0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 29 -29 )

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có trong xã hội loài người, giáo dục nảy sinh, biến đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Bản chất của hiện tượng giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người, chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và phát triển nhân cách con người.

Quản lý giáo dục là khoa học quản lý chuyên về giáo dục trong đó vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực chuyên môn như Triết học, Tâm lý học, Lý luận dạy học, Lý luận giáo dục, Xã hội học v.v... Nó được xem là một bộ phận của khoa học giáo dục, một chuyên ngành khoa học còn non trẻ có quan hệ mật thiết với nhiều ngành khoa học và được nghiên cứu, định nghĩa bởi các nhà khoa học.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo

20

dục, tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước” [7].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm QLGD là khái niệm bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ của nó, đặc biệt là quản lý trường học. “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”[12].

Dựa trên khái niệm quản lý, QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Chủ thể QLGD ở tầm vĩ mô là Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo các nội dung quản lý quy định tại Điều 99 – Luật Giáo dục 2005, ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trưởng nhà trường, quản lý của trưởng Khoa, trưởng Bộ môn v.v.. Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của QLGD, trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh, sinh viên là đối tượng quản lý quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Trang 29 -29 )

×