qua mạng Internet và công nghệ Web.

24

“Học tập trực tuyến” theo Website Từ điển Bách khoa toàn thư (Wikipedia): “Học tập trực tuyến (E-Learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học viên học trực tuyến từ xa.

Một số khái niệm khác liên quan đến dạy học trực tuyến như sau:

“Giáo dục từ xa” theo định nghĩa của nhiều học giả trên thế giới thì “Giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian, thời gian”.

“Đào tạo từ xa” là hoạt động dạy học diễn ra gián tiếp, trong đó: (1) Người dạy và người học cách xa nhau về không gian.

(2) Nội dung dạy học được phân phối tới người học chủ yếu thông qua các hình thức thể hiện gián tiếp như văn bản, âm thanh, hình ảnh.

(3) Sự liên hệ, tương tác giữa người dạy và người học (nếu có) trong QTDH có thể được thực hiện đồng thời hoặc không đồng thời. Trường hợp có sự tương tác theo thời gian thực giữa người dạy và người học thường được gọi là đào tạo từ xa trực tuyến. Ví dụ như cầu truyền hình, hội nghị truyền hình, chat, Webcam.

“Học tập trực tuyến” là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học viên học trực tuyến từ xa. Hoặc giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền internet… [Wikipedia]

“Hệ thống quản lý học tập” là một phân hệ thuộc hệ thống học tập điện tử có chức năng quản lý học liệu và người học. Hệ thống này hỗ trợ sắp xếp, tổ chức và quản lý học tập, ví dụ như hỗ trợ đăng ký học, đưa ra danh sách các khóa học, lịch học, quản lý học viên.

25

“Hệ thống quản lý nội dung học tập” là hệ thống dùng để tạo, lưu trữ, tổng hợp và phân phối nội dung học tập, quản lý việc chỉnh sửa trong cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho người dùng truy vấn và dùng lại thông tin.

“Hệ thống hội nghị truyền hình” là hình thức trao đổi trực tuyến 2 chiều hoặc đa chiều bằng hình ảnh và âm thanh thông qua thiết bị CNTT&TT.

“Lớp học ảo/phòng học ảo” là môi trường mô phỏng lớp học truyền thống nhờ ứng dụng CNTT&TT.

“Sách điện tử” là tài liệu được số hóa thành các định dạng điện tử có thể đọc trên màn hình máy tính (có thể là các định dạng doc, html, pdf,...).

Bài giảng điện tử” là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu bài giảng điện tử là những tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh, chẳng hạn tệp PowerPoint.

Giáo án điện tử” là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được số hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học.

1.2.5.2. Mô hình chức năng cơ bản

Hệ thống quản lý học tập như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, nghĩa là Hệ thống này quản lý các quá trình học tập.

26

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kết hợp giữa Hệ thống quản lý học tập và Hệ thống quản lý nội dung học tập (Nguồn: Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG)

Mô hình chức năng ở trên cho thấy cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên môi trường E-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng.

Hệ thống quản lý nội dung học tập là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. Hệ thống quản lý nội dung học tập quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập. Từ mô hình chức năng, có thể mô hình hoá kiến trúc của hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa Hệ thống quản lý học tập và Hệ thống quản lý nội dung học tập cũng như với các hệ thống khác trong môi trường đào tạo qua mạng Internet. Việc phát triển hệ thống E-learning trên nền Web cho thấy khả năng ứng dụng của CNTT&TT vào giáo dục và đào tạo.

27

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kiến trúc cơ bản của hệ thống dạy học trực tuyến

Hệ thống E-Learning sẽ được tích hợp vào trang Web của trường. Nó sẽ phải tương tác tốt với các hệ thống khác có thể có của nhà trường như hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý giáo viên, lịch học...

Hệ thống quản lý học tập được xem là thành phần rất quan trọng của hệ thống, gồm có nhiều Module khác nhau giúp cho quá trình học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của đa phương tiện trên mạng Internet như:

+ Module Video và Audio: truyền tải hình ảnh và âm thanh trong QTDH của giáo viên dựa trên các phần mềm hỗ trợ.

+ Module Diễn đàn: để trao đổi ý kiến giữa các thành viên của một lớp hoặc giáo viên đưa câu hỏi lên diễn đàn và yêu cầu các học viên trả lời.

+ Module Khảo sát: để tiếp nhận ý kiến của người dùng. + Module Kiểm tra: để kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.

+ Module Chat trực tuyến: cổng giao tiếp trực tuyến giữa người dạy và người học. + Module Ảnh động (Flash): lưu trữ các bài giảng, đoạn phim dưới dạng hình ảnh động theo diễn tiến của QTDH.

28

1.2.5.3. Mối quan hệ giữa dạy và học trong DHTT

Theo PPDH truyền thống, người thầy (dạy) đóng vai trò trung tâm của QTDH, trong khi đó người học trò (học) tập trung lắng nghe bài giảng của người thầy. Trong DHTT, mối quan hệ giữa dạy và học của người thầy và người học trò trở nên bình đẳng hơn, vai trò của người học được khẳng định nhiều hơn, tuy nhiên vai trò của người thầy không bị triệt tiêu mà nâng lên một tầm cao mới là vai trò chủ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 32 -32 )

×