Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay (Trang 88 - 95)

Sức mạnh kinh tế, khả năng độc lập tự chủ về kinh tế của nước ta, trước hết và chủ yếu tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Để tạo được sức cạnh tranh của một quốc gia, cần hội đủ nhiều yếu tố, trong đó điều đặc biệt quan trọng

là phải xây dựng và luôn hoàn chỉnh một cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn với cơ cấu công nghệ tiến bộ và xây dựng được năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của đất nước.

3.3.1. Xây dựng và hoàn chỉnh một cơ cấu kinh tế hợp lý

Cơ cấu kinh tế hợp lý trong điều kiện cụ thể của nước ta và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ cấu có khả năng đáp ứng được yêu cầu gia tăng sức cạnh tranh; thực hiện tái sản xuất mở rộng, tạo được sự phát triển nhanh, hiệu quả cao và bền vững theo định hướng XHCN. Cơ cấu này bao gồm cơ cấu các ngành và lĩnh vực kinh tế chủ yếu; cơ cấu các vùng lãnh thổ; cơ cấu thành phần kinh tế; cơ cấu xuất nhập khẩu; cơ cấu đầu tư (ngắn hạn và dài hạn, trực tiếp và gián tiếp); trong đó, cơ cấu các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu có vai trò quan trọng hàng đầu.

Hiện nay dân số nước ta có khoảng 85 triệu người, sau vài thập kỷ sẽ tăng lên khoảng 100 triệu. Nước ta lại ở vào vị thế địa chính trị và địa kinh tế có tính đặc thù trong khu vực, với điều kiện tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng, nguồn lực con người giàu tiềm năng… Vì vậy, yêu cầu cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế chủ yếu phải gắn với cơ cấu các vùng lãnh thổ và phải tương đối đa dạng đi đôi với trọng điểm. Sự đa dạng và có trọng điểm này, vừa phát huy được thế mạnh của đất nước, vừa đáp ứng được yêu cầu và mục đích phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như đảm bảo cuộc sống của nhân dân với gần 80% là nông dân và đang trong quá trình chuyển đổi;

đồng thời phải thích ứng được với quá trình HNKTQ, với thị trường thế giới đòi hỏi ngày càng cao và hết sức đa dạng.

Quá rình hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý phải xem xét đến hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng; trong đó phải ưu tiên cho hiệu quả kinh tế, không lấy hiệu quả kinh tế làm gốc thì về

lâu dài cũng không thể bảo đảm các mặt hiệu quả khác. Bài học kinh nghiệm của một số nước châu Á bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực trước đây đã chỉ ra rằng, để thoát khỏi khủng hoảng thì một trong những việc trước tiên là phải cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng có hiệu quả cao, có sức cạnh tranh lớn hơn.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải dựa trên việc phát huy các thế mạnh, các lợi thế so sánh quốc tế của đất nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước thì mới phát huy được hiệu quả và hỗ trợ cho tiến trình hội nhập. Việc xây dựng chương trình chuyển dịch cơ cấu đòi hỏi phải xác định được về cơ bản cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong 10-20 năm tới (bao gồm cả cơ cấu ngành, hàng và cơ cấu vùng), xác định được những ngành mũi nhọn, những ngành cần ưu tiên phát triển trong một thời gian nào đó, những ngành ta nên chuyên môn hóa... để làm cơ sở xây dựng các lộ trình mở cửa và các chính sách bảo hộ cụ thể theo phương châm có chọn lọc, hợp lý và có thời hạn. Ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động... với nước ngoài cũng sẽ tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.

