- Sự biến đổi giai tầng xã hội ở Việt Nam
2.2.1. Nguyên do hình thành và nội dung tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến sơ khai của Phan Bội Châu
hiến sơ khai của Phan Bội Châu
Tháng 12/1904, Phan Bội Châu xúc tiến việc thành lập Duy Tân Hội tại sơn trang của Tiểu La Nguyễn Thành, tôn Kỳ ngoại hầu Cường Để làm hội chủ. Về mặt nhận thức, tư tưởng có thể coi tổ chức này khác với thời kỳ trước.
Hội nghị thành lập Duy Tân Hội nhất trí thông qua 3 nhiệm vụ trước mắt: “1) Phát triển thế lực hội về người cũng như về tài chính;
2) Xúc tiến việc chuẩn bị bạo động và các công việc sau khi phát ra lệnh bạo động;
3) Chuẩn bị xuất dương cầu viện và xác định phương châm và thủ đoạn xuất dương” [23, 33].
Trong đó, nhiệm vụ thứ 3 là quan trọng nhất thì do Nguyễn Thành và Phan Bội Châu bàn bạc, quyết định mà thôi. Phạm vi quản lý trong Hội thì “từ hai tỉnh Nam Nghĩa trở về Nam do Nguyễn Thành gánh vác, còn từ hai tỉnh Bình Trị trở ra Bắc thì tôi (Phan Bội Châu) đảm nhận” [8, 165].
Kỳ ngoại hầu Cường Để có danh mà không có thực quyền. Còn mọi quyền quyết định là ở Nguyễn Thành và Phan Bội Châu. “Hội nghị này nhằm chính thức hoá đường lối cứu nước của Phan Bội Châu và của các đồng chí chủ chốt đã vạch định từ trước” [71, 44]: “Mục đích cần khôi phục Việt Nam, lập nên một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác” [11, 60]. Những căn cứ vào cách tổ chức quyền lực trên có thể nói đây là kiểu tổ chức manh nha theo mô hình chính thể quân chủ lập hiến. Như nhà nghiên cứu Chương Thâu nhận định: “Chưa có chủ nghĩa gì khác, ý Phan (Bội Châu) muốn nói hãy giữ quân chủ, nhưng là chủ nghĩa quân chủ lập hiến” [71, 56].
một sự thay đổi. Ông đã đi từ chính thể quân chủ đến với xu hướng chính thể quân chủ lập hiến, sự khởi đầu tiếp cận chế độ dân chủ.
Ở chính thể này không còn tôn quân, trung thần theo kiểu mô hình quân chủ tuyệt đối. Trong mô hình chính thể quân chủ lập hiến, quyền lực vua không còn vô biên, chuyên chế mà đã bị giới hạn, thậm chí không còn thực quyền, dù rằng vua vẫn còn tồn tại vì nhiều lý do.
Không ít người trong thế hệ giao thời như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh thấy rằng thời thế đã đổi, nước ta đang đối diện với một kẻ thù hùng mạnh, còn chính triều thì hủ bại, nhu nhược, quân khí chỉ đáng “đánh Tần đuổi Sở” thôi, dân khí thì quá tệ. Nên tình thế Việt Nam lúc này chiến không nổi, thủ không xong, hoà không được, hàng thì mất hết. Vì vậy muốn thắng thực dân Pháp cần tìm cách thức mới, nhất là đưa ra chính thể mới để khơi dậy, tập hợp cao nhất sức mạnh dân chúng, có sự dung hoà cái cũ và cái mới, đó là dần dần phát triển sự kết hợp quân chủ và tư tưởng dân chủ để có những bước trung gian, tạo ra chính thể quân chủ lập hiến.
Tư tưởng tôn quân của Phan Bội Châu đã dần dần thay đổi theo bước đường hoạt động cách mạng.
