- Sự biến đổi giai tầng xã hội ở Việt Nam
2.4. Ảnh hƣởng và ý nghĩa của tƣ tƣởng chính thể của Phan Bội Châu đối với xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
với xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
“Lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỳ XIX - đầu thế kỳ XX
là giai đoạn du nhập tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta. Cơ sở để tiếp nhận hệ tư tưởng dân chủ này là giai cấp tư sản, nhưng lúc ấy giai cấp tư sản Việt Nam chưa ra đời. Đến nước ta trong điều kiện như vậy, tư tưởng dân chủ tư sản chỉ có thể tạo ra những gợi ý cho tư duy của lãnh tụ các phong trào yêu nước. Và chính điều đó đã làm nên tính chuyển tiếp về mặt tư tưởng của tư tưởng Việt Nam ở giai đoạn này.
Có thể nói, trong giai đoạn chuyển tiếp về mặt tư tưởng ấy, Phan Bội Châu là người có vị trí rất đặc biệt. Cùng với Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu chính là gạch nối của quá trình chuyển hoá từ chủ nghĩa yêu nước thuộc phạm
trù trung đại sang chủ nghĩa yêu nước thuộc phạm trù cận đại” [16, 256]. Phan Bội Châu tiến bộ hơn nhiều nhà cách mạng Việt Nam trước đó, vì ông đã biết tìm con đường cứu nước ra nước ngoài, đặc biệt là tư tưởng về chính thể.
Tinh thần yêu nước và sẵn sàng hi sinh vì độc lập dân tộc và xuyên suốt trong mỗi thời kỳ cách mạng của Phan Bội Châu. Đó là kết tinh của mấy ngàn năm dân tộc ta dựng nước và giữ nước. Nhưng để hoàn thành sứ mệnh đó thì cần có nhiều vấn đề khác phải quan tâm, đặc biệt là vấn đề chính thể.
Khi bước chân vào hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu chưa thực sự suy nghĩ nhiều về vấn đề chính thể theo chủ nghĩa nào, ông nói hoạt động cách mạng “mục đích cốt khôi phục Việt Nam, lập nên một chính phủ độc lập, ngoài ra, chưa có chủ nghĩa gì khác” [11, 60-61]
5 năm sau, trên đất Nhật Bản (Nhật Bản phát triển nhờ vai trò rất lớn của sự lựa chọn chính thể quân chủ lập hiến) khi đàm đạo với các chính khách Nhật Bản, tư tưởng và cách nhìn nhận về chính thể của Phan Bội Châu vẫn còn thờ ơ: “ Mục đích của đảng chúng tôi bây giờ cốt thiết hơn hết là làm cách nào bắt buộc người Pháp trả quyền độc lập cho chúng tôi, còn như quân chủ hay dân chủ lại là một vấn đề khác, giờ chưa nghĩ đến” [8, 183]
Sự trải nghiệm cộng với quá trình nghiên cứu các loại Tân thư đã giúp Phan Bội Châu thấy được ý nghĩa cực kỳ quan trọng của vấn đề chính thể. Ông nhận ra rằng muốn cách mạng thành công “trước hết phải chọn chủ nghĩa cho vững vàng” [9, 156], phải xác định vấn đề chính thể cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa trong nước, đảm bảo được quyền lợi, nguyện vọng của dân tộc. Toan tính quân chủ hay cộng hoà sẽ tác động rất mạnh đến những chủ trương cách mạng khác. Điều này đã đóng góp rất lớn vào nhận thức của các nhà hoạt động cách mạng Việt Nam sau này.
Xuất thân từ nhà Nho, tư tưởng tôn quân, chính thể quân chủ là lẽ đương nhiên, nhưng ông dần dần nhận thấy sự hạn chế của chế độ quân chủ phong kiến. Sự ra đời của Duy Tân Hội và sau này là Việt Nam Quang Phục Hội với tư cách là đảng chính trị đã khẳng định được quyền lực của nhân dân và mô hình chính thể quân chủ lập hiến của Phan Bội Châu vào thời điểm năm 1907 là tư tưởng vô cùng mới mẻ và tiến bộ đối với lịch sử tư tưởng chính trị của Việt Nam. Tư tưởng chính thể tiến bộ trên của Phan Bội Châu đã tạo một luồng sinh khí mới làm nảy sinh những tư tưởng chính thể chính trị trong lịch sử Việt Nam cận đại. Hơn thế nó còn soi đường cho các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX.
Trong quá trình xây dựng chính thể dân chủ, Phan Bội Châu đã đưa ra tư tưởng về con người “quốc dân”, một đóng góp lớn về sự khẳng định địa vị của con người trong xã hội, ông đã vượt qua con người “thần dân” và tạo bước chuyển cho các nhà cách mạng Việt Nam về sau, như Hồ Chí Minh hình thành quan niệm mới về con người “công dân” vào năm 1945.
