Nguyên do hình thành và nội dung tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến của Phan Bội Châu thời kỳ sau

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 (Trang 73 - 84)

- Sự biến đổi giai tầng xã hội ở Việt Nam

2.2.2. Nguyên do hình thành và nội dung tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến của Phan Bội Châu thời kỳ sau

hiến của Phan Bội Châu thời kỳ sau 1906

Thực hiện nhiệm vụ thứ 3 của Duy Tân Hội, Phan Bội Châu xuất dương, phát động phong trào Đông Du. Tháng 2/1906 tại Nhật Bản, cương lĩnh Duy Tân Hội được in và công bố: “Đánh đổ Pháp, khôi phục Việt Nam, kiến thiết nước quân chủ lập hiến” [11, 112].

Như vậy, trong hoàn cảnh, điều kiện mới Phan Bội Châu đã xác định rõ chính thể cho Việt Nam là quân chủ lập hiến. Chính thể này đảm bảo được tư tưởng dân chủ. Và tư tưởng dân chủ ngày càng đậm nét qua một số tác phẩm nổi tiếng của Phan Bội Châu viết trong thời kỳ này, như: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải Ngoại huyết thư (1906), Tân Việt Nam (1907), Việt Nam quốc

sử khảo (1908)…

Sự chuyển biến đó là một quá trình vừa xây dựng đường lối cứu nước vừa điều chỉnh trên con đường qua Nhật Bản, ông gặp nhiều tư tưởng mới, các chính khách Nhật Bản cũng như Trung Quốc và nhiều yếu tố quan trọng khác tác động đến.

Nguyễn Lộ Trạch trước đây đã cảnh báo triều đình nhà Nguyễn muốn thắng được thực dân Pháp thì phải có kinh tài, vũ khí hiện đại. Sự thờ ơ trước lời cảnh báo đó là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, mặc dù tinh thần hy sinh của người Việt Nam rất cao.

Phan Bội Châu thưở nhỏ đã có tinh thần bạo động, sẵn sàng “xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”. Sự trải nghiệm thất bại giúp ông hiểu rằng muốn đấu tranh vũ trang thắng được thực dân Pháp cần vượt qua phạm vi phong trào Cần Vương và chuẩn bị được 3 nội dung: Lực lượng, tiền quỹ và vũ khí hiện đại. Vào khoảng thời gian năm 1904, 1905, sau lúc thành lập Duy Tân Hội thì nỗ lực của ông phần nào thành tựu như ông nói trong Ngục Trung thư: “Lúc

bấy giờ, những nghĩa dân hiệp sĩ khắp trong nước đã liên lạc nhất trí với nhau rồi. Từ Bắc vô Huế, khắp các tỉnh thành châu quận trọng yếu, chúng tôi đều ngấm ngầm sắp đặt vây cánh phe đảng đâu đó hẳn hoi, chỉ còn đợi thời cơ là khởi sự. Vấn đề tìm kiếm những khoản tiền lớn để làm việc, cũng có anh em gánh vác trách nhiệm quyên góp” [8, 169].

Nội dung thứ ba là vấn đề vũ khí đang là nghị sự của Duy Tân Hội: “Các ông sách sỹ (người chuyên nghĩ mưu kế) trong đảng chúng tôi lúc ấy, gặp phải một vấn đề to lớn khó khăn mà không sao giải quyết được, ấy chính là vấn đề quân giới” [8, 170].

Nhiều chí sĩ Việt Nam cũng thấy rằng chúng ta đang đối diện với một kẻ thù mới từ phương Tây súng đạn tàu đồng “Phải biết võ khí của người Pháp tinh nhuệ hơn mình muôn lần, ngàn lần” [8, 169-170]; Khác với các cuộc chiến tranh giữ nước truyền thống chống giặc ngoại xâm phương Bắc, các kho vũ khí của Pháp kiểm soát nghiêm ngặt. Chỉ còn cách là mua vũ khí từ bên ngoài.

Lúc ấy, Nhật Bản nổi lên như một đế chế, một anh cả da vàng ở châu Á đang có ý đồ loại các đế quốc phương Tây ra khỏi vùng châu Á, với suy nghĩ kẻ thù của kẻ thù mình là bạn và Phan Bội Châu hy vọng Nhật Bản với Việt Nam là đồng văn, đồng chủng, đồng châu sẽ giúp Việt Nam nên Phan Bội Châu quyết định đi Nhật Bản cầu binh, mua vũ khí, và nhờ đào tạo nhân tài.

Chính khách mà Phan Bội Châu gặp đầu tiên trên đất Nhật Bản đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến của Phan Bội Châu là một người Trung Quốc ông hằng kính phục chính là Lương Khải Siêu, người theo phái bảo hoàng.

