Kết hợp xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế: thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay (Trang 47 - 78)

Nhìn lại đường lối đổi mới của Đảng 20 năm qua, chúng ta thấy việc nhận thức mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta đã ngày càng đầy đủ hơn, cụ thể hơn. Việc Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải kết hợp hai nội dung đó trong đường lối chiến lược xây dựng và phát triển đất nước đã thể hiện tư duy biện chứng sâu sắc của Đảng. Chủ trương, đường lối đúng đắn đó là cơ sở quan trọng để nước ta thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.

2.2. Kết hợp xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế: thành tựu và hạn chế

2.2.1. Những thành tựu đạt được

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương và đường lối của Đảng về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nước ta đã từng bước đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường định hướng XHCN và theo yêu cầu của hội nhập, từng bước chủ động, tích cực chuẩn bị và tham gia ngày càng sâu rộng và hiệu quả vào tiến trình toàn cầu hóa thông qua việc thiết lập quan hệ và tham gia hoạt động trong các thể chế kinh tế quốc tế ở nhiều tầng nấc: song phương, tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, thế và lực của chúng ta ngày càng được tăng cường.

Quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam với các nước, các nền kinh tế và các tổ chức kinh tế, tthương mại trên thế giới được khai thông, mở rộng. Vị thế của Việt Nam trên thế giới ngày càng được nâng cao.

Thực tế cho thấy, việc HNKTQT của chúng ta luôn hướng vào mục tiêu xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ theo tinh thần hát huy tối đa nội lực, tranh thủ tốt nhất ngoại lực phục vụ cho mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà các Nghị quyết của Đại hội Đảng đã đề ra. Trên lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, quán triệt những quan điểm chỉ đạo trong đường lối đối ngoại của Đảng, Việt Nam đã xúc tiến nhiều bước đi khá vững chắc và đạt được thành công quan trọng.

Thực hiện đường lối đổi mới, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, đầu những năm 90 nước ta đã mở rộng quan hệ với nhiều nước, tạo thế đan xen nhiều chiều, nhiều tầng nấc, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, từng bước phá bỏ thế bao vây, cô lập và cấm vận của các lực lượng thù địch. Từ năm 1993, khi lệnh cấm vận của Mỹ chưa được bãi bỏ, Việt Nam đã khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế chủ chốt như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu á (ADB). Tháng 7 - 1995, là nước ta đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là sự kiện mở đầu có tính đột phá trong tiến trình HNKTQT của nước ta. Việc chúng ta gia nhập ASEAN đã góp phần phá thế bị bao vây, cô lập, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước, đưa Việt Nam hội nhập về kinh tế với khu vực và quốc tế.

Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, nước ta tham gia AFTA và từ năm 1996 bắt đầu thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) và tham gia hàng loạt các

chương trình hợp tác trong khuôn khổ ASEAN. Năm 1996, Việt Nam là một trong số 25 thành viên sáng lập diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Việc gia nhập ASEM đã tạo điều kiện để nước ta tham gia các diễn đàn trao đổi, hợp tác, xúc tiến việc mở rộng thị trường thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật trên cơ sở các bên cùng có lợi với các nước thành viên.

Tháng 11-1998, Việt Nam chính thức gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế chõu Á - Thỏi Bỡnh Dương (APEC). Kể từ đú, Việt Nam ngày càng tỏ rừ sự chủ động cùng các nước thành viên APEC xúc tiến Chương trình hành động quốc gia (IAP), hình thành cam kết trên các lĩnh vực về thuế, phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ… Tính đến hết tháng 9-2006, các nền kinh tế APEC đã có 6.527 dự án FDI tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung lên đến 49,4 tỉ USD, chiếm 83,1% tổng số dự án và 69,2%

tổng số vốn FDI vào Việt Nam. Trong 7 thị trường nhập khẩu lớn nhất (hơn 1 tỉ USD) của Việt Nam, có 5 nền kinh tế thuộc APEC: Mỹ (5,93 tỉ USD), Nhật Bản (4,41 tỉ USD), Trung Quốc (2,96 tỉ USD), Ô-xtrây-li-a (2,57 tỉ USD), Xin-ga-po (1,81 tỉ USD); chiếm 54,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Năm 2000 Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết đã mở ra mốc mới trong quan hệ kinh tế Việt - Mỹ và tác động tích cực đến quá trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước ta.

