- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
CHƯƠNG IV: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HƯƠNG LÚA
SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HƯƠNG LÚA 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
4.1.1 Ưu điểm
Qua quá trình thực tập tại Công ty CP Hương Lúa bằng các kiến thức ghi nhận trong thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập cùng với sự giúp đỡ của các nhân viên trong phòng kế toán, em thấy tình hình hạch toán TSCĐHH của Công ty có những ưu điểm sau:
Công ty CP Hương Lúa đến nay đã trưởng thành về mọi mặt, đã khẳng định chỗ đứng và vị trí quan trọng trong ngành GTVT, Công ty đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Điều đó thể hiện trong việc Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghiã vụ đối với Nhà nước, cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng nâng cao cũng như trình độ quản lý dần được hoàn thiện.
TSCĐHH chiếm một vị trí quan trọng trong ngành GTVT nói chung và Công ty CP Hương Lúa nói riêng. Do vậy, để công việc sản suất kinh doanh đạt hiệu quả cao, Công ty CP Hương Lúa không ngừng đổi mới đầu tư TSCĐHH. Đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSCĐHH một cách có hiệu quả, cụ thể Công ty làm tốt công tác phân công, bố trí nhân lực ở các trạm, xí nghiệp và các phòng ban làm việc rất hiệu quả, phản ánh kịp thời,đầy đủ, chính xác tình hình biến động của tài sản, tính toán tổng hợp đầy đủ chi phí phát sinh và kết quả kinh doanh cũng như quản lý vốn Công ty. Góp phần vào việc quản lý và sử dụng TSCĐHH một cách có hiệu quả phải kể đến bộ máy kế toán của Công ty nói chung và kế toán TSCĐHH nói riêng. Với lượng TSCĐHH rất lớn, kế toán TSCĐHH đã phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình biến động tăng, giảm TSCĐHH. Cụ thể:
4.1.1.1 Về tổ chức công tác kế toán
Công ty tổ chức công tác kế toán tập trung, cuối tháng kế toán của các trạm, xí nghiệp tập hợp các chứng từ ban đầu về phòng kế toán của Công ty để các nhân viên kế toán tập hợp và lên báo cáo kế toán. Công ty áp dụng hình thức này là rất phù hợp vì nó vừa giảm nhẹ công việc một cách khoa học mà lại tăng cường được sự chỉ đạo của kế toán trưởng đối với công tác kế toán của Công ty.
4.1.1.2 Về phân loại TSCĐHH
TSCĐHH của Công ty đa dạng về số lượng và chủng loại, Công ty tiến hành phân loại TSCĐHH theo nhiều tiêu thức khác nhau, mỗi cách đều có những đặc trưng riêng phù hợp với yêu cầu quản lý TSCĐHH trong Công ty và đáp ứng được các yêu cầu của kế toán.
Việc phân loại TSCĐHH theo nguồn hình thành giúp cho Công ty có biện pháp mở rộng khai thác các nguồn vốn, kiểm tra theo dõi tình hình chi trả các khoản vay theo đúng hạn. Mặt khác giúp cho kế toán biết được nguồn hình thành của từng TSCĐHH để công việc hạch toán khấu hao được chính xác.
Qua đây ta thấy mỗi cách phân loại TSCĐHH đều có một tác dụng riêng. Nhưng nhìn chung nó đều giúp cho việc quản lý TSCĐHH của Công ty được chặt chẽ, chi tiết và sử dụng có hiệu quả.
4.1.1.3 Về công tác kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐHH
Việc hạch toán tăng giảm TSCĐHH đều dựa trên cơ sở pháp lý như: các chứng từ hợp lý, hợp lệ về mua, bán, thanh lý TSCĐHH, các biên bản giao nhận, biên bản thanh lý hợp đồng, được thực hiện theo đúng quy định thống nhất. Mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh đều phản ánh đầy đủ, kịp thời.
Hệ thống chứng từ, sổ sách áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ được quản lý tương đối đầy đủ. Hệ thống chứng từ ban đầu được tổng hợp cẩn thận
để cập nhật số liệu vào chứng từ ghi sổ, sổ quỹ, sổ chi tiết TSCĐHH một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác qua đó phản ánh thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác cho quản lý.
Phần hạch toán chi tiết qua hệ thống sổ sách phù hợp với yêu cầu quản lý về TSCĐHH giúp cho việc theo dõi tình hình biến động tăng, giảm và khấu hao TSCĐHH trở nên thuận lợi. Việc tính, trích và phân bổ khấu hao theo cách mà hiện nay Công ty đang áp dụng là tương đối phù hợp với cơ cấu thực trạng của TSCĐHH.