0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thực trạng triển khai dạy học trực tuyến

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 60 -60 )

Đến nay, một giải pháp cơ bản về DHTT đã được Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội triển khai trong nhiều năm qua đó là sử dụng DHTT dựa trên nền tảng Web/Internet. Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm đào tạo bằng công nghệ Web/Internet từ năm 2009. Tuy nhiên chỉ mang tính bổ trợ cho hoạt động đào tạo, cụ thể hệ thống DHTT chỉ là môi trường cung cấp nguồn tài liệu, ngân hàng câu hỏi và phục vụ cho số ít học viên.

51

Từ cuối năm 2010 đến nay, do nhu cầu cần đào tạo của nhà trường tăng mạnh nên đã đòi hỏi cần có chiến lược phát triển hệ thống DHTT mang tính bền vững. Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội đã bước đầu triển khai các khoá đào tạo trên hệ thống DHTT và nhận được sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cán bộ, giảng viên. Đây được xem là một bước ngoặt lớn trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội.

2.2.2.1. Những điểm mạnh

a) Các lãnh đạo đã định hướng triển khai hình thức DHTT rõ ràng.

Trong bối cảnh số lượng học viên ngày càng tăng mà cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên không thay đổi, Ban giám hiệu nhà trường đã quyết tâm trong việc triển khai xây dựng hệ thống Elearning dựa trên nền tảng công nghệ truyền thông internet, phương án được lựa chọn là xây dựng hệ thống E-learning dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle. Moodle là một hệ thống quản lý học tập - Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment.

Sau hơn 03 năm triển khai đầu tư mở rộng, hiện nay hệ thống có thể đáp ứng tốt 500 user hoạt động đồng thời. Ngoài năng lực của hệ thống phần mềm, các thiết bị phần cứng như máy chủ, đường truyền, máy trạm phục vụ tốt cho DHTT. Nhờ định hướng đúng đắn này mà huy động được lực lượng khai thác triệt để năng lực của hệ thống, tận dụng tài sản sẵn có của các cơ quan, đơn vị và tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí.

b) Đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia triển khai DHTT có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại.

Từ năm 1996 Trường đã thành lập trung tâm Công nghệ thông tin trực thuộc, với đội ngũ cán bộ trẻ, có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng

52

CNTT trong giảng dạy, với 6 kỹ sư CNTT, 6 cán bộ nghiên cứu kết hợp với nhóm giảng viên của các khoa chuyên ngành thành đội ngũ xây dựng hệ thống DHTT.

Sau hơn 3 năm, đội ngũ trên đã xây dựng và triển khai được 120 bài giảng điện tử, thuộc các chương trình, môn học sau:

+ Chương trình English 10, 11,12

+ Chương trình Shaping the way we tearch English + Chương trình ứng dụng CNTT trong giảng dạy + Chương trình tin học cơ sở

+ Chương trình Tâm lý học đại cương + Chương trình nghiệp vụ sư phạm

+ Và một số chương trình khác như luyện kỹ năng nghe, nói tiếng Anh v.v.. c) Giảng viên và sinh viên tích cực tham gia.

Phương pháp này đã và đang được đông đảo giảng viên và sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội hưởng ứng tham gia. Hệ thống giảng dạy trực tuyến giúp giảm thời gian giảng dạy trực tiếp trên lớp, tiết kiệm được chi phí, giảm tải về phòng học. Hệ thống bài giảng điện tử sẽ được tích hợp trên hệ thống giúp tất cả các sinh viên có thể tiếp cận được nguồn kiến thức.

Hệ thống dạy học trực tuyến cung cấp thông tin, tài liệu đến toàn thể sinh viên nhanh nhất, đồng đều nhất và giải đáp nhanh nhất mọi thắc mắc của sinh viên, tăng cường trao đổi giữa giáo viên và sinh viên. Tổ chức học trực tuyến tạo điều kiện cho việc đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên có thể chủ động tự học.