Tiểu kết chƣơng II: Có thể nói trong giai đoạn bản lề những năm đầu
thế kỷ XX, Phan Bội Châu cùng với các đồng sự đã đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng, là tiếp tục duy trì và phát triển tư tưởng yêu nước lên một mức mới bằng việc tiếp nhận thêm các giá trị tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây. Phan Bội Châu đã đảm nhận vị trí cầu nối một cách nổi bật khi ông đã liên tục vượt các giới hạn giai tầng của mình để thúc đẩy cách mạng Việt Nam, lịch sử tư tưởng Việt Nam tiến lên. Trong đó, có sự chuyển biến nổi bật về tư tưởng chính thể của ông. Ông đã đi từ tư tưởng quân chủ đến tư tưởng quân chủ lập hiến sơ khai, đến tư tưởng quân chủ lập hiến và đã xây dựng được tư tưởng về chính thể cộng hòa vào năm 1912.
Tư tưởng chính thể cộng hoà là cống hiến lớn của Phan Bội Châu đến nền chính trị Việt Nam. Có thể nói Phan Bội Châu đã góp phần đưa dân tộc
Việt Nam dứt khỏi cái ám ảnh bóng đêm quân chủ tồn tại hàng ngàn năm để tiến đến một nhà nước kiểu mới, hoà nhập với sự phát triển chung của nhân loại.
Với tư cách là nhà cách mạng dân tộc dân chủ, Phan Bội Châu luôn đứng từ góc độ yêu cầu và thực trạng thực tiễn xã hội Việt Nam để lựa chọn chính thể chính trị, tránh cực đoan, xa rời thực trạng đất nước như một số nhà cách mạng trước đó và sau này đã vấp phải. Đây là một bài học quý giá cho các nhà cách mạng Việt Nam. Ngày nay vẫn còn có ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới của chúng ta.
Tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu về vấn đề chính thể nhà nước, chúng ta cũng thấy được ý nghĩa luận điểm của V.I.Lênin: Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước. Tư tưởng của Phan Bội Châu tiếp tục được các nhà cách mạng thế hệ sau tiếp nối và xây dựng thành công nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, và sau này là nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
KẾT LUẬN
Do nhiều điều kiện lịch sử - văn hóa mà chế độ quân chủ chuyên chế kiểu phương Đông ở Việt Nam hình thành sớm và kéo dài trong suốt thời kỳ phong kiến cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược. Chế độ phong kiến Việt Nam có cơ sở kinh tế là chế độ tư hữu ruộng đất, trong đó vua là chủ sở hữu tối cao, nắm quyền lực kinh tế tối thượng. Tuy vậy, trong hệ thống tổ chức xã hội lại tổ chức theo kết cấu: Nhà – Làng – Nước thì nền tảng kinh tế của làng xã vẫn bảo lưu chế độ ruộng đất công, đây là cơ sở cho các yếu tố dân chủ làng xã kéo dài. Để làm giá đỡ cho kiến trúc thượng tầng với mô hình chính thể là nhà nước quân chủ, giai cấp phong kiến đã vận dụng hệ tư tưởng Nho giáo với học thuyết chính trị Đức trị - Nhân – Lễ - Chính Danh, xây dựng trật tự đẳng cấp: Vua – quan – dân. Từ cuối thế kỷ XVI, chế độ phong kiến dần đi vào khủng hoảng, nhất là cuối thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn. Nhà nước chuyên chế ngày một độc tài, suy yếu, không bảo vệ được chủ quyền. Vì với chính thể quân chủ chuyên chế đã không phát huy được nội lực toàn dân. Mô hình chính thể quân chủ phương Đông không đứng vững được nữa.
Từ năm 1884, chủ quyền đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Chúng áp đặt mô hình chính thể kiểu thuộc địa ở Việt Nam, gây ra biến đổi nhiều mặt trong xã hội Việt Nam về chính trị, kinh tế, cơ cấu xã hội, văn hóa, giáo dục, tư tưởng… Chính thể cai trị nô dịch đã gây nên mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là thực dân Pháp với toàn thể nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam tất yếu phải vùng lên tự giải phóng, thiết lập mô hình chính thể mới tiến bộ của mình…
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự bất cập của mô hình chính thể quân chủ chuyên chế truyền thống phương Đông khi đó là một tất yếu không chỉ riêng với Việt Nam mà là phổ biến trong khu vực và thế giới. Lúc này tại phương Đông nổi lên xu hướng tiếp nhận các mô hình chính thể cộng hòa dân
chủ tư sản phương Tây, đầu tiên là Nhật Bản, Trung Quốc. Xiêm La… Điều này qua Tân thư, Tân văn tác động trực tiếp đến Việt Nam. Các nhà Nho yêu nước trong bước đường xây dựng đường lối cứu nước đã hướng đến các giá trị mới mẻ của tư tưởng chính thể dân chủ tư sản để nâng cấp cho tư tưởng của mình.
