Đặc điểm riêng của NDT trong ĐHQGHN l Nhu cầu tin của sinh viẽn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà nội (Trang 29)

b.l Nhu cầu tin của sinh viẽn

Kết quả rút ra từ nghiên cứu 3 (phụ lục 6b)

Điều kiện tiếp cận nguồn tin của s v trước khi vào đại học qua các nghiên cứu cho thấy hơn một nửa sinh viên (56,6%) trước khi vào đại học chưa được sử dụng thư viện - một trong những hình thức phục vụ thông tin truyền thống có hiệu quả.

Mục đích sử dụng nguồn tin của cơ quan TT-TV của 5V là để học tập theo chương trình, nghiên cứu khoa học, viết khoá luận tốt nghiệp và giải trí, tự nâng cao trình độ văn hoá chung. Do nhiệm vụ chính là học tập, nên tỷ lệ sử dụng thông tin cho học tập đến trên 80%; nhu câu tin cho NCKH và làm khoá luận trên dưới 20% (phụ lục 6b), tập trung chủ yếu vào s v năm cuối.

Nguồn tin được sinh viên sử dụng nhiều nk ứ. Nếu xem xét nguồn tin theo loại hÌTih, như nguồn tin bậc 1 (Sáuh giáo khoa; Giáo trình; Sách tham khảo), nguồn tin bậc 2 (Thư mục, mac lục, CSDL) thì thấy s v chủ yếu vẫn dùng ngu ơn tin bậc 1 là chính trong đó giáo trình và sách giáo khoa chiếm tý lệ khá cao, trên 70%. Đặc biệt s v đã bắt đầu sử dụng nguồn tin bậc 2 từ các CSDL của Trung tâm, đã có 30% sinh viên sử dụng CSDL của Trung tâm (phụ lục 6b).

Kênh tiếp cận thông tin của sinh viên

Sinh viên tiếp cận thông tin chủ yếu qua các hình thức phục vụ của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN, các TV-TL khoa và các cơ quan TT TV khác. Các dịch vụ đọc tại chỗ và mượn về nhả được đánh giá cao và sử dụng nhiều nhất. Có đến trên 80% sinh viên được hỏi đã sử dụng dịch vụ đọc tại chỗ và gần 66% sử dụng dịch vụ mượn về nhà (phụ lục 6b).

b.2 Nhu cẩu tin của cán bộ ĐHQGHN

b.2.1 Các đặc điểm vé thòi gian, phương pháp và phưong tiện thu thập thôngtin khoa học của cán bộ tin khoa học của cán bộ

Trên cơ sở các kết quả thu được trong đợt khảo sát nhu cầu tin của NDT là cán bộ trong ĐHQGHN năm 2000 , nghiên cứu 4 (phụ lục 6a), có thể lút ra một số đặc điểm quan trọng dưói đây:

Quỹ thời gian đ ể thu thập thông tin khoa học cho NCKH. Hoạt động NCK.H là hoạt động thu thập và chế biến thông tin khoa học (gọi tắt là thông tin) và sáng tạo những thông tin mới. Người NCKH thường mất nhiều thời gian để thu thập thông tin cho đề tài NCKH của mìiih. Khảo sát 93 đối tượng, có 30 người (32,3%) dùng từ 20% -30% quỹ thời gian hoàn thành một đề tài NCKH cho việc thu thập thông tin và có đến 17 người đã dùng đến 40%-50% quỹ thời gian trên cho công việc này.

Phương thức thu thập thông tin của NDT. NDT có thể có những phương thức thu thập thông tin khác nhau, như họ tự thu thập thông tin ở các cơ quan TT-TV hoặc các kênh khác; Họ đặt hàng cho các cơ quan TT-TV cung cấp thông tin...Việc nghiên cứu thói quen này của NDT có thể bước đầu đánh giá được mức độ phục vụ thông tin của cơ quan TT-TV. Qua nghiên cứu cho thấy có 29% người được hỏi đã thu thập thông tin bằng cách đặt hàng qua các cơ quan T I- TV, còn 70,9% thì tự tìm kiếm thông tin qua các kênh khác nhau. Như vậy, số NDT sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu đặt trước chưa cao.

Phương tiện thu thập và xử lý TT cứa NDT ngày một hiện đai, đã có 78 người được hỏi (83,8%) đã có máy vi tính (PC), hoặc của Khoa/Bộ môn, hoặc của cá nhân để sử dụng cho NCKH. Trong đó 74,3% máy tinh có đầu đọc CD và 29,6% máy tính đã được nối mạng của ĐHQG và các mạng khác. Đâv là một trong những điều kiện thuận lợi cho Trung tâm TT-TV ĐHQGHN trong việc cung cấp thôngtin điện tử cho NDT theo phương thức on-line hoặc off-line.

b.2.2 Nhu cẩu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các co quanTT-TV TT-TV

Nhu cầu sử dụng các SP&DV thông tin của các cơ quan TT-TV nói chung.

Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy trong ĐHQGHN cũng đồng thời là người dùng tin của các cơ quan TT-TV khác, ngoài Trung tâm TT-TV ĐHQGHN. Phân tích kết quả điều tra cho thấy có 56,9% cán bộ đã sử dụng các SP&DV thông tin cua Trung tâm TT-TV ĐHQGHN; 68,8% sử dụng TV-TL Khoa trong ĐHQCiHN; và đến 16,3% sử dụng ở các cơ quan TT-TV trung ương còn ở các thư viện đại học khác là 48,4%. Như vậy tỷ lệ NDT là cán bộ của ĐHQGHN đến Trung tâm TT-TV ĐHQGHN chưa cao bằng đến các Cơ quan TT-TV ở trung ương. Đáng chú ỷ là tỷ lệ đến sử dụng TV-TL Khoa cũng khá cao, điều này cho thấy sự cần thiết của các TV-TL Khoa trong hệ thống TT-TV trường đại học.

