- Sự biến đổi giai tầng xã hội ở Việt Nam
2.1.1. Nguyên do hình thành và nội dung tư tưởng chính thể quân chủ của Phan Bội Châu
Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu thực sự bắt đầu từ năm 1900, khi ông đậu thi hương, ông đưa ra kế hoạch hành động là:
“1) Liên kết với đảng cũ Cần Vương còn lưu lại với các trai tráng ở chốn sơn lâm. Xướng khởi nghĩa quân mục đích chuyên ở nơi đánh giặc trả thù, mà thủ đoạn thứ nhất bằng cách bạo động.
2) Ứng phù một vị minh chủ kén chọn ở trong Hoàng thân lập ra, âm kết với những người hữu học ở đương triều làm người nội viện, với củ hợp cả trung nghĩa Bắc Nam, tính cách đồng thời đại cử.
3) Y như 2 kế hoạch trên mà cần có ngoại viện. Muốn có ngoại viện ắt phải có một phen xuất dương cầu ngoại viện. Nhưng mục đích cần khôi phục Việt Nam, lập nên một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác” [11, 60].
Ý chí của Phan Bội Châu lúc này là sự tiếp nối con đường bạo động vũ trang của các chí sĩ phong kiến yêu nước, “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, là ý thức trách nhiệm ông tự xác lập cho mình.
Và lúc này, chính thể mà ông xác định rõ ràng đó là chính thể quân chủ: Tôn người Hoàng tộc, điều đó thể hiện tinh thần trung nghĩa của bậc Nho học, và ông còn giải thích lúc này “chưa có chủ nghĩa gì khác”, tức là vẫn chủ nghĩa quân chủ truyền thống ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần chú ý là ông chỉ hướng tới những bậc minh quân như Hàm Nghi chứ không ngu trung với các vị hôn quân, đó là nét khác biệt với các nho sĩ khác.
2.1.1. Nguyên do hình thành và nội dung tư tưởng chính thể quân chủ của Phan Bội Châu Phan Bội Châu
Nguyên do hình thành tƣ tƣởng chính thể quân chủ của Phan Bội Châu
Thực ra, kế hoạch trên được trình bày trong Niên biểu cũng còn có nhiều chổ cần làm rõ hơn. Bởi vì, theo một hồi ký khác của Phan Bội Châu:
Ngục Trung thư thì khi gặp Nguyễn Thành ở Quảng Nam vào khoảng năm 1903 Phan Bội Châu mới có ý tưởng chọn người hoàng tộc theo gợi ý của Nguyễn Thành, ông này cho rằng: “Bọn ta muốn có cách kêu gọi nhân tâm cho dễ, nếu không mượn tiếng phò vua, giúp chúa thì những nhà sang họ lớn kia, ai chịu phụ hoạ theo mình. Vậy ta dầu có bụng cứu nước mặc lòng, chẳng qua chỉ chết thân mình cho tròn một tiếng vậy thôi, ngoài ra không ăn thua lợi ích gì cho việc lớn.
Vua Hàm Nghi trốn tránh ở chốn nào, đã lâu không nghe tin tức ra sao. Còn vua Thành Thái hiện tại thì ở trong tay người Pháp kiềm chế, anh em ta không làm cách gì vào thân cận bên mình ngài đặng. Sẵn có dòng dõi của đức Đông cung Cảnh là đích tự Cao hoàng, hiện nay đang còn. Chúng ta khởi nghĩa, nên trước hết tôn ngài lên làm cung chủ; có thế thì danh nghĩa mới thuận, hiệu lệnh được chuyên, mỗi khi ta cất tiếng kêu gào, thuận theo chiều gió, tất nhiên có tiếng vang bóng sâu xa lắm vậy. Các ông tính sao?