Năm 2006 đã đánh dấu mức độ hội nhập cao nhất, rộng nhất, có ý nghĩa quan trọng của Việt Nam đối với việc thiết lập môi trường buôn bán và quan hệ hợp tác kinh tế với toàn bộ thế giới đó là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sau 11 năm kiên trì đàm phán song phương và đa phương. Đó thực sự là một hành trình nhọc nhằn, không chỉ vượt qua những khó khăn, bế tắc trên bàn đàm

phán khi đối mặt với những đối tác đàm phán sừng sỏ mà Việt Nam còn phải vượt qua lực cản tư duy của chính mình. Quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết gia nhập WTO giúp Việt Nam, đặc biệt là những người nghiên cứu và hoạch định chính sách hiểu biết hơn về nền kinh tế thị trường. Với việc trở thành thành viên của WTO, nước ta đã hoàn tất quá trình hội nhập quốc tế trên diện rộng, đưa đất nước ta trở thành đối tác tin cậy của gần 150 quốc gia trên thế giới. Với quốc tế, việc Việt Nam đã tham gia vào sân chơi chung của thương mại toàn cầu và đây được xem như "tấm chứng chỉ thuyết phục nhất" mà thế giới đã trao cho công cuộc cải cách, mở cửa của Việt Nam. Nhưng với mỗi người Việt Nam, gia nhập WTO là một sự kiện lịch sử có tính chất bước ngoặt. Lần đầu tiên, trong lịch sử của dân tộc, chúng ta hội nhập toàn diện với thế giới. Từ đây chúng ta có một vị thế mới ngang bằng với các đối tác, có uy tín hơn trong giao thương và hợp tác đầu tư quốc tế. Đây là dấu mốc cho một thời kỳ mới của nền kinh tế Việt Nam, nhiều cơ hội hơn để phát triển song cũng sẽ nhiều thách thức hơn. Những thách thức của hội nhập, mở cửa, của việc thực hiện những cam kết với các thành viên của WTO từ đây sẽ tạo áp lực nặng nề hơn buộc toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế và mỗi người dân Việt Nam phải quyết liệt cải cách, đổi mới.

Nhưng những thách thức đó nếu được vượt qua sẽ trở thành những cơ hội mới để phát triển. Thách thức từ bên ngoài chính là sức ép để chúng ta quyết tâm và phải thực sự đổi mới cho phù hợp với những gì đã cam kết. WTO như một chất xúc tác, cộng hưởng với yêu cầu trong nước, tăng gia tốc cho quá trình đổi mới, cải cách. Đây là lý do khiến nhiều người kỳ vọng: WTO sẽ là cơ hội mang đến làn sóng đổi mới thứ hai, để Việt Nam sẽ thực sự cất cánh.

Quá trình HNKTQT ngày càng chủ động của Việt Nam đã đưa đến một thành tựu quan trọng là sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao thêm với 57 nước, nâng tổng số quốc gia có quan hệ chính thức lên

170 nước. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng mở rộng thị trường và đối tác kinh tế - thương mại, tăng cường xuất nhập khẩu. Việt Nam đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do các đối tác kinh tế thương mại truyền thống ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trước đây bị thu hẹp đột ngột. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng. Quan hệ buôn bán từ chỗ chỉ dựa vào các nước Đông Âu chúng ta đã mở rộng ra quan hệ buôn bán với 224/255 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký 90 Hiệp định thương mại song phương (cả ký mới và ký lại). Việt Nam cũng đã ký hơn 350 Hiệp định hợp tác phát triển với các nhà tài trợ, 48 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, v.v…

Quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam được mở rộng trong suốt quá trình HNKTQT vừa qua đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập rộng khắp thế giới, nhiều hàng hóa Việt Nam đã có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ...

Thông qua việc khai thông thị trường mới, mở rộng quan hệ buôn bán trao đổi, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhận được các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan của các nước, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 2,4 tỷ USD năm 1990 lên 26,5 tỷ USD năm 2004 và năm 2005 là 32 tỷ USD.

Tính trung bình mỗi năm tỷ lệ tăng trưởng thương mại đạt trên 20%, có năm tăng 30%. Việc gia tăng quan hệ kinh tế thương mại, gia tăng kim ngạch xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Tình trạng nhập siêu của Việt Nam cũng dần được thu hẹp từ 1/4 trong các năm 1976 - 1980 lên 1/1,8 trong các năm 1986 - 1990, 1/1,06 năm 1999 và đến năm 2000 - 2001 lần đầu tiên giá trị xuất khẩu đã vượt giá trị nhập khẩu. Bên cạnh đó cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng được cải thiện nhiều so với trước. Hàng nguyên liệu thô năm 1991 chiếm 92% kim ngạch xuất khẩu, thì hiện nay chỉ còn khoảng 60%. Trong tỷ trọng giá trị kim ngạch

xuất khẩu, tỷ trọng hàng khoáng sản giảm từ 37,2% năm 2000 xuống còn 31,9 năm 2005; hàng nông - lâm - thủy sản giảm từ 29% xuống 27%, hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 33,8% lên 41%. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng nhiều là: dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, giày dép, cà phê, cao su, hàng thủ công mỹ nghệ… Cách đây 10 năm nước ta chưa có mặt hàng nào có khả năng cạnh tranh, nay đã có trên 200 mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc mở rộng thương mại quốc tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành và phát triển một loạt các ngành sản xuất mới trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hoàn thiện cơ cấu của nền kinh tế.