Xây dựng chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế phải gắn với việc thành lập cơ chế rà soát và điều chỉnh các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn, các hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2010 và năm 2020 cho phù hợp hơn với các lợi thế so sánh tĩnh và động của ta nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Trước mắt, chính sách đầu tư và phát triển kinh tế cần phải khai thác mọi nguồn lực hiện có (lợi thế so sánh tĩnh), đặc biệt lao động dôi dư để đẩy mạnh xuất khâut và tạo thêm công ăn việc làm là một yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa quan trọng không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị - xã hội. Chú trọng tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến đem lại giá trị cao, giàu hàm lượng công nghệ và đặc trưng

văn hoá, có sức cạnh tranh cao, tạo thêm các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn mới, hạn chế tiến tới chấm dứt xuất khẩu sản phẩm thô, chưa qua chế biến sâu, tập trung nhập khẩu những sản phẩm cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bằng các biện pháp kinh tế, hạn chế và thu hẹp dần tình trạng nhập siêu, đặc biệt là đối với hàng hoá tiêu dùng.

Tự do hóa thương mại và hội nhập có thể gây tác động tiêu cực, nhất là về ngắn hạn tới đời sống kinh tế – xã hội, như gia tăng nạn thất nghiệp do điều chỉnh cơ cấu và nới rộng khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo giữa các vùng và các nhóm dân cư. Kinh nghiêm thực tế đã cho thấy rằng, nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp, nguy cơ thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo sẽ tăng lên nếu chúng ta không có chính sách chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế để nâng cao sức cạnh tranh, không có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn, không thực hiện tốt chủ chương của Đảng “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”.

3.3.2. Nâng cao trình độ khoa học công nghệ, tiếp cận và đi vào kinh tế tri thức

Trong thời đại ngày nay, sức cạnh tranh kinh tế cũng như sự phát triển của một quốc gia phần lớn tùy thuộc vào khả năng nắm bắt, vận dụng, phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là những công nghệ hiện đại. Chỉ có một số ít nước có khả năng phát triển toàn diện khoa học và công nghệ, sáng tạo ra các công nghệ hiện đại nhất. Song, việc vận dụng những thành quả của sự phát triển khoa học và công nghệ không loại trừ một quốc gia nào nếu có được những điều kiện cần thiết; trước hết đó là, có chính sách đúng đắn, có đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và lao động kỹ thuật có trình độ cao.

Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, kinh tế trí thức ngày càng phát triển, lợi thế so sánh của các quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu cũng có những thay đổi cơ bản. Trên phạm vi toàn cầu, lợi thế phát triển của thế giới ngày nay là dựa chủ yếu trên các nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới của các quốc gia chứ không phải là nguồn lao động rẻ, nguồn tài nguyên rẻ và nguồn vốn. Ngày nay, không phải chỉ ở các nước phát triển mà cả các nước đang tiến hành công nghiệp hóa đều tìm cách đưa các yếu tố của nền kinh tế tri thức vận dụng vào nước mình.

Theo điều tra, đánh gía chung thì trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Để hiện đại hóa và công nghiệp hóa được đất nước đòi hỏi phải có chính sách, chiến lược khoa học và công nghệ đúng đắn, phát huy, sử dụng và khai thác khả năng nội sinh trong hoạt động khoa học - công nghệ phù hợp với quy luật khách quan, xu thế phát triển của thế giới và đặc thù về kinh tế - xã hội cũng như điều kiện về tự nhiên và của con nghười Việt Nam. Để có thể tận dụng được tối đa nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển đất nước thì vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng là chúng ta phải tạo được cơ sở để đón bắt, vận dụng được các nguồn lực đó một cách chủ động và tích cực nhất. Do đó, chính sách, chiến lược và các giải pháp phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là việc nâng cao năng lực khoa học và công nghệ nội sinh, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đổi mới quốc gia và phát triển bền vững đất nước. Việc nâng cao trình độ và năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của Việt Nam sẽ giúp chúng ta có khả năng tiếp cận, tiếp thu, cải tiến và làm chủ những công nghệ hiện đại nhập nội, đặc biệt là những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới trong thế kỷ XXI nhằm hiện đại hóa ngành công nghiệp và dịch vụ nói

riêng cũng như trong toàn bộ ngành kinh tế Việt Nam nói chung trong tiến trình HNKTQT.