Sự thay đổi đó đã thể hiện trong áng văn chính trị đầu tiên của Phan Bội Châu là Lưu Cầu huyết lệ tân thư. Trong tác phẩm này, Phan Bội Châu cho là muốn thắng được thực dân Pháp thì “vua tôi đồng lòng, trăm người một bụng, dẫu chúng ngoan cố cũng phải thua” [6, 144]. Nhưng thực tế là không thể vì “dân khí nước ta bị suy giảm quá tệ” [6, 145]. Sao lại như vậy? Mặc dù trong tác phẩm này Phan Bội Châu chưa trực diện chỉ trích bộ mặt phản tiến bộ của chính triều Nguyễn đương thời như sau này, nhưng ông đã nêu lí do dân khí suy yếu một phần là do chế độ quân chủ chuyên chế khiến người dân “khiếp sợ quen thói”, “người bình dân thấy bọn quan lại thuộc hơn thấy hùm sói”, “ngày nay giữa quan và dân xa cách nhau như trời và đất” [6, 145].
Phan Bội Châu chỉ ra nguồn gốc khiến các nước phương Tây phát triển vì có cơ chế dân chủ: “Các nước Thái Tây cho dân có quyền tự do, người trên có lỗi, dân được phép bắt lỗi, người trên chống dân thì dân được chống lại” [6, 145].
Phân tích sâu biểu hiện thay đổi về tư tưởng, Chương Thâu còn chỉ rằng, trong lúc ấy Phan Bội Châu tha thiết kêu gọi dân tộc, một quan niệm có thể nói là rất mới trong tư duy chính trị ở ông:
“Dân tộc Việt Nam ta ơi! Dân tộc ta thì tuyệt diệu! Vì các ông vua, các ông ấy muốn lấy cái quyền chuyên chế mà tiêu diệt ta” [71, 42].
Với nhận thức vậy, sau này lựa chọn chế độ dân chủ sẽ là tất yếu đối với Phan Bội Châu. Ông nói: Để thu phục nhân tâm, chấn hưng dân khí phải tôn trọng quyền của nhân dân, bởi “nhân tài từ nhân dân mà ra” [6, 146].
Nhưng có lẽ với tư cách là nhà Nho lớn lên từ khoa cử thì Phan Bội Châu ngay lúc này không dám có suy nghĩ phủ nhận hoàn toàn chính thể quân chủ, mà có sự dung hoà trong một chính thể quân chủ lập hiến. Bởi vì còn những lý do đã nêu ở phần trước đó quan trọng hơn sau đây: Thực tế xã hội Việt Nam vẫn chưa thực sự thay đổi chế độ, vì thực dân Pháp xảo quyệt vẫn dựng lại triều đình làm công cụ nô dịch dân tộc.
Nguyễn Thành khuyên Phan Bội Châu khi chọn ra con đường cách mạng nào thì “phải hiểu dân trí và tập quán của dân nước ta, không thể nào bắt chước làm theo châu Âu được” [8, 163]. Ý ông muốn nói không nên vội theo mô hình chính thể cộng hoà mà hãy duy trì mô hình sơ giản chính thể quân chủ trong lúc này hy vọng mới thành sự, ông nói tiếp: “Thuở nay, ai muốn mưu toan đại sự, trước hết phải cần ba điều này: Một là thu phục lòng người, hai là góp số tiền lớn, ba là sắp đặt mua sắm quân khí cho đủ. Hễ lòng người đã chịu tin phục thì số tiền lớn có thể góp được. Có tiền thì vấn đề quân giới không khó giải quyết đâu” [8, 163].
Thu phục nhân tâm là điều cốt yếu như sách xưa đã nói. Nguyễn Thành nói tiếp: “Bọn ta muốn có cách kêu gọi nhân tâm cho dễ, nếu không mượn tiếng phò vua giúp chúa thì những nhà sang họ lớn kia ai chịu phụ hoạ theo mình. Vậy thì ta dẫu có bụng cứu nước mặc lòng, chẳng qua chỉ chết thân mình cho tròn một tiếng vậy thôi, ngoài ra không ăn thua lợi ích gì cho việc lớn” [8, 163].