Nhìn chung, những thành tựu quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế và khu vực trên nguyên tắc giữ vững độc lập và tự chủ trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã góp phần tạo nên những nguồn lực mới cho phát triển đất nước, tạo tiền đề quan trọng để chúng ta xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN.

Tiến trình hội nhập với các bước đi chủ động và tích cực trên cơ sở phát huy cao độ nội lực đã mang lại cho đất nước ta nguồn ngoại lực quan trọng bổ sung cho nội lực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Thông qua hội nhập, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực thu hút đầu tư và tranh thủ nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của nước ngoài. Đây là nguồn ngoại lực quan trọng bổ sung cho nguồn lực trong nước phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Với khoảng 7.000 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 60 tỉ USD, Việt Nam hiện đang được đánh giá là một trong những nước có sức hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao trong khu vực. Đặc biệt trong năm 2006, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào

Việt Nam đạt mức kỷ lục trong suốt gần 2 thập kỷ qua kể từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 với 10,2 tỉ USD. Hiện nay, đã có khoảng 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm lực kinh tế - công nghệ, góp phần làm thay đổi trình độ sản xuất của Việt Nam. Thông qua các dự án FDI và liên doanh với nước ngoài, hàng chục vạn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề đã được đào tạo và trưởng thành. Những thành công trong việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến mà quá trình HNKTQT mang lại đã tạo nên bộ mặt mới cho nền công nghiệp và xã hội Việt Nam ngày càng hiện đại, văn minh.

Nhờ có những chính sách chủ động kết hợp nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài một cách hiệu quả hơn nên những năm gần đây cơ cấu đầu tư đã có những thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn trong nước để đầu tư phát triển và có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH, phát triển lực lượng sản xuất và tạo việc làm cho người lao động. Trong những năm qua, nguồn vốn FDI đã đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong đầu tư vào các khu công nghiệp, phát triển doanh nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất - tiêu dùng của thị trường nội địa rộng lớn với sức mua tăng lên nhanh chóng vừa tận dụng và phát huy những lợi thế xuất khẩu mà Việt Nam đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp đóng góp khoảng 16% GDP của cả nước, 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, trên 10% tổng thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 83 vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có vai trò quan trọng, kích thích nguồn đầu tư trong nước. Nhờ tăng đầu tư trực tiếp của nước

ngoài, mà nguồn đầu tư trong nước cũng được huy động mạnh mẽ, triệt để hơn, phát huy hiệu quả cao hơn.

Song song với thu hút FDI, sau khi khôi phục quan hệ với IMF, WB, ADB, Việt Nam đến nay đã nhận được cam kết tài trợ từ một số nước và các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó đáng chú ý là nguồn viện trợ phát triển (ODA). Thông qua các Hội nghị tài trợ, nguồn vốn dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Thời kỳ 1993 - 2005, tổng giá trị ODA cam kết đạt 32,6 tỉ USD, tổng vốn ODA ký kết đạt 24,9 tỉ USD. Ngày 26-12-2006, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam đã cam kết vốn ODA dành cho Việt Nam đạt 4,44 tỉ USD, con số cao nhất từ trươc tới nay, vượt cả mức kỳ vọng của Chính phủ Việt và vượt xa mức cam kết năm trước tới 700 triệu USD.

Đằng sau những con số đó chính là niềm tin của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Việc sử dụng nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng vào phát triển hạ tầng cơ sở, phục vụ các chương trình thu xóa đói giảm nghèo, tăng cường thể chế, bảo vệ môi trường bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Bên cạnh đó, các dự án ODA đã thu hút được nhiều lao động, đào tạo, nâng cao tay nghề, hình thành tác phong lao động công nghiệp cho công nhân; tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý…

HNKTQT đã và đang từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, tạo tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Mở cửa, hội nhập buộc các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế phải nhập cuộc với sự cạnh tranh quốc tế. Quá trình này buộc các doanh nghiệp và các nhà quản lý phải quen dần với cách làm ăn mới lấy hiệu quả kinh tế làm động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức ép của cạnh tranh đã buộc

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay (Trang 47 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)