Thông qua hệ thống học tập trực tuyến giáo viên tiết kiệm được thời gian đứng lớp, thời gian đi lại, tăng cường thời gian nghiên cứu, hỗ trợ việc giảng dạy hiệu quả hơn, tạo môi trường giao tiếp với sinh viên thuận tiện và hiện đại.

53

d) Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ có chất lượng cao  Máy vi tính:

Tất cả các cán bộ chuyên viên, giảng viên tham gia DHTT đều được trang bị máy tính cá nhân để tiện cho việc quản lý, xây dựng bài giảng điện tử, nghiên cứu phát triển hệ thống DHTT. Ngoài ra trường còn có 06 phòng thực hành tin học với 182 máy tính có kết nối mạng internet ADSL phục vụ cho sinh viên và học viên, trong đó : + Tầng 2 nhà C2 : 25 máy + Tầng 2 nhà B3 : 40 máy + Phòng 301Tầng 3 nhà B3 : 25 máy + Phòng 302Tầng 3 nhà B3 : 25 máy + Phòng 710 tầng 7 nhà A2 : 32 máy + Phòng 810 tầng 8 nhà A2 : 35 máy Hình 2.1: phòng thực hành máy tính Hệ thống máy chủ và mạng internet

Hiện nay, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội đang sử dụng 02 máy chủ chỉ để vận hành hệ thống DHTT, trong đó có 01 máy chủ phục vụ vận hành trực tiếp, máy chủ còn lại dùng để dự phòng, sao lưu dữ liệu và chuyển đổi bảo mật khoá học. Hai máy chủ này do IBM cung cấp có thể phục vụ đồng thời tới 500 user.

54

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ máy chủ phục vụ học tập trực tuyến

 Hệ thống mạng trường ĐHNN

55  Đường truyền internet

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội sử dụng đường truyền cáp quang kết nối mạng Internet với tổng dung lượng truyền dẫn thiết kế tối đa là 30M/s – tốc độ đường truyền ADSL được xem là tốt trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Ngoài ra trường còn sử dụng đường truyền internet của Đại học Quốc gia cung cấp và hệ thống leased line Vinaren tốc độ tối đa 100M/s (đường truyền cáp quang phục vụ giáo dục nhưng chưa đưa vào sử dụng).

Hệ thống mạng được thiết kế và ứng dụng phù hợp với cấu trúc quản lý và tính đến việc phát triển quy mô cho nhà trường mang tính hỗ trợ cao; Hệ thống mạng ứng dụng được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật từ các hãng Truyền Thông Mạng nổi tiếng trên thế giới như: Cisco, Microsoft, IBM, Linux ...

Các loại hệ thống mạng:


56

Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến

Hệ thống phần mềm DHTT của Trường Đại họSơ đồ 2.4:c Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội được phát triển dựa trên hệ thống mã nguồn mở Moodle.

Sơ đồ 2.4: hệ thống học tập trực tuyến Moodle

Moodle là một hệ thống quản lý khóa học (CMS) - một gói phần mềm được thiết kế để giúp các nhà đào tạo tạo ra các khóa đào tạo trực tuyến có chất lượng một cách dễ dàng. Các hệ thống e-learning như thế đôi khi cũng được gọi là Hệ thống quản lý đào tạo (LMS) hoặc Môi trường học tập ảo (VLE).

e) Có chế tài đối với người học tham gia và hoàn thành khoá học

Chế tài là hành lang pháp lý để áp đặt người học phải tham gia và hoàn thành khoá học. Chế tài được văn bản hoá trong kế hoạch tổ chức khoá học. Nó cho biết điều kiện tham gia, điều kiện hoàn thành khoá học và hình thức xử phạt nếu không tham gia, hoặc có tham gia nhưng không hoàn thành. Thông thường các chế tài này liên quan tới kết quả thi đua học tập.

57

2.2.2.2. Những điểm yếu

a) Năng lực thiết kế bài giảng của đội ngũ số hoá tài liệu còn hạn chế.

