Ảnh hưởng của tư tưởng chính thể dân chủ tư sản của phương Tây thời cận đại đến Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 (Trang 41 - 51)

- Sự biến đổi giai tầng xã hội ở Việt Nam

1.2.2. Ảnh hưởng của tư tưởng chính thể dân chủ tư sản của phương Tây thời cận đại đến Việt Nam

thời cận đại đến Việt Nam

Ở phương Đông, cùng với sự tiếp xúc với phương Tây các nước trong khu vực đều có sự chuyển biến và điều này có ảnh hưởng đến Việt Nam, nhất là hai nước Nhật Bản và Trung Quốc.

Nhật Bản, năm 1868, thiên hoàng Minh Trị thay thế chính quyền Mạc Phủ chuyên chế tồn tại bấy lâu nay và tiến hành công cuộc duy tân đất nước.

Chính quyền Minh Trị đã học tập rất nhiều từ mô hình chính thể cộng hòa dân chủ ở phương Tây để xây dựng chính thể quân chủ lập hiến cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá Nhật Bản. Nhật Bản bãi bỏ chế độ đẳng cấp, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, tiến hành bầu cử tự do lập nên nghị viện, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, công bố hiến pháp, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các cơ quan, chức danh nhà nước, kể cả Nhật Hoàng, thành lập cơ quan hành pháp đứng đầu là Thủ tướng.

Trên con đường chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản Nhật Bản đòi hỏi xâm chiếm thị trường các nước, trước hết là Trung Quốc và Triều Tiên (Chiến tranh Trung - Nhật 1894). Việc bành trướng của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên động chạm quyền lợi của Nga, và chiến tranh Nga - Nhật đã xảy ra (1904 - 1905). Đây là một trong những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên ở phương Đông và Nhật Bản đã thắng lợi, đem lại tia hy vọng cho các nước phương Đông.

Chiến thắng của Nhật Bản trước nước Nga (1905) có tính chất một sự kiện tiêu biểu mở đầu cho thế kỷ mới và một niềm hy vọng mới: Một nước da vàng đã có thể chiến thắng một nước da trắng. Sức mạnh của người và yếu kém của ta chẳng phải do định mệnh. Mà có phải là định mệnh, thì định mệnh vẫn có thể được cải biến. Vấn đề là tìm ra cách thức thay đổi. Chiến thắng này của Nhật Bản đã chẳng phải là hiệu quả ngoạn mục của phong trào duy tân mới chỉ được khởi xướng mấy thập niên trước đây trên một đất nước có những con người sớm thức tỉnh trước cục diện mới của thế giới? Chẳng lạ gì mà Nhật Bản, lúc này, đã trở thành điểm đến của những người châu Á muốn có một sự đổi mới để tự giải thoát khỏi sự đô hộ của người phương Tây, để đương đầu hay hội nhập với một lịch sử nhân loại đã sang trang, như những Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, và Tôn Dật Tiên của Trung Hoa, hay Phan Bội Châu của Việt Nam...

Cuộc duy tân đem lại sự phát triển của Nhật Bản - một quốc gia đồng văn đồng chủng với Việt Nam là tấm gương để các nho sĩ cấp tiến như Phan Bội Châu học hỏi. Ông viết: “Trận Nga - Nhật chiến tranh mà Nhật đại thắng thật có chỗ hay cho chúng tôi rất lớn. Trong óc chúng tôi đến đây có một thế giới mới lạ mở ra” [8, 171]. Phan Bội Châu cùng một số nhà Nho tiến bộ thành lập Việt Nam Duy Tân Hội với chương trình hành động là giải phóng dân tộc, xây dựng chính thể quân chủ lập hiến theo mô hình Nhật Bản.

Trong bài Đề tỉnh quốc dân ca, Phan Bội Châu kêu gọi: Cờ độc lập đứng đầu phất trước.

Nhật Bản kia vốn nước đồng văn. Á Đông nổi hiệu duy tân,

Nhật hoàng Minh Trị anh quân ai bì?... …. Gương Nhật Bản đất Á Đông. Dòng ta, ta phải soi chung kẻo lầm.

