Lược sử tư tưởng chính thể dân chủ tư sản ở phương Tây cận đạ

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 (Trang 35 - 41)

- Sự biến đổi giai tầng xã hội ở Việt Nam

1.2.1 Lược sử tư tưởng chính thể dân chủ tư sản ở phương Tây cận đạ

Trong lịch sử phương Tây, từ rất sớm, khát vọng được tham gia quyết định các vấn đề nhà nước liên quan đến quyền lợi, cuộc sống của chính mình luôn hiện hữu trong những người dân. Và họ luôn đấu tranh vì những điều đó. Ý tưởng đó được chuyển tải trong tư duy Hy Lạp cổ đại bằng khái niệm: Democratos: Dân chủ.

Chính thể cộng hòa dân chủ là hình thức tổ chức nhà nước được thành lập bởi nhân dân, trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do.

Người Hy Lạp ở thành Athen đã xây dựng được thể chế đó và tiếp tục sau đó là ở La Mã vào thế kỷ VI, V TCN.

Thành bang Athen xây dựng thể chế dân chủ rực rỡ từ năm 497 đến năm 323 TCN. Trước đó ở các thành bang Hy Lạp, hệ thống quyền lực bị thiểu số giới thượng lưu giàu có chiếm đoạt, tình trạng chuyên chế độc tài phổ biến. Trong nền dân chủ Athen đã công nhận quyền công dân (trừ người nô lệ) và lập ra 3 khu vực chính quyền: Hội đồng Aeropagus, nghị hội công dân (Asembly) và toà án (Thesmothetae).

Hội đồng Aeropagus gồm 500 thành viên, được chọn từ các bộ lạc và có nhiệm kỳ là 1 năm. Hội đồng này gồm những công dân tuổi trên 30, có tài sản ở mức độ luật định. Chức năng của Hội đồng là làm luật, chọn ra các quan chức hành pháp và tư pháp. Những quan chức được chọn ra hoạt động dưới sự giám sát của hội đồng Aeropagus.

Nghị hội công dân (Asembly) gồm các công dân nam, có quyền phủ quyết các quyết định của hội đồng Aeropagus và là cơ quan duy nhất có quyền quyết định chiến tranh.

Toà án gồm 500 thẩm phán, trong đó bồi thẩm đoàn gồm 9 người, được lựa chọn bằng cách bóc thăm ngẫu nhiên trong các công dân.

Nền dân chủ Athen không phải đơn thuần là sản phẩm của các chính trị gia, các nhà tư tưởng, triết học nhân bản mà nó được xây dựng trên những đIều kiện kinh tế, xã hội của Hy Lạp cổ đại.

Athen là một thành bang sản xuất hàng hoá, nho, rượu vang, dầu oliu và hàng thủ công, nền thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, tài sản không tập

trung vào tay một cá nhân nào như ở các chế độ quân chủ chuyên chế ở phương Đông mà phân ra ở một số công dân. Nền kinh tế phát triển như vậy nên tầng lớp hữu sản có thể nuôi sống lực lượng lao động nô lệ và có điều kiện xây dựng một nền văn hoá tiến bộ, trong đó có sự ra đời của các chính trị gia, các nhà tư tưởng, họ đã xây dựng nên thể chế dân chủ.

Và tất nhiên, trong thể chế ấy, những công dân có quyền tham chính không phải là tầng lớp nô lệ chiếm đa số trong xã hội.

Một số tƣ tƣởng dân chủ thời cổ đại làm tiền đề cho tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản cận đại

Đêmôcrít (460 – 370 TCN) cho rằng nhà nước và pháp luật là kết quả đấu tranh của con người bị thiếu thốn và đè nén trong xã hội tiền văn minh buộc phải sống liên kết thành cộng đồng. Nó là sự thể hiện các quyền lợi chung của các công dân trong đó. Và đòi hỏi phải có sự bình đẳng và nhất trí của mọi công dân. Với ông, trong mọi thứ, bình đẳng là tuyệt diệu, sự nghèo đói trong một quốc gia dân chủ được đánh giá cao hơn hạnh phúc trong chế độ quân chủ, cũng như tự do hơn nô lệ.

Hêraclít (544 – 483 TCN) cho rằng cần phải xây dựng một nhà nước công bằng, được tổ chức ra tự do. Nhà nước đó nhân danh và vì lợi ích chung của xã hội ban hành luật và bị ràng buộc bởi pháp luật (sự công bằng).

Arixtốt (384 – 322 TCN) khẳng định để đảm bảo sự công bằng thì nhà nước phải được tổ chức theo kiểu phân quyền: cơ quan làm luật có trách nhiệm trông coi việc nước, các cơ quan thực thi pháp luật và các toà án.