Tôi (Phan Bội Châu) với hai ông Đặng, Lê, ban đầu thật chúng tôi chưa hề suy tính tới việc tôn người dòng dõi nhà vua. Tới đây nghe Nguyễn quan, chúng tôi cho là phải lẽ lắm” [8, 163-164]
Nhưng theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì cho đến trước năm 1904 tư tưởng tôn quân, chủ trương chính thể quân chủ của Phan Bội Châu đã có từ khi ông bắt đầu hoạt động cách mạng, sau khi đậu kỳ thi Hương năm 1900. Bởi tất yếu lôgíc tư duy của Phan Bội Châu lúc đó là vậy. Ông hấp thụ tư tưởng Nho giáo từ lâu, quê hương ông là một vùng nổi tiếng Nho học và là nơi bùng phát phong trào Cần Vương sôi nổi.
Phan Bội Châu sinh ra và trưởng thành trong giai đoạn thực dân Pháp đang xâm lược quê hương Việt Nam. Mặc dù triều đình từng bước đầu hàng giặc nhưng nhiều phong trào yêu nước liên tiếp nổ ra oanh liệt cho dù cái giá
tàn khốc phải trả. Tấm gương trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước của các bậc anh hùng Việt Nam không hề gây khiếp nhược, ngược lại đã cổ vũ Phan Bội Châu, ông nói: “Tôi nghe được cũng nổi hăng điên, muốn hưởng ứng với nghĩa đảng Bắc kỳ” [11, 51].
Khi phong trào Cần Vương phát triển mạnh ở Nghệ Tĩnh, Phan Bội Châu mới 19 tuổi (năm Ất Dậu, 1885) định tổ chức “Thí sinh quân”, nhưng do mang nặng tư duy Nho giáo phong kiến nên dù là người thủ xướng, ông đã không dám làm đội trưởng thủ lĩnh vì cho chưa đủ danh vọng tương xứng: “Tôi tuổi quá non, tư cách lại cạn, phẩm hạnh thêm hèn, nên không dám gánh chức đội trưởng” [11, 52].
Phan Bội Châu đã chọn được một cử nhân, có khoa danh là Đinh Xuân Sung tôn làm thủ lĩnh.
Đến năm 1900, sau khi đã đỗ đầu xứ, khi đã có danh vọng ông hăng hái bước vào con đường vận động đấu tranh giải phóng dân tộc có quy mô “củ hợp cả Bắc Nam”, ông lại không dám đặt mình vào địa vị minh chủ, vì điều này trái lại với thông lệ phong kiến xưa nay. Vì thế khi cần xây dựng tổ chức yêu nước theo phân tích của Nguyễn Thành, ông chọn mô hình tổ chức là quân chủ. Tìm và đặt người Hoàng tộc trên kẻ thần dân, dù các ông có đưa ra tiêu chí xác định đó là ai mới có thể làm thủ lĩnh của phong trào.
Cần nói thêm là quan hệ nhân thân cũng giữ vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng quân chủ của Phan Bội Châu khi này.
Thân mẫu ông là Nguyễn Thị Nhàn, dòng dõi Nho học, luôn giúp đỡ người khác và có thái độ hòa nhã, không nặng lời ai, dù “gặp người nào hỗn xược với mình, thì cũng cười rồi bỏ qua” [24, 25]. Như sau này cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã nói Phan Bội Châu trước đây chịu ảnh hưởng rất sâu sắc ở mẹ. Bà khuyên răn con đừng làm điều gì trái với lẽ phải, và lời
khuyên ấy đã hướng Phan Bội Châu đi vào con đường cứu nước, nhưng cũng cần thấy cả mặt hạn chế của tính “khoan hòa” trong điều kiện nước sôi, lửa bỏng là thiếu quyết đoán.
Thân sinh Phan Bội Châu là Phan Văn Phổ, bậc Nho học sống bằng nghề giảng dạy học trò ở chốn thôn quê. Ngay từ thửa nhỏ Phan Bội Châu đã được cha huấn giảng Tam Tự kinh, Tứ thư, Ngũ kinh, Luận Ngữ… theo thuyết Chính danh, Trung quân…
Sau đó, Phan Bội Châu còn được theo học ở các vị đại Nho như Đinh Văn Uyển, Nguyễn Thúc Kiều, cụ thám nhất Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Thúc Tự. Họ đều là những chí sĩ có tiết tháo, cáo quan về quê sống đời thanh bạch, chân Nho.