Tại Trung Quốc đến cuối thế kỷ XIX, vẫn là nước phong kiến quân chủ chuyên chế dưới triều Mãn Thanh. Xã hội vẫn chìm trong nghèo nàn lạc hậu. Sau cuộc chiến tranh Nha Phiến năm 1840, Trung Quốc như miếng bánh để các đế quốc thực dân phương Tây xâu xé, để rồi Trung Quốc chuyển dần thành xã hội nửa phong kiến nửa thuộc địa. Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) càng bộc lộ sự tụt hậu của Trung Quốc, nhiều phong trào đấu tranh nổ ra phản kháng lại chính quyền trung ương quân chủ như phong trào Thái Bình Thiên Quốc, phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, phong trào Duy Tân Mậu Tuất… Tầng lớp nho sĩ cấp tiến, trí thức tiểu tư sản yêu cầu đổi mới, hiện đại hoá đất nước. Và Nhật Bản là nơi mà họ qua học tập, nghiên cứu và lưu vong.

Để cổ động tinh thần đổi mới, các nhà trí thức Trung Quốc đã dịch phổ biến nhiều tác phẩm của Môngtexkiơ, Rútxô… về các vấn đề chính thể dân

chủ, dân quyền, tự do bình đẳng. Các phần tử trí thức phong kiến tiến bộ như Khang Hữu Vi (1858 - 1927), Lương Khải Siêu (1873 - 1929), Đàm Tự Đồng (1865 - 1898) còn viết nhiều tác phẩm thể hiện tinh thần đổi mới vượt qua giới hạn của nền văn hóa Nho học truyền thống, đề nghị canh tân Trung Quốc, xây dựng hệ thống tư tưởng chính trị mới với các khái niệm cộng hòa, tự do, dân chủ, dân sinh, của phương Tây cận đại. Gọi là “Tân thư”, “Tân văn”.

“Tân thư” là những sách chứa đựng kiến thức mới (tân học) về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, trong đó có triết học, chính trị, khác với những kiến thức xưa nay trong các kinh điển của Nho giáo. Tân thư có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Trung Quốc.

“Tân văn” là những tờ báo đăng tải những bài, những tin tức có nội dung tích cực do các nhà trí thức duy tân sáng lập. Đó là các tờ báo: “Thời vụ báo”, “Thanh nghị báo”, “Tân dân tùng báo”.

“Tân thư”, “Tân văn” từ Trung Quốc, Nhật Bản đã du nhập, gây tác động lớn đến các nhà Nho Việt Nam yêu nước, tạo nên một luồng sinh khí mới, hình thành nhiều tư tưởng mới đối với nhiều nhà canh tân, trong đó có Phan Bội Châu.

Cuộc chính biến Mậu Tuất năm 1898 do vua Quang Tự được nhiều nhà Nho học cấp tiến ủng hộ nhằm duy tân đất nước theo mô hình chính thể quân chủ lập hiến tiến hành được 103 ngày có tiếng vang rất lớn nhưng không vượt qua được các thế lực phong kiến bảo thủ nên đã thất bại. Những nhà tư tưởng lãnh đạo như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu theo chủ nghĩa cải lương, phản đối cách mạng bạo lực, mặc dù chủ trương cải cách nhưng vẫn duy trì chính thể quân chủ. Nhưng điều đó đều có ảnh hưởng rất lớn đối với giới trí thức các nước lân cận, như Việt Nam. Phan Bội Châu viết “Nếu không có cuộc chánh biến nước Tàu (1898), cùng cuộc Nga - Nhật chiến tranh (1904), sách mới Khương, Lương truyền sang, thì giấc mộng bát cổ của sĩ phu ta, e

đến ngày nay cũng chưa nguôi” [15, 432]. Huỳnh Thúc Kháng, một trí thức cùng thời với Phan Bội Châu nói lên những tác động của những sự kiện ở Trung Quốc: Cuộc chính biến Mậu Tuất (1898) làm cho sĩ phu nước ta tỉnh ngộ rất nhiều, không còn bế tắc như thời trước.

Trung Quốc bước sang đầu thế kỷ XX, sự thống trị của phong kiến và thực dân đế quốc làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ. Đỉnh cao của cách mạng lúc này là Tôn Trung Sơn (1866 - 1925). Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn dựa trên 3 nguyên lý cơ bản: Dân tộc, Dân Quyền và Dân sinh.

Trước hết là giành lấy độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của người Hán. Sau đó phát triển dân quyền, nhân dân cần có được 4 quyền cơ bản: Bầu cử, đề nghị dự luật, biểu quyết bãi nhiệm chính quyền hay công chức, và phúc phủ quyết luật pháp. Và điều quan trọng nữa là Dân sinh: Chính quyền phải dành tất cả sự quan tâm đến đời sống nhân dân, vì một quốc gia không thể hùng cường nếu nhân dân không được ấm no.