Sự bóc lột nô lệ tàn bạo trên bình diện chung của xã hội Hy Lạp, La Mã đã đẩy chế độ chiếm hữu nô lệ vào chỗ diệt vong. Giai cấp chủ nô buộc phải giải phóng cho người nô lệ và chuyển sang hình thức bóc lột kiểu mới: Bóc lột địa tô. Do nhu cầu chống ngoại xâm và từ những hạn chế của nền dân chủ sơ khai nên chính thể dân chủ bị xoá bỏ, quyền lực được tập trung trong nền

quân chủ chuyên chế tập quyền hay phân quyền trong xã hội phong kiến cộng với sự độc tài thẩm quyền.

Cơ sở kinh tế của nền chuyên chế phong kiến là quyền sở hữu ruộng đất của các vua chúa phong kiến, quý tộc, quan lại.

Trong “đêm trƣờng trung cổ” ở châu Âu vẫn nhen nhóm những khát vọng về xây dựng một xã hội mà con người được giải phóng khỏi áp lực của thần quyền và quân quyền, tôn trọng các quyền tự do, bình đẳng…

Tư tưởng dân chủ lại tiếp tục ra đời vào thế kỷ XVI, XVII khi giai cấp tư sản ra đời, phát triển mạnh mẽ ở các trung tâm thương mại. Họ đòi hỏi các quyền tự do cá nhân, vượt khỏi ràng buộc hạn chế của thần quyền và quân quyền để kinh doanh tự do.

Nhà triết học Hà Lan, Spinôda (1632 - 1677) đưa ra quan điểm biện chứng giữa cá nhân và xã hội, với ông, xã hội được xây dựng như một khế ước về sự chuyển sức mạnh và quyền của mỗi con người vào sức mạnh và quyền của cả xã hội. Spinôda cho nhà nước dân chủ là hình thức nhà nước tối ưu, còn chế độ quân chủ chuyên chế cần loại bỏ vì nó không đảm bảo sự tự do và lý trí phát triển. Tuy vậy, căn cứ vào điều kiện thực tế lúc bấy giờ, giai cấp tư sản chưa đủ mạnh, nên ông dung hoà khi đưa ra mô hình quân chủ hạn chế, bên cạnh quyền lực vua chúa đó còn có một cơ quan quyền lực tối cao, thuộc cơ quan đại diện cho nhân dân để hạn chế bớt quyền lực của vua chúa.

Nhà triết học Anh, Giôn Lốccơ (1632 - 1704) đưa ra mô hình quân chủ lập hiến có sự phân quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền liên minh. Quyền lập pháp, thuộc về cơ quan đại diện cho nhân dân, gọi là nghị viện. Quyền hành pháp, do vua nắm giữ và vẫn là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng hoạt động theo luật pháp, quy định do nghị viện đã đưa ra. Đồng thời vua nắm cả quyền liên minh, quyết định những vấn đề chiến tranh, quan hệ quốc tế…

Quan điểm của Lốccơ được nhà tư tưởng vĩ đại Pháp S.Môngtexkiơ (1689 – 1775) phát triển xây dựng thành một học thuyết nổi tiếng: “Tam

quyền phân lập”. Nhưng về chính thể Môngtexkiơ chia chính thể thành 3

loại: “chính thể dân chủ là chính thể mà dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng có quyền lực tối cao. Chính thể quân chủ thì một người cai trị, nhưng cai trị bằng luật pháp và được thiết lập hẳn hoi. Trong chính thể chuyên chế thì trái lại, chỉ có một người cai trị mà không luật pháp gì hết, chỉ theo ý chí và sở thích của hắn ta mà thôi” [19, 47].

Trong tác phẩm Tam quyền phân lập, Môngtexkiơ phân chia quyền lực

nhà nước thành 3 bộ phận theo nguyên tắc lấy quyền lực để hạn chế quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

Quyền lập pháp thuộc về cơ quan nghị viện - đại diện nhân dân và được lập ra bằng con đường phổ thông đầu phiếu. Quyền hành pháp là thực hiện pháp luật thuộc chính phủ (cũng có thể là vua trong chính thể quân chủ lập hiến). Quyền tư pháp là quyền xét xử khi ai đó vi phạm pháp luật và cũng là cơ quan độc lập để đảm bảo xét xử công bằng, nghiêm minh.

