III.5.1 Tiêu chí đôi ngũ cán bộ TT-TV trong một Trung tám TT-TV hiện đại
Ngày nay CNTT đã tác động mạnh mẽ đến công tác TT -TV. Bên can)] các hoạt đông thư viện truyền thống như thu thập xử lý và phục vụ đọc và mữỢn tài liêu dang in ấn (như sách, báo, tạp chí),đã xuất hiện những hình thức phục vụ TT -TV mới với sự hỗ trợ đắc lực của máy tính và mạng truyền thông. Các nguồn tín điện tử được lưu trữ trên đĩa từ, đĩa quang và trên mạng máy tinh đâ cho phép truy cập đến các thư viên khác nhau trong nước, thậm trí trên toàn cầu [40],[49].
Hàng loạt các vấn đề về thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin đã có những thay đổi rất quan trọng do cống nghệ mới đem lại, cũng như do các loại hình tài liệu phong phú và đa dạng hơn. Chính vì vậy đòi hỏi trình độ của người cán bộ TT -TY cũng phải được đổi mđi và nâng cao[25], [27],[30]. GS Nick Moor, nhà Thông tin học người Anh, trong bài giảng: "Nghề nghiệp thông tin trong tương lai" tại Hội thảo "Phát triển chương trình giảng dạy về quản trị thông tin" ở Trung tâm I 1 ILKH&CNQG tháng 8 năm 1996, đã nêu ra mô hình người cán bộ thông tin trong tương lai cần thực hiện 4 nhóm công việc hàm ý trong 4 chữ cái "C" của Tiếng Anh:
C1 - Người kiến tạo các sản phẩm thông tin (Creators) C2 - Người tạo lập kho thông tin (Collectors)
C3 - Người tinh chế và chế biến thông tin (ConsoKdators) C4 - Người truyền thông thông tin (Communicatiors)
Người cán bộ TT-TV hiện nay không những chỉ là người trung gian giữa tài liệu và bạn đọc mà còn là người trung gian giữa nội dung tài liệu và người dùng tin.
Trên thực tế hiện nay, để đáp ứng được yêu câu của một Trung tâm TT -TV trường đại học được hiện đại hoá, người cán bộ TT -TV cần phải hội đủ các điều kiện sau:
1/Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản vững vàng về Thông tin - Thư viện. Làm chủ được các dây truyền công nghệ cả truyền thống lẫn hiện đai trong cơ quan TT -TV.
2/Có trình độ nhất định về công nghệ thông tin. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc, vì trong một Trung tâm TT -TV đã được tin học hoá ơ mức cao
mọi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đều đòi hỏi sử dụng máy tính trong công việc hàng ngày.
3/Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với công việc được giao. Yêu cầu chủ yếu là tiếng Anh vì hầu hẽt giao diện trên máy tính và mạng là bằng tiếng Anh.
Trên đây là tiêu chí chung cho đội ngũ cán bộ TT -TV trong điều kiện một thư viện hiện đại. Tuy nhiên tuỳ theo công việc được phân công, đội ngũ cán bộ này được bố trí thích hợp với trình độ và khả năng của mình. Không thể có trên thực tê một cơ quan TT-TV gồm toàn cán bộ đang đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên. Do vậy trong 1 cơ quan TT -TV, cần thiết phải phân loại các loại hình cán bộ để có chiến lược bổ sung và đào tạo. Nếu lấy tiêu chí là nghề nghiệp được đào tạo cộng với các công đoạn trong dây chuyền công nghệ của một Trung tâm TT -TV để phân loại thì có các loại cán bộ sau:
1. Cán bộ quản lý (Manager)
2. Cán bộ Thông tin - Thư viện (Information Worker - Librarian) 3. Cán bộ CNTT (IT Specialist)
4. Nhân viên bảo dưỡng kỹ thuật (Tecbnician)
Việc phân loại như vậy tiện cho công tác đào tạo và huân luyện cũng như tuyển chọn, ở Thư viện ĐHTH Thammasat (Thái Lan), một thư viện hiện đại, có quy mô gần như Trung tâm TT -TV ĐHQGHN, có một đội ngũ 206 cán bộ, trong đó CBTV là 65; Chuyên gia về A/V (nghe nhìn): 4; Nhân viên không chuyên nghiệp: 132 làm các nhiệm vụ địch vụ kỹ thuật, bảo quản tài liệu,...; Giáo viên: 1.
Xuât phát từ yêu cầu của mục tiêu phát triển và xây dựng một Trung tâm TT -TV hiệg dại và thực tiễn 3 năm qua trong lĩnh vực này của Trung tam, có thể đê xuất một sô hình thức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Trung tâm như sau:
a. Bồi dưỡng cán bộ quản lý (từ cấp phòng trở lên); nội dung chương trình đi sâu vào vấn đề: Quản lý hoạt động TT -TV trong điều kiện công nghệ mới như: í in học hóa cơ quan TT-TV; Chính sách phát triển vốn tài liệu; Marketing các sản phẩm và dịch vụ TT -TV,...
b. Đào tao bồi dưỡng cán bộ TT - TV(cấn bộ tốt nghiệp chuyên ngành TT -TV; hoặc các ngành khác đã qua lớp đào tạo tại chức về TT -TV). Với đối tượng này cần bổi dưỡng các lĩnh vực sau:
-Tin học cơ sở và tin học tư liệu (nắm bắt được các phần mềm chuyên dụng).
-Các quy trình xử lý tài liệu trong điều kiện tin học hoá. -Công tác với NDT trong điều kiện tin học hoá.
-Ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh.
c. Đào tạo cán bộ chuyên sâu vế tin học và CNTT
Đối với loại cán bộ này cần đào tạo với số lượng phù hợp. Đội ngũ này có thể có hai phương thức đào tạo. Nếu cán bộ đã có trinh độ sâu về tin học, thì bồi dưỡng thêm kiến thức về khoa học TT -TV; Nếu cán bộ TT -TV có khả năng phát triển về tin học, thì đào tạo chuyên sâu vè tin học và CNTT, nhất là tin học hoẫ TT -TV để đảm nhiệm quản trị, điều hành và bảo trì toàn bộ hệ thống mạng và máy tính của Trung tâm.