Trong một môi trường Nho học đó, những cương lĩnh, giáo lý Nho giáo, ý thức hệ Nho giáo được Phan Bội Châu lĩnh hội thấm nhuần, tinh thông.
Và Phan Bội Châu cũng có một thời gian dài khoảng 10 năm giáo huấn Nho học cho học trò ở chốn quê hương, nên ông thấm nhuần trung, nghĩa, lễ, hiếu… hơn ai hết. Phan Bội Châu đã tạo được nguồn thu nhập hơi khá từ cái nghề này: “Tôi chuyên nghề dạy học trò với nghề bán chữ, tiền được khá nhiều, khuya sớm nuôi cha, nhờ thế mà khỏi thiếu thốn” [11, 55]. Điều này chứng tỏ trong thời kỳ đó lý tưởng Nho học còn sức sống mạnh mẽ trong chúng dân.
Xuất thân nơi cửa Khổng sân Trình ấy thì việc tôn sùng tư tưởng quân chủ khi bắt đầu sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu là điều tất yếu.
Phan Bội Châu bắt đầu hoạt động cách mạng theo phong cách một nho sĩ cổ xưa: Có công danh và hoàn thành xong chữ hiếu, “năm ba muơi tuổi, chính là năm canh tý, vừa năm thứ mưới hai niên hiệu Thành Thái (1900) tôi đậu đầu thi Hương. Thế là tôi có được một cái mặt nạ để mượn đó mà che lấp mắt đời. Tháng chín năm ấy, cha tôi vừa bảy tuần mà mệnh chung, gánh nặng ở
gia đình mới nhẹ bổng ở trên hai vai. Lúc đó mới là lúc tôi bắt tay vào những kế hoạch cách mạng” [11, 60], bởi vì Nho giáo quan niệm: “Phụ mẫu tại, bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống, con không được đi xa)
Vào thời điểm này, Phan Bội Châu vẫn nuôi rất nhiều hy vọng vào giới quan lại phong kiến. Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thì giới tinh hoa, lãnh đạo hầu hết xuất thân từ Nho học. Ở kinh kỳ, đô thị đó là tầng lớp quan lại, còn ở các vùng nông thôn là các kẻ sĩ làm nhiệm vụ giáo dục Nho giáo, trông coi lễ nghi và các việc khác. Tất cả họ hẳn đều học qua tấm gương trung nghĩa, Trần Quốc Toản “phá cường địch, báo Hoàng ân”, các trung thần nghĩa sĩ tôn quân bỏ mình vì chúa như Kỷ Tín, Lê Lai.. Và Phan Bội Châu cũng một tinh thần như thế.
Năm 1885, vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương, nhiều quan lại triều đình và sĩ phu vùng Trung kỳ, Nghệ Tĩnh hưởng ứng hết mình. Phan Bội Châu mô tả tinh thần ấy như sau: “Quan lại thân hào ở trong xứ thảy mộ hùng dũng, kết đoàn binh, chém cây khăm trúc đầy núi chật đồng” [11, 52].
Đây là sự kiện rõ nhất thể hiện tư tưởng trung quốc, ái quốc của các sĩ phu quê hương, đất nước. Điều này tác động rất lớn đến sự hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu. Ông cũng đã tổ chức “Thí sinh quân” để thể hiện lý tưởng khát vọng ấy.