Tại thời điểm đó, sự phân chia của ông đã thực sự hoàn chỉnh. Sự phân chia theo thuyết “tam quyền phân lập” mới đảm bảo được sự bình đẳng và dân chủ. Ba nhánh quyền lực ấy không tập trung vào một cá nhân nào mà cân bằng và đối trọng lẫn nhau, hạn chế được sự độc tài, chuyên chế. Tuy nhiên, khi lựa chọn mô hình chính thể cho nước Pháp khi ấy thì Môngtexkiơ lại là không cấp tiến, mà muốn duy trì quân chủ lập hiến.

J.J.Rútxô (1712 - 1778), nhà tư tưởng dân chủ vĩ đại nhất của Pháp thế kỷ XVIII. Tư tưởng chính trị của ông có tính cấp tiến hơn Môngtexkiơ, khi ông phủ nhận, vượt qua tư tưởng quân chủ lập hiến, bác bỏ toàn bộ chế độ phong kiến để xây dựng mô hình chính thể cộng hoà, phát triển hơn nữa thuyết Tam quyền phân lập. Trong tác phẩm nổi tiếng Khế ước xã hội ông đã

phê phán mạnh mẽ chế độ quân chủ chuyên chế – một chế độ đã tước đi tự do của con người và trói họ trong xiềng xích. Nguyên tắc cơ bản trong học thuyết của Rútxô là tư tưởng chủ quyền tối thượng thuộc về nhân dân. Theo ông chủ quyền trong một nước không phụ thuộc một cá nhân nào, mà thuộc về chính nhân dân, thông qua các cơ quan đại diện do chính nhân dân bầu chọn. Và khi nảy sinh tình trạng lạm quyền thì cơ quan đại diện ấy sẽ bị bãi miễn. Ông cho rằng nước Pháp cần thiết lập chế độ dân chủ cộng hoà mới đảm bảo được tự do, hoà bình cho nhân dân, đất nước. Tư tưởng của Rútxô là ngọn cờ của cách mạng tư bản Pháp 1789, đã thu hút được sự ủng hộ của mọi giai cấp, tầng lớp xã hội trong cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ngai vàng phong kiến, vua Lui XVI lên đoạn đầu đài. Nước Pháp từ một quốc gia quân chủ chuyển thành quốc gia cộng hòa: Quyền lực thuộc về nhân dân.

Những tư tưởng về xây dựng chính thể cộng hoà dân chủ của Rútxô đã ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu, ông nói: “Được nghiên cứu nguyên nhân cách mạng nước ngoài và chính thể các nước, thì rất say sưa với lý luận của Lư – Thoa (Rútxô)” [24, 141]

Học thuyết Tam quyền phân lập của các nhà tư tưởng trên đã góp phần rất lớn trong sự chống lại chế độ phong kiến phương Tây về mặt tư tưởng. Cách mạng tư sản dân quyền ở các nước phương Tây thắng lợi, đã xoá bỏ đi chế độ quân chủ chuyến chế phong kiến. Những học thuyết dân chủ phân quyền của các nhà triết học chính trị đã được vận dụng trong cuộc xây dựng chính thể chính trị mới.

Trong điều 16 Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền năm 1789 của nước Pháp ghi rõ: Một xã hội trong đó không bảo đảm việc sử dụng các quyền và

không thực hiện sự phân quyền thì không có hiến pháp.

Hiến pháp nước Mỹ năm 1787 là cơ sở pháp lý tối cao trong việc xây dựng bộ máy nhà nước cộng hoà, mà đó là sự thể hiện trung thành thuyết Tam quyền phân lập.

Một số nước Anh, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Nhật Bản… do tương quan lực lượng trong cuộc cách mạng tư sản đã xây dựng chính thể quân chủ lập hiến. Nhưng cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình Tam quyền phân lập để đảm bảo một chế độ dân chủ.

Chế độ dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa đã mở ra thời kỳ mới trong sự phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong khi đó, ở các nước phương Đông phong kiến vẫn còn chìm trong mô hình chính thể quân chủ chuyên chế bảo thủ, nên đó là một lực cản lớn đối với sự phát triển.

Vì thế sự thành công ở các nước tư bản chủ nghĩa với sự ứng dụng các học thuyết nhà nước dân chủ phân quyền là đối tượng thu hút sự chú ý của các nhà tư tưởng tiến bộ phương Đông đang bị chủ nghĩa thực dân uy hiếp

Khi bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản thực dân lại đi ngược với các khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái, chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của các dân tộc thuộc địa. Hầu hết các nước phương Đông là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. Philíppin bị Tây Ban Nha và Mỹ chiếm đóng, Inđônêxia thì Hà Lan thống trị, Trung Quốc, Xiêm La bị lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây, Lào, Campuchia và Việt Nam bị thực dân Pháp thôn tính. Đó là hậu quả một phần quan trọng từ việc duy trì mô hình chính thể quân chủ lạc hậu.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)