Vì hầu hết các cán bộ đều xuất phát điểm là giảng viên nên kỹ năng xử lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế, tuy đã xây dựng được số lượng bài giảng lớn nhưng những bài giảng điện tử trên hệ thống học tập trực tuyến còn ở mức đơn giản, thiếu tính tương tác.

b) Việc triển khai khoá học trên hệ thống chưa được giao trách nhiệm rõ ràng. Thông thường việc triển khai khoá học trên hệ thống được thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên mà không theo một thứ tự hay phân luồng công việc hay đầu mối nào dẫn đến việc quy trách nhiệm cho cá nhân phụ trách còn rất lỏng lẻo. c) Tương tác giữa người học và người dạy chưa có.

Các khoá học triển khai hệ thống hầu hết là các bài giảng đơn thuần được cung cấp và gán cho tài khoản của học viên. Sau khi nhận được thông báo kế hoạch học tập thì, học viên vào hệ thống để đăng ký khoá học. Tuy nhiên, trong quá trình học, học viên hoàn toàn không có kênh trao đổi trực tiếp hay gián tiếp với người dạy để làm sáng tỏ vấn đề. Thay vào đó là gửi các ý kiến đóng góp, câu hỏi qua diễn đàn của khoá học.

d) Chất lượng máy vi tính kết nối Internet chưa tốt.

Mặc dù các máy tính đều được cấu hình cao, đảm bảo hỗ trợ tốt công việc học tập nhưng khi lắp đặt và kết nối Internet để phục vụ thi, kiểm tra thì còn xảy ra nhiều trường hợp bị ngắt kết nối trong lúc đang làm bài thi. Sự cố này sẽ làm mất bài thi và gây ảnh hưởng tâm lý của thí sinh. Ngoài ra, các phòng máy tính được bố trí không tập trung, dàn trải ở các tòa nhà trong trường, trong khi lực lượng cán bộ hỗ trợ trực phòng máy lại ít, nên rất khó quản lý phòng máy, ảnh hưởng đến hoạt động học tập trực tuyến.

58

e) Ý thức của một số cán bộ và học viên về DHTT còn hạn chế.

Một số cán bộ, sinh viên mang tư tưởng bảo thủ, họ thích phương pháp đào tạo truyền thống, không thích sự thay đổi nên chưa nhận thức đúng về hoạt động DHTT.

2.2.2.3. Nguyên nhân

Một số nguyên nhân gây ra sự yếu kém và khó khăn trên là do:

- Đội ngũ cán bộ tham gia thiết kế bài giảng điện tử xuất phát là giảng viên nên khả năng ứng dụng CNTT thiết kế bài giảng còn kém, việc sử dụng chưa thành thạo các công cụ hỗ trợ biên soạn bài giảng như powerpoint, hotpotatoes, questions tool, adobe flash v.v...

- Thông thường mỗi khoá học có khoảng 100 học viên tham gia, mỗi khóa học do một cán bộ phụ trách có thể phải hoàn thành tất cả hoặc một vài Module của bài giảng. Ngoài ra các cán bộ phụ trách lại sử dụng chung tài khoản quản lý khoá học do vậy một khoá học có nhiều người phụ trách dùng chung tài khoản sẽ là kẽ hở về an ninh bảo mật và an toàn thông tin. Khi để lọt lộ thông tin thì rất khó quy trách nhiệm rõ ràng.

- Một trong những nguyên nhân khiến kết nối Internet với máy tính không đảm bảo đồng bộ là do thông số cài đặt địa chỉ mạng sai, chất lượng kết nối đầu cuối kém. Ngoài ra, có thể kể đến chất lượng tín hiệu đường truyền kém do điều kiện thời tiết xấu và do sự cố đường truyền của nhà cung cấp dịch vụ mạng.

- Hầu hết cán bộ, giảng viên đều quen với việc giảng dạy theo phương pháp truyền thống, kỹ năng sử dụng CNTT còn yếu kém. Trong khi đó lại chưa có một hệ thống các quy trình liên quan tới tổ chức DHTT và đánh giá kết quả dạy học trực tuyến.

59

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 60 -60 )

×