Niềm tin vào bộ máy quan lại lại lần nữa được củng cố khi chính Phan Bội Châu được tổng đốc Nghệ An là Đào Tấn che dấu, khi âm mưu đánh thành Nghệ An vào ngày 14 /7/1901 của Phan Bội Châu và đồng đảng bại lộ. “May lúc đó tổng đốc Nghệ An là Đạo Tấn, cho việc tôi làm là phải, hết sức che chở, nên chưa thất bại. Từ lúc ấy mới chuyển để lòng vào âm cầu nội ứng” [11, 61]. Qua lần đó, Phan Bội Châu nhận thấy trong tầng lớp quan lại vẫn có những người yêu nước, ủng hộ hoạt động chống thực dân Pháp. Trước
đó vào thời gian năm 1897, ở kinh đô Huế, Phan Bội Châu cũng đã kết thân, đàm đạo văn chương thế sự với nhiều quan chức như hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám Khiếu Năng Tĩnh, Thái Sơn Đặng Nguyên Cẩn, Nguyễn Thượng Hiền… Họ đã giúp đỡ Phan Bội Châu ở nhiều mặt không nhỏ trong việc gây dựng phong trào yêu nước sau này.
Vào thời gian năm 1897, Phan Bội Châu cũng có tiếp xúc phần nào với “Tân thư” khi ông vào Huế làm thầy dạy học, nhờ quen biết Nguyễn Thượng Hiền, ông đọc được một số tác phẩm mới như Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch, ngoài ra một số tác phẩm do các học giả Trung Quốc dịch, biên soạn như: Trung Đông chiến kỷ, Phổ Pháp chiến kỷ, Danh hoàn chí lược… Qua đó ông biết được phần nào hình hình thế giới. Nhưng do chưa trải nghiệm, chưa có điều kiện vượt qua khỏi cửa Khổng sân Trình nên Phan Bội Châu không mảy may đắn đo khi lựa chọn mô hình chính thể quân chủ như các triều đại phong kiến khác.
Thậm chí Phan Bội Châu cũng đã biết tiến trình cách mạng của các nước Âu Mỹ khi ông so sánh Hoàng Hoa Thám khi ông đến đồn Phồn Xương năm 1903: “Phỏng khiến dân nước ta, mà được ức muôn người một lòng, thời ai bảo cụ Đề Hoàng mà không được như Washington (1732 - 1799), Garibaldi (1807 - 1882)” [11, 64].
Cho đến lúc này, trong các phong trào Cần Vương đã dần bị dập tắt, song phong trào Yên Thế vẫn còn. Phan Bội Châu cũng tin vào sự thành công của dư đảng Cần Vương này, bởi Hoàng Hoa Thám là võ quan nông dân đã vùng lên hưởng ứng theo hịch Cần Vương. Phan Bội Châu hy vọng cụ Hoàng thành công và xây dựng được đất nước Việt Nam cường thịnh không khác các nước phương Tây.
Nội dung tƣ tƣởng chính thể quân chủ của Phan Bội Châu (1900 - 1904)
Phan Bội Châu lúc này cũng thấy được sự hèn nhát, bất tài và lộng quyền của vua quan Triều Nguyễn “nước ta đang ở thời đại dã man, vua ức
chế tôi trên lấn át dưới” [6, 67] . Nhưng ông cho rằng kẻ nho sĩ phải kiên định giữ vững “danh tiết”, “trung nghĩa”, “nền phong tục không thể coi khinh” [6, 92], không vì thế mà quay lưng lại với thiên triều. Khoảng thời gian này để thể hiện tư tưởng đó Phan Bội Châu làm bài phú “Dân an canh tang, sĩ lệ
danh tiết” (dân chăm lo việc canh tang, kẻ sĩ cố gắng giữ danh tiết) “Đây là
một câu trích trong sử Hán. Sử thần ca ngợi các vua đời Đông Hán khéo cai trị nên đến mấy đời vua cuối cùng, tuy loạn lạc mà cảnh tượng vẫn tốt” [6, 92-93]. Từ thời kỳ Đông Hán ở Trung Quốc, Nho giáo được coi là hệ tư tưởng cai trị. Và Phan Bội Châu ca ngợi hệ tư tưởng của Nho giáo do Khổng Tử sáng lập : “Lớn thay đức thánh Khổng, đời sau nếu có ai dấy lên nữa cũng không thể sánh kịp” [6, 163], “lớn thay đạo Khổng! Đạo Phật, đạo Da tô làm sao mà sánh kịp” [6, 164]. Nhận thức Nho giáo của Phan Bội Châu lúc này không chấp nhận kiểu bình đẳng như đạo Da tô kêu gọi: Bình đẳng, bác ái đã áp dụng ở phương Tây, ông cho là: “Nếu như không có vua tôi, cha con, không có tôn ti trên dưới, thì còn ra thế giới gì nữa? mà dám khinh nhờn bảo là bình đẳng ư!” [6, 168].
