Theo quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 05 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, có thể tóm tắt các định hƣớng phát triển chung đối với các tổ chức tín dụng nhƣ sau:
- Phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) theo hƣớng hiện đại, đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, hoạt động theo nguyên tắc thị trƣờng và vì mục tiêu lợi nhuận.
- Các TCTD đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thƣơng mại.
- Hình thành thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trƣờng tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện đƣợc tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng.
- Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nƣớc nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nƣớc ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Phƣơng châm hành động của các TCTD là “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế”.
Những cơ hội của Vietcombank.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới, ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại , kinh nghiệm quản lý của các ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ cơ hội mở rộng thị trƣờng cho các NHTM trong nƣớc. Hội nhập kinh tế mở cũng tạo ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, các biện pháp tăng cƣờng giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế cho các NHTM Việt Nam.
Ngân hàng nhà nƣớc tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm thúc đẩy tăng trƣởng, ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.
Khi nền kinh tế phát triển, tầm nhận thức của ngƣời dân ngày một cao, nhu cầu về tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tăng lên nên cũng mở ra cơ hội mới cho các ngân hàng trong việc nghiên cứu, triển khai các sản phẩm mới, đa dạng hơn, linh hoạt hơn.
Những thách thức của Vietcombank.
Bên cạnh những lợi ích khi Việt Nam tiến hành mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, các NHTM cũng phải gặp nhiều thách thức trong quá trình hoạt động của mình. So với các NHTM trong nƣớc, Vietcombank có những ƣu thế vƣợt trội về cả vốn, hiệu quả kinh doanh, uy tín,...nhƣng nếu so sánh với ngân hàng nƣớc ngoài trong khu vực thì còn hạn chế rất nhiều về mọi mặt.
Khi nền kinh tế đƣợc “mở cửa” thì song song với nó là sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh với năng lực tài chính lớn mạnh, công nghệ hiện đại, sản phẩm dịch vụ đa dạng, có nhiều kinh nghiệm quản trị điều hành.
Cùng với việc tự do hóa tài chính, rủi ro thị trƣờng gia tăng, khả năng chịu ảnh hƣởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới cũng gia tăng. Bên cạnh đó, công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện để hoàn thiện, nên hệ thống chính sách, pháp luật cũng chƣa nhất quán, và rất dễ gây tác động không tốt tới nền kinh tế trong nƣớc còn đang non kém.
Ngoài ra, Vietcombank còn phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tƣ,..đặc biệt là sự phát triển ngày một lớn của các NHTM trong nƣớc cả về quy mô lẫn chất lƣợng. Sản phẩm dịch vụ ngày một đa dạng hơn, nhu cầu của khách hàng cũng nhiều lên. Khi khả năng nhận thức của khách hàng đƣợc nâng lên, việc thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng càng trở nên khó khăn hơn. Họ dễ dàng tìm thấy sản phẩm phù hợp và mang lại lợi ích cao nhất cho bản thân.