Phan Bội Châu là một trong những đại diện xuất sắc đó. Ông đã nắm bắt, phát huy các điều kiện, tiền đề khách quan của trong và ngoài nước, trên cơ sở năng động tích cực chủ quan, nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, ông đã có công lao to lớn trong khi hoạt động cứu nước đã không ngừng tiếp nhận các giá trị tư tưởng phương Tây mới lạ, chuyển biến không ngừng trong tư tưởng về mô hình chính thể nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của vận động thực tiễn cách mạng. Mặc dù quá trình đó không tránh khỏi những hạn chế lịch sử, song nhìn nhận lại các nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử cụ thể khi đó, có thể giúp chúng ta rút ra những bài học có ý nghĩa.
Phan Bội Châu xuất thân từ tầng lớp nho sĩ, được giáo huấn bởi hệ tư tưởng Nho giáo, tôn quân. Nên sự lựa chọn chính thể quân chủ trong buổi đầu bước chân vào sự nghiệp cách mạng của ông là đương nhiên. Sự tác động Tân văn, Tân thư và sự trải nghiệm đã khiến cho tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu có sự chuyển biến, duy tân.
Quá trình chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu rất đa dạng, phong phú, phản ánh được tính chất giao thời của xã hội Việt Nam, thể hiện sức sống, tinh thần học hỏi, biết vượt qua cái lạc hậu, bảo thủ để tiến đến những giá trị chung tốt đẹp của nhân loại.
Phan Bội Châu chính là người Việt Nam đầu tiên đã bàn nhiều đến chính thể, và luôn tìm hiểu những chính thể tốt đẹp, phù hợp cho dân tộc sau khi giành được độc lập.
Có thể chia tư tưởng về chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 chuyển biến qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 từ năm 1900, khi bắt đầu sự nghiệp cách mạng, Phan Bội Châu lựa chọn chính thể quân chủ như truyền thống, nhưng ông đã biết phân tích để chỉ rõ chữ “trung” với bậc quân vương sáng suốt yêu nước, thương dân như vua Hàm Nghi, chứ không “ngu trung”.
Sự lựa chọn trên đã định hướng cho Phan Bội Châu trong hoạt động liên kết với các dư đảng Cần Vương, phong trào của Hoàng Hoa Thám…
Giai đoạn 2 bắt đầu từ cuối năm 1904 thì tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu là quân chủ lập hiến. Nhưng trong giai đoạn này tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu chia làm 2 giai đoạn nhỏ: giai đoạn tư tưởng chính thể quân chủ lập hiến sơ khai và giai đoạn tư tưởng quân chủ lập hiến thời kỳ sau năm 1906. Công lao lớn nhất của Phan Bội Châu trong giai đoạn này đối với lịch sử Việt Nam là ông đã xây dựng được mô hình tư tưởng nhà nước Việt Nam dân chủ. Tư tưởng chính thể của ông có sự kết hợp giữa thực tiễn xã hội Việt Nam với sự tiến bộ của các nền dân chủ như Nhật Bản và một số nước phương Tây khác.
Trong giai đoạn 3, tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu đã thực sự vượt qua giới hạn quân chủ để tiến tới một chính thể cộng hoà bắt đầu từ năm 1912. Mặc dù không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, với tư tưởng chính thể cộng hoà dân chủ, Phan Bội Châu đã để lại giá trị rất lớn cho cách mạng Việt Nam, cho lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Do xuất thân từ môi trường cửa Khổng, sân Trình, hoàn cảnh lịch sử chi phối và do điều kiện chủ quan nên tư tưởng của Phan Bội Châu mặc dù tiếp thu nhiều điều mới lạ, nhưng trong ông vẫn chưa dứt bỏ được hạn chế tính chất giai cấp. Đây cũng là cái hay và cũng không ít cái dở. Lập trường giai cấp ấy khiến sự lựa chọn chính thể của ông còn mang tính chiết trung, thỏa hiệp, chưa khơi dậy được sức mạnh của cả dân tộc, tập hợp được lực lượng trong cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
Mỗi sự lựa chọn chính thể của Phan Bội Châu luôn thể hiện sự trưởng thành của dân tộc và của chính nhận thức trong Phan Bội Châu. Ông luôn tỏ
rõ là một nhà chính trị biết đặt giá trị, lợi ích dân tộc lên hàng đầu trong mỗi lần suy xét. Vì thế nên ông được coi là nhà cách mạng dân tộc dân chủ vĩ đại của dân tộc ta. Vị trí của Phan Bội Châu trong dân tộc như Hồ Chí Minh đã nói: “Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” [53, 172].
Sự chuyển biến tư tưởng chính thể ở Phan Bội Châu còn trãi qua nhiều bước thăng trầm cho đến cuối năm 1940 đã để lại nhiều ý nghĩa cho chúng ta hiện nay. Chúng tôi hiểu rằng trong phạm vi giới hạn của luận văn thạc sỹ nên không thể tìm hiểu hết sự chuyển biến và nội dung tư tưởng chính thể của ông những giai đoạn sau. Chúng tôi mong là sẽ tiếp tục tìm hiểu những vấn đề ấy trong những công trình nghiên cứu thời gian đến.