Về văn hoá, giáo dục

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 (Trang 30 - 31)

Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, về cơ bản trình độ dân trí ở Việt Nam vô cùng thấp. Đó là sản phẩm của xã hội phong kiến và nền văn hoá Nho học (chữ viết, mục đích học…). Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển chính trị cũng như kinh tế, văn hoá cho Việt Nam.

Phan Bội Châu có khoảng 10 năm dạy học, nên ông hiểu rõ trình độ dân trí Việt Nam lúc bấy giờ thấp như thế nào. Sự thấp kém của trình độ dân trí ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn chính thể của Phan Bội Châu. Ông có cùng quan điểm với Tiểu La Nguyễn Thành khi lựa chọn chính thể quân chủ lập hiến mà không thể là chính thể cộng hòa, bởi vì “phải hiểu dân trí và tập quán của dân nước ta, không thể nào bắt chước làm theo châu Âu được” [8, 163]. Phan Bội Châu nhận thấy rằng dân trí cao thì kinh tế mới phát triển, dân quyền được tôn trọng. Sự tồn vong, hưng thịnh của quốc gia phụ thuộc vào trình độ dân trí.

Thực dân Pháp thời kỳ đầu vẫn duy trì lối khoa cử Nho học để lựa chọn đội ngũ quan lại và kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta theo kiểu ngu dân. Phan Bội Châu nhận xét: “Từ sau khi mất nước, cố nhiên người Pháp chẳng những không đem lại cho người Việt một nền giáo dục tốt đẹp mà họ càng ngày càng cưỡng bức người Việt Nam theo nền giáo dục nô lệ, trâu ngựa. Khi mới chiếm Việt Nam, người Pháp rất khuyến khích cái học từ chương khoa cử như văn bát cổ, thơ phú, huấn hỗ, từ chương. Trẻ em sáu tuổi đã bắt vùi đầu vào cái học ấy cho đến chết” [8, 526]. Đồng thời thực dân Pháp cũng mở một số trường giáo dục theo kiểu Pháp để đào tạo đội ngũ thông ngôn và những người phục vụ trong bộ máy chính quyền thực dân. Năm 1906, thực dân Pháp xây dựng nền giáo dục Pháp – Việt nhằm mục tiêu truyền bá văn hóa Pháp, tuyên truyền chính sách xâm lược của Pháp và đào tạo đội ngũ tay sai người Việt cho Pháp. Phan Bội Châu trong tác phẩm Việt Nam

một trường học đại Pháp, một trường học Pháp – Việt nhưng chỉ dạy viết văn Pháp, nói tiếng Pháp có thể tạm thời làm nô lệ cho Pháp mà thôi, còn muốn tới chổ tinh thâm uyên bác tất cả những việc hữu dụng, thì người Việt Nam không được thấy” [7, 147]. Dù sao thì về sau một số tiểu tư sản Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với các giá trị văn hoá phương Tây. Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự chuyển biến đất nước ta sau này về chính trị, kinh tế, văn hoá. Đầu thế kỷ XX vai trò tiếp nhận tư tưởng mới lại do tầng lớp trí thức Nho học yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)