Các tác phẩm thể hiện tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến của Phan Bội Châu như Tân Việt Nam, Hải ngoại huyết thư đều ảnh hưởng ít nhiều bởi

Lương Khải Siêu. Lương Khải Siêu lên án vua chúa là “dân tặc”, quan lại là nô lệ của họ nhà vua, “dân tặc” coi dân như là nô lệ. Ông khẳng định quốc gia là tài sản chung của toàn thể quốc dân. Cần phải phân biệt giữa quốc gia và triều đình. Trong điều kiện trình độ quốc dân còn kém, quốc dân chưa đủ năng lực để thực hiện nền chính trị nghị viện thì để đảm bảo chủ quyền, Trung Quốc vẫn tiếp tục mô hình chính thể quân chủ truyền thống. Ý cuối cùng của Lương Khải Siêu không được Phan Bội Châu tiếp nhận, còn lập luận rằng khi lựa chọn chính thể, cần căn cứ vào trình độ quốc dân đã củng cố thêm tư tưởng của Phan Bội Châu trong cuộc tranh luận với Phan Châu Trinh về chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa dân chủ.

Trong bút đàm nổi tiếng với Phan Bội Châu, Lương Khải Siêu có khuyên ý tứ quan trọng: “Quý quốc không phải lo không có ngày độc lập mà chỉ lo quốc dân không đủ tư cách độc lập” [11, 92]. Ý của Lương Khải Siêu cảnh báo Phan Bội Châu phải chú tâm vào phát triển dân trí, dân khí và nhân tài, và quan trọng hơn nữa là phát triển dân chủ, để tạo điều kiện tiến dần đến chính thể dân chủ. Bởi vì khi quốc dân không ý thức được nghĩa vụ và quyền hạn, dân quyền độc lập, tự do của mình thì dù có giành được độc lập cho dân tộc thì người dân cũng sẽ lại rơi vào tình trạng như Phan Châu Trinh nói “dịch

chủ tái nô”. Không ít dân tộc trên thế giới đã đổ xương máu để giành độc lập

để rồi lại làm thân nô lệ trong một chế độ mới, vì họ đã không hiểu được quyền làm chủ của mình như thế nào.

Những lời khuyên của Lương Khải Siêu rất nhiều và để lại nhiều suy nghĩ của Phan Bội Châu như ông đã nói: “Tôi rất phục lời họ Lương nói phải lắm. Trở về nhà trọ rồi tôi thao thức suy nghĩ cả đêm không sao nhắm mắt được” [8, 189].

Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu nên phát triển dân trí bằng con đường du học qua Nhật Bản và đừng nên hy vọng vào cầu binh ở Nhật

Bản vì “mưu ấy sợ không tốt, quân Nhật Bản đã một lần vào nước, quyết không lấy gì đuổi nó ra được! Thế là muốn tồn được nước mình mà thiệt là làm cho chúng mất mà thôi!” [11, 92]. Điều đó đã góp phần hình thành cho Phan Bội Châu chuyển hướng dự định phát triển phong trào Đông Du.

Nhật Bản là đất nước mà Phan Bội Châu học hỏi được nhiều điều. Trong những tháng đầu ở Nhật Bản, Phan Bội Châu thấy “được cái hiện trạng của nước Nhật về chính trị, giáo dục, ngoại giao, thực nghiệp” [8, 184]. Điều mà trước đây ông chưa hề thấy: “Vua nước Nhật Bản kính dân như thầy, như cha, thương dân như cha mẹ nuôi con, phải nuôi nấng con côi, giúp đỡ người tàn tật; bệnh viện, trường học không cái gì là không dành phần trước cho dân rồi sau mới đến mình. Ngay cả việc giảng hoà, khai chiến, hành quân, thu thuế, điều binh…, không việc gì là không do nghị viện nhân dân quyết định” [7, 198].

“Kìa xem Nhật Bản người ta. Vua dân như thế một nhà kính yêu.

Chữ bình đẳng đặt đầu chính phủ” [7, 230].

Sự dung hoà của chính thể quân chủ và chế độ dân chủ tạo thành mô hình chính thể quân chủ lập hiến vẫn tạo sự phát triển vượt bậc của Nhật Bản không thua kém gì các nước cộng hoà phát triển ở Âu – Mỹ đã củng cố thêm tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến của Phan Bội Châu. Điều này có vẻ hợp với tư duy của một nho sỹ cấp tiến giao thời như Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu còn tìm được sự ảnh hưởng, đồng điệu trong quá trình tiếp kiến các chính khách cao cấp của Nhật Bản. Các chính khách Nhật Bản hỏi Duy Tân Hội theo chủ nghĩa nào, Phan Bội Châu cho là “quân chủ lập hiến”, vì Hội chọn vị hoàng thân Cường Để để làm chủ: “Mục đích của Đảng chúng tôi bây giờ cốt thiết hơn hết là làm cách nào bắt buộc người Pháp trả quyền độc lập cho chúng tôi đã, còn như quân chủ hay

dân chủ lại là một vấn đề khác, giờ chưa nghĩ đến, song cứ theo lịch sử nước tôi xưa nay và dân trí hiện tại thì quân chủ phải hơn. Bởi vậy, đảng chúng tôi đã tôn một vị hoàng thân là ông Kỳ ngoại hầu lên làm hội chủ, thế là chúng tôi sắp đặt quân chủ nay mai đó” [8, 18].

Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản là đồng văn, đồng chủng, đồng châu. Sự tương đồng cao nhất là đồng văn: cùng nền văn hóa phương Đông ở các khía cạnh như chữ Hán, tâm lý, trình độ dân chúng, nền chính trị Nho giáo… Phan Bội Châu đã gặp các chính khách như Lương Khải Siêu, Khuyển Dưỡng Nghị, Đại Ôi Trọng Tín… cũng tương đồng chính kiến: duy trì nền quân chủ. Nhưng sự tôn sùng địa vị quân vương ấy ở nhận thức từng người có mức độ khác nhau, do một yếu tố lớn chi phối: Trình độ dân trí của mỗi nước.

Trong những lần thất lạc hành lý, lạc đường trên đất Nhật, Phan Bội Châu hiểu rõ hơn về trình độ dân trí của Nhật Bản khác Việt Nam như thế nào: “Tôi (Phan Bội Châu) bấy giờ mới than rằng: Chính trị của cường quốc với trình độ của quốc dân chỉ một việc ấy, so với nước ta hoá những trời với vực xa nhau mà thôi!” [11, 9]. Những người xe ôm Việt Nam hiện nay cần phải học hỏi những lời anh phu xe ở nước Nhật đầu thế kỷ XX như sau: “Chiếu theo quy luật Nội vụ sảnh đã quy định, thì từ ga Đông kinh đến nhà này giá xe chỉ có ngần ấy và lại ý ta nghĩ các người là người ngoại quốc, yêu mấy nước Nhật Bản mà đến, vậy nên ta hoan nghênh các người chứ không phải hoan nghênh tiền đâu. Bây giờ các người cho tiền quá lệ, thì là khinh bạc người Nhật Bản rồi đó” [11, 10]. Nghe xong lời ấy, Phan Bội Châu càng hiểu hơn “trí thức trình độ dân nước ta, xem với người phu Nhật Bản chẳng đáng chết thẹn lắm hay sao!” [11, 10].

Như vậy, bên cạnh ảnh hưởng của Lương Khải Siêu thì sự trải nghiệm, tìm hiểu về đất nước con người Nhật Bản có tác động đến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu ở hai mặt sau:

Thứ nhất, muốn xã hội phát triển cần phải xây dựng, phát huy được nền dân chủ, bài học từ nước Nhật Bản góp phần cho sự hoàn thiện tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến dân chủ của Phan Bội Châu trong một số tác phẩm trong thời gian ông ở Nhật Bản: Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam. Đây là một quá trình lâu dài, không thể nôn nóng.

Thứ hai, cần duy trì chính thể quân chủ, tất nhiên là chính thể quân chủ lập hiến bởi yếu tố văn hoá truyền thống dân tộc chưa dễ dứt bỏ, rũ bỏ chế độ quân chủ là xoá bỏ hệ thống tư tưởng phong kiến đề cao quan lại được coi là giới tinh hoa của xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Sự duy trì chính thể quân chủ lập hiến Phan Bội Châu hy vọng sẽ tập hợp được mặt trận dân tộc gồm nhiều lực lượng trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành lại độc lập dân tộc. Phan Bội Châu không thể vượt qua phạm vi dân tộc – quốc gia , ông giữ vững lập trường dân tộc – quốc gia vì tương lai của dân tộc mình. Vì trong thực tế hoạt động Phan Bội Châu được coi là nhà cách mạng dân tộc dân chủ vĩ đại của Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Chính vì thế mà trong cuộc tranh luận với Phan Châu Trinh về quân chủ hay dân chủ trên đất Nhật Bản, Phan Bội Châu bảo vệ lập trường chính thể quân chủ lập hiến mà không đồng ý thực hiện ngay, chấp nhận tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh.