Tháng 8/1905 Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng Minh Hội với chủ trương “Đánh đuổi Mãn Thanh, khôi phục Trung Quốc, thành lập dân quốc, chia ruộng đất cho dân cày”. Với một nền kinh tế nông nghiệp như Trung Quốc thì khẩu hiệu “chia ruộng đất cho dân cày” đã lôi cuốn được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Tổ chức của Trung Quốc Đồng Minh Hội có Tổng lý và ba bộ : Bộ Chấp hành; bộ Bình nghị và bộ Tư pháp. Có sự phân công chuyên trách các tỉnh và liên lạc phần thuộc các tỉnh là những người có danh vọng, chủ yếu là các phần tử trí thức tư sản và tiểu tư sản. Cơ cấu tổ chức của Duy Tân Hội và sau này tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội do Phan Bội Châu xây dựng cũng chịu ảnh hưởng lớn từ tổ chức trên.

Năm 1911, cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo thành công, xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế và ra đời nhà nước Trung Hoa

dân quốc, xây dựng nhà nước cộng hoà dân chủ đầu tiên ở phương Đông. Sự kiện này tác động mạnh đến tư duy của các nhà tư tưởng thuộc hệ thống Nho học phương Đông và tác động rất lớn đến sự lựa chọn của các nhà cách mạng Việt Nam, đặc biệt là Phan Bội Châu, tạo điều kiện cho sự ra đời của Việt Nam Quang Phục Hội.

Tháng 3/1913, dưới sức ép của các thế lực xuất thân quan lại, địa chủ và tư sản, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức và Viên Thế Khải – một đại thần của triều đình phong kiến – lên làm tổng thống. Những chủ trương lớn của Trung Quốc Đồng Minh Hội bị thay đổi. Cục diện Trung Quốc lần nữa tác động đến hoạt động của Phan Bội Châu trên đất Trung Quốc.

Rõ ràng, trước thực trạng biến đổi của đất nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và cùng với tác động của tình hình thế giới, Tân thư, Tân văn ở Việt Nam đã xuất hiện một số nhà tư tưởng canh tân: Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871), Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), Phạm Phú Thứ (1820 - 1880), Nguyễn Lộ Trạch (1852 - 1895), và nhất là sang thế kỷ XX, thế hệ tiếp nối là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp…

Các nhà canh tân nhận thức được tình thế hiểm nghèo của dân tộc, nên có những đề xuất đổi mới về các mặt giáo dục, văn hoá, kinh tế, quốc phòng… để nước mạnh, để giữ nước, “với Nguyễn Lộ Trạch, là bài “Bàn về

những tình thế lớn trong thiên hạ” (thiên hạ đại thế luận) viết tháng 4 năm

1863. Với Phạm Phú Thứ, là những ghi chép về các điều mắt thấy tai nghe trong chuyến tham gia sứ bộ do Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông (1863). Với Trần Đình Túc là những tờ tâu xin khai khẩn đất hoang ở Thừa Thiên và Quảng Trị (1863, 1864). Với Đặng Huy Trứ, là tài liệu viết về kỷ thuật đóng tàu chạy bằng hơi nước (1865) và tờ tâu xin, tiếp đó là công việc tổ chức và điều hành hoạt động của Ty Bình Chuẩn

(1865, 1866)” [74, 294]. Nguyễn Trường Tộ sau khi đi sứ một số nước đã nhận thấy rằng: “Thời kỳ khôi phục nước nhà đã có xác chứng ở bốn bể, dự tính được tương lai. Đi theo con đường nào mới được? Con đường phải theo không thể tìm ở trong nước mà phải tìm trong thiên hạ” [3, 123]. Và theo ông, việc tìm con đường trong thiên hạ “không phải là muốn bỏ hết cái cũ và mưu cầu cái mới… Phải lấy cái hay của mình sẵn có, còn phải lấy cái hay trong thiên hạ mới sáng tạo ra. Như thế cái mới trong thiên hạ có, mình cũng có và cái mình sẵn có thiên hạ lại không có. Lấy hai điều biết mà dính lại một điều biết. Như thế ai dám khinh rẻ mình” [3, 198].

Tiếc rằng những tư tưởng của các nhà canh tân cuối thế kỷ XIX như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch “chỉ có thể nằm trên giấy hoặc nhiều lắm chỉ được thực hiện nhỏ giọt và luôn luôn bị hạn chế” [74, 302].