Nhu câu sử dụng các SP&DV tlìôỉtg tin cụ thể của Trung tám 77 -71'

ĐHQGHN.

Cán bộ trong ĐHQGHN đã sử dụng các SP&DV thông tin của Trung tâm, như đọc tại chỗ, mượn về nhà, cung cấp bản sao tài liệu gốc, ấn phẩm thông tin (như Bản tin Điện tử). Qua nghiên cứu cho thấy, đa sô' cán bộ thích sử dụng dịch vụ mượn về nhà (55,9%) hơn là đọc tại chỗ (45,5%); Dịch vụ cung cấp ấn phẩm thông tin được nhiều người sử dụng nhất (61,3%) vì ấn phẩm thông tin được cung cấp đến tận khoa, bộ môn và một số cá nhân NDT trong ĐHQGHN. Dịch vụ cung cấp bán sao tài liệu gốc đã được chấp nhận và sử dụng, có 38,7% người được hỏi đã sử dụng dịch vụ này.

Nhu cẩu sử dụng nguồn tin của Trưng tầm TT-TV ĐHQGHN. Các nguồn tỉn

truyền thống như sách tham khảo, tạp chí, sách tra cứu được NDT sử dụng ở mức độ cao, từ trên 40% đến trên 50% số người được hỏi. Các nguồn tin khác như thư mục, CSDL, vật mang tin khác được sử dụng mức độ chưa cao: 33,3% sử dụng thư mục; 9% đã sử đụng CSDL và chỉ có 6% sử dụng các vật mang tin khác. Điểu này cho thấy các sản phẩm thông tin mới của Trung tâm chưa được NDT là

cán bộ sử dụng nhiều, cần thiết phải tổ chức hình thức dịch vụ này cho thuận tiện với đối tượng này

Tóm lại, NDT là cán bộ của ĐHQGHN có những đặc điếm riêng về nhu cáu tin như sau: 1. Có phương pháp thu thập TT riêng cho công tác NCKH và giang dạy của mình vì họ là những nhà NCKH có kinh nghiệm. Họ có khá đầy đu các phương tiện hiện đại để thu thập và xử lí thông tin; 2. Họ có thể với tới các nguồn tin từ các cơ quan TT-TV hoặc các nguồn tin khác trong và ngoài nước; 3. Họ vẫn ưa thích sử dụng các SP&DV thông tin truyền thống, như sách, tạp chí. Các nguồn tin bậc 2 như thư mục, CSDL được su dụng như một công cụ chỉ dân đến nguồn tin bậc 1. Các SP&DV thông tin của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN mới đáp ứng được phần nào nhu cầu tin của NDT là cán bộ trong ĐHQGHN

11.3*5 Đào tạo người dùng tin

Đối tượng đào tạo chủ yếu là sinh viên năm thứ nhất. Đây là NDT mới của Trung tâm. Qua điều tra có đến gần một nửa sinh viên mới vào trường chưa đưọc tiếp xúc với thư viện, nhất là học sinh ở nông thôn. Do vậy việc đào tạo huấn luyện đối tượng này lại càng cần thiết.

Hình thức đào tạo, thường tổ chức thành lớp khoảng 70 - 100 sinh viên và sử dụng ngay các phòng Đọc của Trung tâm làm lóp học và gọi là các lớp Hướng dẫn sử dụng Thư viện cho Sinh viên năm thứ nhất. Thời gian tổ chức thường vào Iháng 10, tháng 11 hàng năm - thời gian bắt đầu năm học mới. Tất cả các lớp huấn luyện NDT này là do Tmng tâm chủ động đứng ra tô chức, xuất phát từ yêu cầu phục vụ thông tin tiện lọi cho NDT là sinh viên

Nội dung đào tạo NDT:

Mục tiêu cung cấp cho NDT kiến thức sơ bộ và kỹ năng khai thác thông tin phục vụ cho việc học tập trong trường đại học

Nội dungchủ yếucủa chương trình đào tạo NDT:

+ Những khái niệm cơ bản về Trung tâm TT-TV, vật mang tin; Giới thiệu về Trung tâm TT-TV ĐHQGHN

+ Bộ máy tra cứu truyền thống (mục lục phiếu) hiện đại (mục lục điện tử) + Phương pháp tra cứu tìm tin trên các bộ máy tra cứu này

4- Nội quy sử dụng các SP & DVTT của Trung tâm

Người hướng dẫn thưòng là các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn vững của Trung tâm thực hiện. Đã sử dụng công cụ trực quan để minh hoạ như Overhead, Projector nối máy tính, nên buổi hướng dẫn thường lôi cuốn người nghe.

Ưu điểm của phương pháp bổi dưỡng NDT này là giúp cho s v năm thứ nhất không bị ngỡ ngàng khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Trung tâm. Giải quyết khó khăn trước mắt khi chưa có chương trình đào tcỊO NDT chính thức dược đưa vào kế hoạch đào tạo của các trường đại hoc.

Nhược điểm, thời gian lên lớp ít do vậy sinh viên không được thực hành, lớp lại đông, nên hiệu quả chưa cao. Các sinh viên năm cuối chưa được hướng dán phương pháp khai thác và xử lý thông tin để NCKH và làm khoá luận tốt nghiệp nên rất lúng túng trong khâu thu thập tài liệu tham khảo và sắp xếp thư mục tài liệu này cho công trình của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà nội (Trang 29)