Như vậy Phan Bội Châu vẫn ủng hộ mô hình tổ chức xã hội phân vị đẳng cấp, trên là vua cai trị, dưới là bề tôi thuần phục tôn sùng:
“Còn trời, còn đất, còn vũ trụ.
Còn vua, còn chúa, hãy còn tôi” [6, 237].
“Làm vua thì phải làm sao cho hết đạo Nhân. Làm tôi thì phải làm sao cho hết đạo Kính” [6,161]. Đó là một trật tự xã hội mà Nho giáo chủ trương. Có thể nói tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu lúc này là tôn quân, như quan điểm của Nguyễn Trường Tộ: “Vua là gốc của nước” [77, 214], hay giống như tư tưởng của vị lãnh tụ phong trào Cần Vương mà Phan Bội Châu tìm cách hợp tác - Phan Đình Phùng: “… Nước mình mấy ngàn năm nay đất nước chẳng rộng, quân lính không mạnh, tiền của chẳng giàu, cái chỗ dựa để dựng nước là nhờ có cái gốc vua tôi, cha con theo năm đạo thường mà thôi” [76, 282].
Phan Bội Châu cũng một lòng tôn quân, coi vua là tối thượng, là chủ thể đất nước như Nguyễn Xuân Ôn – người dựng cờ Cần Vương nơi phủ huyện quê nhà của Phan Bội Châu: “Tôi lại nghĩ rằng chúa phải lo lắng thì người bầy tôi phải chịu nhục nhã, chúa chịu nhục nhã thì bầy tôi phải chịu chết, còn như lợi hay hại là điều không cần tính đến” [64, 54].
Bề tôi phải lấy trung nghĩa mà phục vụ vua chúa, khôi phục nước nhà như bài thơ Qua đò Lách của Phan Bội Châu:
“Thế sự như nay đã rối rồi. Há rằng không lẽ đứng mà coi?
Nom lên Hồng Lĩnh mây tuôn ngược. Ngó xuống Lam giang nước chảy xuôi! Còn Trời, còn đất, còn vũ trụ;
Còn vua, còn chúa hãy còn tôi. Ai về nhắn với phường trung nghĩa. Thế sự ra ri, nỏ lẽ ngồi?” [6, 236-237]
Để giữ vững ngôi vua, Phan Bội Châu sẵn lòng chịu phân vị vua tôi, chịu mọi khổ nhục vì vua như tấm gương Thân Bao Tự, Tô Vũ, Địch Nhân Kiệt…
Bề tôi nhà Sở Thân Bao Tự là người mà Phan Bội Châu nhắc đến nhiều nhất. Ông có bài vịnh ca ngợi Thân Bao Tự tiên sinh:
Dịch nghĩa:
Tần đình chi khốc. Tiếng khóc ở sân nhà Tần. Thanh động thiên địa. Lay động cả trời đất.
Vạn cổ hào kiệt. Muôn thuở vẫn mang danh là hào kiệt. Nhất tâm trung nghĩa. Bởi có một tấm lòng trung nghĩa.
[6, 222] Tóm lại: Thời gian trước năm 1904, tư tưởng của Phan Bội Châu về chính thể được xác lập trên lập trường yêu nước Nho giáo với mô hình chính thể quân chủ.