Ngày nay nhân loại đang bước vào một giai đoạn phát triển rất cao của lực lượng sản xuất - giai đoạn “kinh tế tri thức”. Trong kinh tế tri thức, yếu tố quyết định sự phát triển là tri thức và tiềm năng tạo ra tri thức. Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế này là: tri thức và công nghệ hiện đại trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sản xuất, chiếm 2/3 tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ.

Mặc dù các nước phát triển có ưu thế hơn hẳn trong cuộc chạy đua để thu hút chiếm hữu, sử dụng, khai thác nguồn lực trí tuệ, nhưng kinh tế tri thức cũng tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển vươn lên rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết nắm bắt, khai thác những tiến bộ khoa học - công nghệ tri thức của nhân loại để phát huy nội lực, tăng cường sức mạnh của mình.

Nhờ lợi thế của nước đi sau và trong bối cảnh hội nhập của thế giới, nếu biết phát huy được lợi thế sẵn có, tiếp cận dần và tìm được mũi nhọn đột phá vào kinh tế tri thức thì chúng ta có thể nâng cao đáng kể sức cạnh tranh của nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trước mắt chúng ta có thể rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng việc xây dựng một số yếu tố của nền kinh tế tri thức (tự động hóa sản xuất, tin học hóa nền kinh tế, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ công nghệ thông tin…).

Mặt khác để phát triển bền vững và bảo đảm sự hợp tác bình đẳng với các đối tác kinh tế và công nghệ, đòi hỏi phải có thêm khả năng tự sáng tạo ra công nghệ mới của riêng mình, dù chỉ trên một số lĩnh vực, ở một số phạm vi khía cạnh nhất định trong quá trình phân công lao động quốc tế, tạo thành một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

3.3.3. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

Thực tế hội nhập của các nước cũng như của Việt Nam chúng ta cho thấy, khả năng cạnh tranh là yếu tố đóng vai trò quyết định tới sự thành bại của HNKTQT. Ngày nay, khi nước ta đã hội nhập một cách đầy đủ với nền kinh tế thế giới thì yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh trên cả ba mặt: khả năng cạnh tranh của từng mặt hàng và loại hình dịch vụ, của từng doanh nghiệp và của cả quốc gia càng trở nên cấp bách, trong đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế chính là chủ thể của quá trình hội nhập, là người trực tiếp tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong HNKTQT cần có những biện pháp hữu hiệu và áp dụng đồng bộ. Nhà nước vừa phải có các giải pháp khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội nhập vừa phải có các giải pháp buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế. Từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới thiết bị, công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thiện phương thức kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm chi phí sản xuất; xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư tạo ra sản phẩm mới với những nét độc đáo riêng có của doanh nghiệp, qua đó thu hút khách hàng, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu.

Bên cạnh việc nâng cao sức cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường hợp tác, gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở lợi ích của từng doanh nghiệp và lợi ích quốc gia, tạo nên sức mạnh chung cả cộng đồng doanh nghiệp, tránh để các đối tác công ty nước ngoài lợi dụng sự cạnh tranh trong nước để chia rẽ, gây mâu thuẫn để trục lợi. Các doanh nghiệp nhà nước - trụ

cột của nền kinh tế, là một trong những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta giữ được định hướng XHCN - cần được khẩn trương sắp xếp lại, hình thành những doanh nghiệp thực sự đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh làm nòng cốt cho quá trình hội nhập.

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn liền với chủ động HNKTQT đòi hỏi chúng ta phải nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trên cả ba mặt: sức cạnh tranh của hàng hóa, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Thực tế cho thấy, nếu biết khai thác, vận dụng, phát huy các lợi thế so sánh, đặc biệt là nguồn nhân lực, sự tiến bộ của khoa học - công nghệ và năng lực quản lý thì các nước có nền kinh tế đang phát triển vẫn có thể đạt được sức cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)