Nhưng dù sao những tư tưởng đã để lại nhiều giá trị cho các nhà tư tưởng canh tân Việt Nam tiếp sau này. Như Phan Bội Châu đã nói về cơ duyên ấy: “Tôi được đọc bài Thiên hạ đại thế luận của ông Kỳ Am (Nguyễn Lộ Trạch) mà nhân đó tư tưởng mới măng mầm nơi tôi” [11, 59].

Điều đáng chú ý là cho đến trước thế kỷ XX thì ở tất cả các tư tưởng canh tân, riêng lĩnh vực chính thể chính trị thì không có gì canh tân, họ vẫn tôn sùng hệ tư tưởng chính trị Nho giáo. Do họ được tôi luyện và trưởng thành trong môi trường Nho giáo. Sự ảnh hưởng đó không dễ gì thay đổi nhanh được. Nguyễn Trường Tộ thì cho rằng vua là gốc nước, quan là trọng, Nguyễn Lộ Trạch cho rằng: “Vua là gốc của nước”, “không có đạo vua thì không có thế gian” [79, 214]. Tư tưởng trung quân gắn chặt trong Đặng Huy Trứ thể hiện qua câu thơ trong bài Yến đại từ đường viết năm 1865, khi ông đã có những tư tưởng canh tân:

“Tứ triều hoa cổn thi thiên trạch, Bách thế cơ cầu đạo nghĩa môn”

(Bốn triều hưởng vinh sủng là ơn huệ của nếp nhà thi thư, Và trăm đời nối nghiệp là theo con đường đạo nghĩa) [47, 309]. “Sự đầu hàng của nhà Nguyễn, đánh dấu bằng hiệp ước năm 1884 nên được hiểu như sự thất bại tất yếu xuất phát từ nguyên nhân bên trong, nếu tính đến hiện thực Việt Nam vào nửa sau thế kỷ XIX. Trong điều kiện lịch sử lúc ấy, chúng ta không thể thắng về vật chất trước nước Pháp có hơn một trăm năm tư bản, còn về mặt tinh thần thì chủ nghĩa yêu nước mang nặng tính chất trung quân, đôi khi là trung quân mù quáng, đã không còn phát huy tác dụng. Điều này lý giải vì sao hàng loạt phong trào khởi nghĩa dưới ngọn cờ trung quân lần lượt bị thất bại” [16, 36].

Tiểu kết chương I: Như vậy có thể khái quát rằng cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược, tại Việt Nam đã hình thành và tồn tại một nhà nước quân chủ phong kiến chuyên chế kéo dài dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân phong kiến và ruộng đất công làng xã cùng bệ đỡ là hệ tư tưởng Nho giáo.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến dẫn đến những mâu thuẫn hết sức sâu sắc và quyết liệt. Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với tư sản, nông dân với địa chủ; mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn thực dân Pháp. Tất cả những mâu thuẫn đó tạo tiền đề dẫn đến các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ngày càng mạnh mẽ. Với điều kiện xã hội đó, Hồ Chí Minh nhận định: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” [54, 28].

“Tinh thần yêu nước của người Việt Nam tiếp tục được khơi dậy với tính chất mạnh mẽ hơn. Một khi chế độ quân chủ đã biến chuyển, quốc vương không giữ được quyền độc tôn nữa tất nhiên tư tưởng tôn quân quyền cũng

từng bước nhạt phai. Người ta nhận thấy sự cần thiết phải tách lòng trung quân rời khỏi lòng ái quốc, và kẻ trung thành với nhà vua chưa chắc là kẻ yêu nước; còn người yêu nước chưa chắc phải là người trung thành với chế độ quân chủ, đôi khi còn là kẻ thù của chế độ quân chủ. Tinh thần yêu nước không pha lẫn tư tưởng tôn quân quyền và từ đó biểu tượng của các vị hoàng đế không còn là biểu tượng duy nhất, tối cao cho quốc gia. Sự suy tàn của chế độ quân chủ ở nước ta là tất yếu. Ngay những năm đầu chống Pháp, chế độ quân chủ còn tương đối mạnh đều mang tính cách Cần Vương. Những người nổi lên chống Pháp đều quy tụ về vua, chiến đấu cho quyền lực và lợi ích của vị vua đó. Phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi lãnh đạo và những sĩ phu hưởng ứng phong trào ấy là các vị văn quan, văn thân, trí thức cũng vì mục đích ấy. Nhưng khi chính thể quân chủ suy tàn và địa vị nhà vua bắt đầu sút kém, các phong trào được chuyển sang hình thức mới. Các phong trào chống Pháp với mục đích giành độc lập, chủ quyền quốc gia chứ không vì mục đích

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)