Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, chúng ta phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý… nhưng quan trọng nhất là nguồn lực con người với sức lao động, trí tuệ, tài năng, nghị lực tinh thần yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Chính con người với sức lực, trí tuệ của mình là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất và là nhân tố quyết định việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và HNKTQT của nước ta.
3.4.1. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao
Ngày nay khi thế giới đã bước vào kinh tế tri thức thì yếu tố quan trong bậc nhất trong quá trình phát triển của một quốc gia là nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng cao. Chiến lược phát triển nguồn lực con người đang và sẽ là một cuộc chạy đua giữa các nước. Dù là nước phát triển hay chậm phát
triển muốn giành cho mình một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế thế giới đều phải lấy việc phát triển nguồn lực con người làm điểm tựa chủ yếu. Đối với nước ta, từ xuất phát điểm là nền kinh tế tiểu nông, muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trỡnh độ của một nước phát triển theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", tất yếu phải tiến hành thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây cũng là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu để xừy dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của nước ta. Xu thế thời đại, yêu cầu của hội nhập, nhất là trong điều kiện Việt Nam đó gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang đặt ra nhiều thách thức cho đất nước, trong đó có áp lực ngày càng tăng về việc chuẩn bị nguồn nhân lực thích ứng và đi kịp với yêu cầu của thời đại.
Nguồn nhân lực, nhất là nhân lực kỹ thuật chính là lực lượng lao động đó, đang và sẽ tham gia đắc lực vào tiến trỡnh cụng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là nguồn lực có ý nghĩa quyết định đối với các nguồn lực khác cũng như quyết định sự thành bại của quỏ trỡnh xừy dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và HNKTQT. Để không bị tụt hậu chúng ta phải nhanh chóng nâng cao năng lực trí tuệ, trình độ học vấn, vốn văn hóa, kỹ năng và trình độ nghề nghiệp cho người lao động, nhất là quan tâm đến đội ngũ lao động chất xám, khai thác hợp lý nhất và có hiệu quả nhất tiềm năng trí tuệ của cả dân tộc.
Hiện nay nước tta có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, được các doanh nghiệp nước ngoài chú ý, xem đây là lợi thế cạnh tranh. Nếu chỳng ta chỉ tập trung khai thỏc yếu tố này thỡ hiệu quả trước mắt có thể giải quyết vấn đề lao động, nhưng về lâu dài chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vả lại, gần đây các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư vào các dự án có hàm lượng công nghệ cao thay vì lao động rẻ như trước. Dó đó, việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và đội ngũ đào tạo đội ngũ kỹ sư thực hành, công nhân lành nghề đủ sức đáp ứng nhu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là vấn
đề cấp bách đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Vấn đề tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cần phải được coi là nhiệm vụ then chốt của nước ta trong việc thu hút đầu tư nước ngoài có sử dụng hàm lượng chất xám cao.
3.4.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
Để có một đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu của việc hội nhập thì trước hết phải có kế hoạch nâng cao trình độ, kiến thức, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại. Nhanh chóng trang bị cho đội ngũ doanh nghiệp, các doanh nhân những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực của họ. Sự đòi hỏi về trình độ chuyên sâu ở đây giúp cán bộ có tầm nhìn tổng quát, nhất là nhận thức về hướng phát triển của lĩnh vực đó để luôn giữ được thế chủ động trong công việc, đồng thời có được tầm nhìn chiến lược lâu dài. Cùng với tri thức chuyên môn nghiệp vụ, cần trang bị cho cán bộ kiến thức về kinh tế thị trường, luật kinh tế, những thông lệ, quy trình, thủ tục trong giao lưu thương mại, xuất nhập khẩu…và cả sự hiểu biết về chính trị, xã hội một cách bao quát để có thể ứng phó linh hoạt với sự biến động của tình hình.
Trỡnh độ nguồn nhân lực nói chung cũn thể hiện cả ở năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị. Thực tế trong doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhà nước tổ chức quản lý cũn quỏ cồng kềnh, nhiều tầng cấp làm giảm tớnh năng động và ứng phó trước tỡnh hỡnh thị trường thường xuyên biến đổi dẫn đến bỏ qua cơ hội, hoặc thông qua các quyết định không phù hợp dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Đáng chú ý là do trỡnh độ hạn chế cho nên việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong chỉ đạo quản lý điều hành hạn chế. Hiện nay số cỏn bộ quản lý điều hành trong doanh nghiệp nhà nước thường gấp từ 2-3 lần so với doanh
nghiệp tương ứng trong khu vực tư nhõn. Chớnh vỡ vậy việc nừng cao trỡnh độ quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất cần thiết.
Triển khai hội nhập kinh tế quốc tế là thực hiện đường lối đổi mới đất nước, vì một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Con người luôn là nhân tố quyết định sự thành bại của mọi sự nghiệp cách mạng. Việc bố trí, sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng lúc, đúng năng lực, sở trường và việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, kế hoạch khoa học, hợp lý sẽ góp phần đảm bảo thắng lợi cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta.