- Sự biến đổi giai tầng xã hội ở Việt Nam
QUÁ TRÌNH VÀ NỘI DUNG CHUYỂN BIẾN TƢ TƢỞNG CHÍNH THỂ CỦA PHAN BỘI CHÂU TRƢỚC NĂM
THỂ CỦA PHAN BỘI CHÂU TRƢỚC NĂM 1917
Phan Bội Châu là một nhà cách mạng, tư tưởng, văn hoá lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX, Ông đã để lại di sản trước tác khổng lồ có giá trị gồm lĩnh vực: Lịch sử, triết học, xã hội, văn xuôi, văn vần, phú… Trong khi đánh giá tư tưởng chính trị của ông, Trần Văn Giàu đã nhận định:
“Phan Bội Châu chiếm đỉnh cao nhất của tư tưởng chính trị và triết học ở Việt Nam. Cụ thành công hơn hết dĩ nhiên là tương đối, trên mấy vấn đề chủ yếu sau đây:
Thứ nhất là chủ trương cách mạng dân tộc tiến hành bằng phương pháp
bạo động, chống chủ nghĩa cải lương thoả hiệp với Pháp.
Thứ hai là chủ trương lập nhà nước Việt Nam cộng hoà và dân chủ,
chống lại chế độ quân chủ chuyên chế.
Thứ ba là nhận định tiến bộ về vai trò của đông đảo nhân dân trong lịch
sử nói chung, trong cuộc vận động giải phóng dân tộc nói riêng.
Thứ tư là đề cao vai trò của con người, hạ thấp vai trò của trời phật, bài
bác mê tín, chống chính sách của Pháp dùng tôn giáo để củng cố quyền thống trị của nó” [6, 18-19].
Đặc biệt, trong đó thì tư tưởng chính thể chính trị của Phan Bội Châu đóng vai trò rất lớn đối với dân tộc: “Phan Bội Châu là người lãnh tụ đầu tiên chủ trương lập nước Việt Nam cộng hoà và dân chủ” [6, 19]
Tuy vậy đi đến một mô hình chính thể cộng hoà dân chủ thì tư tưởng của Phan Bội Châu trải qua một quá trình chuyển biến bởi nhiều ảnh hưởng tác động phong phú đa dạng của điều kiện khách quan và chủ quan lịch sử cụ thể.