Vì thế hai ông đến kết luận: Duy trì quân chủ, nhưng lập tổ chức Duy Tân Hội để cứu nước.
Nếu chỉ căn cứ vào bề ngoài những đoạn đối thoại trên mà kết luận lúc này không có dấu hiệu nào chứng tỏ rằng tư tưởng cơ bản của Phan Bội Châu và của những người sáng lập ra Duy Tân Hội có điều gì khác biệt so với tư tưởng truyền thống của những người chống Pháp trước kia, chỉ vì các ông vẫn lựa chọn chế độ chính trị quân chủ vì các ông căn cứ vào thực tế dân trí. Theo chúng tôi cần phải đi sâu hơn để nhận ra sự phát triển trong tư tưởng Phan Bội Châu và Nguyễn Thành ở chổ họ đã biết tách ra giữa mục tiêu chiến lược và có sách lược tương ứng và thực tiễn. Nếu ta nhắc lại trước đó thì cách nghĩ của Phan Bội Châu, Nguyễn Thành này đã từng được Socrate nói cách đây mấy ngàn năm, khi ông công kích nền dân chủ Athen: Dựa trên căn bản nào mà một người dân thường không có học, đòi quyền lãnh đạo quốc gia với các vấn đề phức tạp, cần đến khả năng chuyên môn? Mà chính trị là nghệ thuật bậc cao. Vấn đề giữa nhận thức và quyết sách hành động là thường giống nhau.
Thực tiễn cho thấy việc vẫn duy trì địa vị của một ông hoàng quân chủ đã giúp rất lớn cho mở rộng hoạt động của Duy Tân Hội sau này. Đặc biệt là sự ủng hộ tài chính của các địa chủ Nam kỳ cho phong trào Đông Du.
Nguyễn Thành nói: “Vả lại, sắp tính việc lớn, tất phải trù có món tiền thật to. Kim tiền nước ta là ở Nam kỳ” [11, 65]. Phan Bội Châu cũng nhận thấy dân chúng ở Nam kỳ còn nhớ ơn nhiều đến triều Nguyễn,
nên để thu phục được người Nam kỳ, chủ trương “phù trợ quân vương để kêu gọi lòng người”.
Nhưng Phan Bội Châu và Duy Tân Hội đã biết rằng chủ trương tôn quân chỉ vì đó là “giải pháp” cho phù hợp “tình thế” để hành động mà thôi, và mục đích tôn quân không phải để ôm lấy hệ tư tưởng trung quân, phục vụ quyền lợi của vị vua nào cả.
Qua lời Nguyễn Thành, cách sử dụng ngôi vua trong Duy Tân Hội như Sở Hoài vương, Lê Trang Tôn mới thấy rõ các ông không còn nặng tư tưởng tôn quân như thế nào.
Sở Hoài Vương vất vưởng chăn dê sau khi nhà Sở bị nhà Tần tiêu diệt. Sau đó Hạng Tịch, Hạng Võ tôn quân để chiêu mộ dấy binh. Lê Trang Tôn thì lưu lạc bên Lào được Nguyễn Kim rước về nước tôn làm vua mục đích chống nhà Mạc. Hai vị vua đó chỉ là hư danh bị lợi dụng. Sau khi sự nghiệp thành thì hai vị đó bị rũ bỏ thê thảm. Cổ sử còn đó.