Nhật Bản trình độ quốc dân rất cao mà vẫn duy trì quân chủ lập hiến (tất nhiên Phan Bội Châu chưa thấy rõ được tính chất không triệt để của cuộc cách mạng tư sản ở nước Nhật Bản), còn “trình độ quốc dân ta còn kém hẳn người Âu” [7, 23]. “Quốc dân ta ngày nay còn đang măng sữa, khác nào còn ở giai đoạn phôi thai. Răng đứa trẻ còn chưa chắc mà đã đút xương bắt nhai, chân đi chưa vững mà lấy roi vọt khua bắt chạy làm thế mà nó không khóc, không què thì thiệt là vô lý” [7, 22-23]. Vì thế, không thể áp dụng chính thể cộng hoà như các nước Âu Mỹ được. Mặc dù Phan Bội Châu không trọng gì

các ông vua, điều này thể hiện Phan Bội Châu là một nhà chính trị biết đặt cái Tôi của mình ra sau thực tiễn đất nước, những đồng thời nó cũng phản ánh hạn chế trong việc tiếp cận cái mới tiến bộ ở Phan Bội Châu.

Điều này trước đây cũng được Tôn Trung Sơn góp ý Phan Bội Châu: “Ông Tôn vì đã đọc qua bản Việt Nam vong quốc sử, ông biết trong đầu óc tôi chưa thoát khỏi tư tưởng quân chủ nên ông hết sức bài bác đảng quân chủ lập hiến là hư ngụy” [11, 109].

Thậm chí Phan Bội Châu cho rằng, lúc này mà đưa ra thuyết cộng hoà sẽ nguy hại đến phong trào cách mạng, hỗn loạn trong quốc dân. “Kẻ thù bên ngoài chưa diệt được mà trong nội bộ đảng đã chia rẽ” [7, 23]. Và thực tế đã vậy.

Do ảnh hưởng tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh mà hoạt động của Duy Tân Hội có sự chia rẽ ở Bắc kỳ và Trung kỳ, hình thành phái cấp khích ở Nghệ Tĩnh do Đại Đầu, Thành Sơn đứng đầu. Họ luôn hối thúc Phan Bội Châu chuyển vũ khí về để tiến hành bạo động, mặc dù giờ đây nhận thức của Phan Bội Châu đã khác, như ông nói trong Ngục trung thư: “Chính tôi lúc chưa bỏ nước ra đi cũng chỉ có tư tưởng giống y như thế; chừng sau ra ngoài được rộng kiến văn và nhờ người ngoài giáo huấn tôi mới biết sự việc quang phục nhà nước, không sao có cơ sở cho thật bền vững thì không làm nên” [11, 192]. Do nhận thức sự lạc hậu của Việt Nam nên Phan Bội Châu chủ trương đấu tranh vũ trang ở tương lai xa.

Sự xung đột trong đảng buộc Phan Bội Châu phải trở về nước lần thứ hai để rồi hối tiếc cho sự tan rã của đồn “Tú nghệ”, nơi khu Phồn Xương của Hoàng Hoa Thám.

Còn một lý do quan trọng nữa để Phan Bội Châu lựa chọn chính thể quân chủ là trong thời gian này ông chuẩn bị phát triển hoạt động Đông Du đào tạo nhân tài từ nguồn ở Nam kỳ, trước hết là đào tạo lớp học sinh từ Nam

kỳ, mà muốn làm điều đó thành công cần nêu cao ngọn cờ quân chủ, như ông nói trong Niên biểu: “Mà vận động Nam kỳ tất nhờ ở nơi nhân tâm nhớ cũ mới có hiệu lực” [11, 111]. Sự ủng hộ của nhân sĩ Nam kỳ có vai trò to lớn đối với sự phát triển của phong trào Đông Du do Duy Tân Hội phát động ở: “Mượn kim tiền của Nam kỳ mà nuôi cả nhân tài Trung, Bắc cũng là chước hay lắm” [11, 118].

“Và chước hay lắm” của Phan Bội Châu đã thành công. Trong hơn 200 học sinh du học ở Nhật Bản thì khoảng 100 học sinh là từ Nam kỳ với sự ủng hộ lớn về tài chính.

Tóm lại, trong thời gian này Phan Bội Châu xác định chính thể của

Duy Tân Hội vẫn là quân chủ lập hiến. Sự lựa chọn chính thể quân chủ lập hiến của Phan Bội Châu có cơ sở xuất phát từ nhiều toan tính, có tính chất thoả hiệp, chiết trung. Thể hiện quá trình tư tưởng của Phan Bội Châu tiến dần đến với tư tưởng dân chủ một cách từ tốn, ngày càng hoàn thiện hơn. Trong đó Tân văn, Tân thư đóng một vai trò hết sức lớn.

Nội dung tƣ tƣởng chính thể quân chủ lập hiến của Phan Bội Châu.

Tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến của Phan Bội Châu thể hiện ngày càng có nội dung rõ nét trong các tác phẩm ông viết trong thời gian ở Nhật Bản.

Phan Bội Châu chủ trương xây dựng ở Việt Nam một nhà nước kiểu mới đầy tính dân chủ do nhân dân bầu ra: “Phàm nhân dân nước ta không cứ

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)