Ảnh hưởng của tư tưởng quân chủ trong những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 (Trang 60)

- Sự biến đổi giai tầng xã hội ở Việt Nam

2.1.2. Ảnh hưởng của tư tưởng quân chủ trong những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu

của Phan Bội Châu

Tin vào mô hình chính thể quân chủ còn có thể tập hợp được, thu hút được lực lượng nên Phan Bội Châu tìm cách liên kết với các lực lượng yêu nước của các sĩ phu còn sót lại. Ông tiến hành những hoạt động sau đây dưới ngọn cờ của tư tưởng phong kiến đó.

Phan Bội Châu liên lạc các dư đảng Cần Vương khác: “Số là ban đầu tôi định chiêu nạp bọn anh hùng lục lâm và những người trong đảng Cần vương còn lại để dựng cờ khởi nghĩa ở khoảng Nghệ Tĩnh. Bởi vậy có một lúc nhiều khách rượu làng chơi, cùng tôi giao du lui tới thân mật lắm. Bộ hạ cũ của Phan tướng công là Quỳnh Quảng và môn hạ của Bạch Xỉ là bọn Kiểm và Cọng hay ra vào nhà tôi luôn. Nhà tôi là nhà làm nghề dạy học, nhưng mà học trò chỉ ở nhà ngoài, còn nhà trong thì chứa đầy khách hào kiệt sơn lâm” [8, 160-161]. “Thêm hồi rảnh rang thời tôi đi khắp các xứ đất Mường thuộc miền Nghệ Tĩnh kết nạp với những thổ hào lục lâm, các đầu mục như họ Cầm, họ Mao thảy có đề đính tâm sự với” [11, 61].

Năm 1901, Phan Bội Châu cùng các dư đảng Cần Vương và khách “lục lâm” chuẩn bị tiến hành cuộc bạo động cướp thành Nghệ An vào ngày lễ “chính trung” (14/7/1901) nhưng không thành.

Sau đó, Phan Bội Châu mở hoạt động ra phía Bắc, tìm cách liên kết với Hoàng Hoa Thám: “Mùa xuân năm Nhâm Dần (1902), tôi từng một lần phái người đi Bắc Kỳ tới đồn Phồn Xương, huyện Yên Thế yết kiến cụ Đề đốc Hoàng Hoa Thám. Người đi đó là Tán Quýnh với học trò tôi. Nhưng khi vào đồn cụ Hoàng thấy đến thảy là khách lạ, không dám tin, nên thành ra đi không lại về không mà thôi. Tháng 11 năm ấy, tôi muốn tự thân đi đến đồn cụ Hoàng” [11, 61-62].

Ông còn liên kết với phong trào Cần Vương ở phía Bắc còn sót lại: “Tôi mới đi khắp Bắc Kỳ, thăm hết những người trong nghĩa đảng còn sót lại, gặp được nhiều người bạn tốt như Khổng Định Trạch đã từng làm đốc biện đảng Cần Vương đến lúc bấy giờ lại làm người trọng yếu trong đảng” [11, 62].

Tiếp đó ông mở phạm vi hoạt động vận động đồng chí vào tận phía Nam: “Mùa xuân năm Quý Mão (1903) vì muốn thực hành kế hoạch thứ hai, tôi mới mượn tiếng nhập Kinh toạ Giám, bỏ nhà vào Huế. Một phương diện thì thì nhân chơi khắp Bình Trị, Nam Ngãi cho suốt tới các hạt Nam Kỳ để cầu thêm nhiều người đồng chí” [11, 64].

Trong điều kiện lúc ấy, Phan Bội Châu cho rằng, các phong trào đấu tranh của các nghĩa sĩ thất bại không phải do theo ngọn cờ chủ nghĩa quân chủ hay do chưa có chủ nghĩa gì khác mà nguyên do họ chưa thành lập được một liên minh đoàn kết dân tộc thống nhất, rộng lớn. Tuy rằng ông đặt vai trò lãnh đạo ở các thân sĩ Nho học.

Vì thế, sau đó Phan Bội Châu đi tìm lực lượng nội ứng trong tầng lớp quan lại triều đình và thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là tìm minh chủ: “Âm thầm kết thức với những người dòng họ vua, mong được hạng người như Lưu tiên chúa, Lê Trang Tôn. Lại một phương diện nữa thời vào ra với các đám quan trường cốt được một vài người nội ứng, tưởng trong ấy cũng có Trương Lưu Hầu, Địch Lương Công may chăng” [11, 64].

Năm 1903, Phan Bội Châu đến Huế hoạt động núp dưới danh nghĩa chuẩn bị cho thi Hội, thi Đình để liên kết nghĩa đảng. Ông mở rộng phạm vi hoạt động về phía Nam.

Trong thực tiễn quá trình mở rộng xây dựng lực lượng vào phía Trung kỳ, Nam kỳ lần này, tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu đã thay đổi.

Tóm lại: Trong giai đoạn này, tư tưởng về mục tiêu con đường cách mạng, lựa chọn chế độ, chính thể của Phan Bội Châu mang nặng ý thức hệ

phong kiến. Ông vẫn tiếp tục con đường đấu tranh của các sĩ phu yêu nước cuối thế kỷ XIX, tôn quân. Mặc dù thực tế ông chưa có một ngày cầm đao giết giặc, nhưng với ngọn cờ đó ông đã quy tụ được nhiều nghĩa quân, liên kết lực lượng rộng rãi chuẩn bị cho các hoạt động yêu nước tiếp sau.

Lúc này, Phan Bội Châu đã khai thác được những yếu tốt tích cực của tư tưởng tôn quân vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, tư tưởng của ông thông qua những áng thơ văn đã kêu gọi được tinh thần trung nghĩa, trách nhiệm của người dân đối với sự hưng vong của dân tộc. Vì đối với Phan Bội Châu vào thời điểm đó, Nho giáo vẫn là vũ khí sắc bén để cổ vũ tinh thần chống giặc.

Tư tưởng Phan Bội Châu lúc này cũng đã có nhiều yếu tố tiến bộ, vượt khỏi tư duy các phong trào thời kỳ ấy. Qua một số lần thất bại, Phan Bội Châu thấy rằng cần mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động, đi tìm đồng chí, giao kết với nhiều chí sĩ Bắc Nam, cần có một sự đoàn kết chặt chẽ toàn thể dân tộc vào một khối thống nhất.

Nhân vật đầu tiên mà Phan Bội Châu gặp là Tiểu La Nguyễn Thành ở Quảng Nam. Có thể nói Nguyễn Thành là nhân vật có tác động rất lớn đối với sự thay đổi tư tưởng của Phan Bội Châu và là yếu nhân trong sự hình thành tổ chức Duy Tân Hội. Nguyễn Thành xuất thân từ gia đình quan lại, ông là dư đảng Cần Vương, sau về quê tại Thăng Bình, Quảng Nam chờ thời. Xứ Quảng là đất căn bản của kinh thành, lại là cửa ngõ giao lưu với thế giới thời bấy giờ nên Nguyễn Thành có điều kiện thông qua bạn bè đọc những Tân thư, các tác phẩm của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, các sách về chiến sự như

Trung Đông chiến kỷ, Phổ Pháp chiến kỷ, các tác phẩm bàn luận về dân

quyền, dân chủ, chính thể ở châu Âu…

Về nhận thức này, rõ ràng Nguyễn Thành hơn Phan Bội Châu nhiều. Vì thế sự tác động của ông đến Phan Bội Châu rất lớn trong sự thay đổi về tư tưởng chính thể trong hoạt động tiếp theo.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)