Còn thái độ của Phan Bội Châu đối với vị Kỳ ngoại hầu Cường Để như thế nào. Phan Bội Châu nhận thấy Kỳ ngoại hầu Cường Để là người “sẵn có chí lớn”, ông luôn tôn trọng Cường Để trong mọi hoạt động cách mạng của mình. Và Cường Để là người thức thời, ông cũng hiểu chế độ quân chủ đầy lạc hậu và thủ đoạn lợi dụng ông của Phan Bội Châu, Nguyễn Thành. Không những trong Duy Tân Hội được thành lập năm 1904 ông được tôn làm hội trưởng, mà không có thực quyền, cái địa vị hội trưởng hư danh này được Phan Bội Châu đặt lên trong Hội Công Hiến Việt Nam năm 1907 tại Tôkyô Nhật Bản và Việt Nam Quang Phục Hội thành lập năm 1912 tại Quảng Đông, Trung Quốc để phục vụ cho việc cứu nước, giải phóng dân tộc.
Còn chính triều Nguyễn đang ngự trị kia đối với Phan Bội Châu không còn đáng để trung nghĩa nữa. Đây quả là thay đổi nhận thức lớn trong Phan Bội Châu. Nhưng ông lại xây dựng một vị vua mới cho Duy Tân Hội của
mình, “Chẳng qua chỉ là một thủ đoạn khi anh hùng khởi sự mà thôi!” [11, 65]. Còn đám quan lại ở triều đình thì Phan Bội Châu chua xót nhận xét: “Triều đình chuyên chế không có người nào ra gì. Mãn triều Trung Quốc và Nguyễn triều Việt Nam cũng là một phường chó chết như nhau” [23, 52]
Nếu như khi Phan Bội Châu mới bắt đầu hoạt động cách mạng ông còn rất hi vọng vào lớp quan lại ở kinh thành. Ông đề ra mục tiêu: “Âm kết với những người hữu học ở đương triều làm nội ứng” [11, 60]. Phân tích tình hình chính sự, Phan Bội Châu thấy triều đình Nguyễn bị Pháp ức chế, sai khiến bấy lâu nay, điều này tất yếu đám quan lại có liêm sỉ sẽ bất mãn với sự thống trị của thực dân Pháp. Nên ông hy vọng vào sự trợ giúp của họ, vì thế Phan Bội Châu viết Lưu Cầu huyết lệ tân thư để nhắc họ rõ nỗi sỉ nhục làm tôi đòi. Nhưng qua thực tiễn vận động cách mạng, ông nhận ra rằng: “Ruột gan của họ chỉ biết có sự phú quí của thân họ, nhà họ” [8, 168]. Phan Bội Châu thấy mình “thật là ba láp” [8, 168].
Từ những bài học thực tế, từ kinh nghiệm chính sử ở Việt Nam và các nước, tình hình dân trí Việt Nam và những nghiên cứu về nền dân chủ phương Tây giúp Phan Bội Châu chủ trương xây dựng Duy Tân Hội theo kiểu mới, mà ngôn ngữ chính trị hiện đại gọi là chính thể quân chủ lập hiến. Đối lập với chính thể quân chủ chuyên chế bù nhìn Việt Nam. Trên là vị vua Cường Để hư danh, quyền lực thực sự nằm trong toan tính của các nhà Nho sỹ cấp tiến mục đích duy nhất chấn hưng dân khí đấu tranh vũ trang “xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”, khôi phục chủ quyền dân tộc.
Trong giai đoạn này, có thể gọi đó là tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến sơ khai vì như Nguyễn Thành cũng như cùng quan điểm Phan Bội Châu chọn chính thể quân chủ, mặc dù không còn là quân chủ chuyên chế, nhưng ông không ý thức rõ đó là quân chủ kiểu gì. Và cách thức tổ chức của chính thể mới ông chưa có điều kiện bàn tới. Phan Bội châu nói: “Chúng tôi bôn tẩu
quốc sự bao lâu, nghĩ có mất xác rụng đầu cũng chẳng sợ, nhưng bất quá là bị cái thiên lương vì nước lọ toan nó bắt buộc mình phải vậy đó thôi, chứ đến quy mô xây dựng độc lập ra sao, thì lúc ấy chứng tôi vẫn còn mơ màng như người đi giữa đám sương sa mịt mù vậy” [8, 171].
Nội dung tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến sơ khai
Sự thành lập tổ chức Duy Tân Hội có “những đặc điểm của một Đảng kiểu mới mang màu sắc dân chủ tư sản” [65, 70]. “Với sự ra đời của Duy Tân Hội, Phan Bội Châu là người Việt Nam đầu tiên đã thành lập một tổ chức có bóng dáng đảng chính trị theo một ý nghĩa hiện đại của từ này. Xét về tình hình tổ chức và tôn chỉ mục đích của Duy Tân Hội, nó đã khác với những tổ chức hội đảng xưa, chỉ là tập hợp những người vũ dũng có tính chất rất địa phương và gắn liền trực tiếp với cá tính của một người cầm đầu. Đó là những hội đảng của thời phong kiến, tập hợp nhau theo kiểu “uống máu ăn thề” của những đảng Hầu hay Hắc Long… Trái lại, Duy Tân Hội sẽ được một “cương lĩnh hành động” chỉ đạo khi Phan Bội Châu và mấy nhân vật chủ chốt đưa ra những văn kiện trong cuộc họp lần thứ hai vào đầu năm 1906 ở Quảng Đông. Rồi từ Duy Tân Hội, một chi hội lấy tên là Công Hiến Hội hoạt động ở Nhật Bản, đồng thời có các chi nhánh khác dần dần được thiết lập ở nước ngoài như ở Quảng Đông, ở Xiêm… cho đến năm 1912 nó sẽ được cải tổ thành Việt Nam Quang Phục Hội và đến năm 1924 lại thành Việt Nam Quốc Dân Đảng” [68, 46-47]
Với tổ chức giống như một đảng chính trị thì rõ ràng tư tưởng về chính thể của Phan Bội Châu lúc này không còn thừa nhận sự lộng quyền chuyên chế của vua chúa, mà quyền lực phụ thuộc vào tổ chức, số đông nhân dân. Phan Bội Châu và những thành viên Duy Tân Hội không còn thần bí hoá địa vị vua chúa, mà các ông chọn vua theo kiểu “tuyển”, “sàng lọc”. Nguyễn
Thành nói: “Vua Hàm Nghi trốn tránh ở chốn nào, đã lâu không nghe tin tức ra sao. Còn vua Thành Thái hiện tại thì ở trong tay người Pháp kiềm chế, anh em ta không làm cách gì vào thân cận bên mình ngài đặng. Sẵn có dòng dõi của đức Đông cung Cảnh là đích tự Cao hoàng, hiện nay đang còn. Chúng ta khởi nghĩa, nên trước hết tôn ngài lên làm cung chủ” [8, 163-164] và Nguyễn Thành giới thiệu một „ứng cử viên” cho Phan Bội Châu: “Tôi tới Kinh vào Giám mới hơn một tuần liền cắp Tán Quỳnh đi vào tỉnh Quảng Nam, phủ Thăng bình, làng Nam Thịnh thăm Tiểu La tiên sinh. Tiên sinh đầu xáp mặt tôi, vui thích như bạn đã mười năm, mới kể việc tâm phúc thường đến suốt đêm, nhân giới thiệu với tôi một người dòng vua là Tôn Thất Toại” [11, 65]. Nhưng Phan Bội Châu không vừa ý vì “nhưng đến khi tôi gặp Toại thì không được mãn ý cho lắm, tôi mới bàn với tiên sinh muốn cầu được người tốt hơn nữa. Nếu không được ai hơn thì bây giờ mới dùng đến Toại cũng không muộn lắm” [11, 65].
Để chọn người vừa ý, Phan Bội Châu vào kinh đô Huế, “hễ gặp người dòng vua tất lưu ý xem xét. Còn cháu nhà Hiệp Hoà, con cả vua Đồng Khánh,