3.1.1. Tiếp tục đổi mới tư duy cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và HNKTQT của nước ta
Những thành công và tồn tại, cũng như những vấn đề đã và đang nảy sinh liên quan đến quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và HNKTQT của nước ta đều có gắn với tư duy, nhận thức của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và toàn thể xã hội. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn trong quá trình vận động, phát triển, với nhiều biến chuyển cả về nội dung lẫn hình thức. “Toàn cầu hóa đặt mỗi nước, mỗi xã hội trước những thực tế và những bài toán rất mới và phức tạp, đòi hỏi vừa có tầm nhìn tổng thể, biện chứng vừa có hiểu biết rất cụ thể, vừa có khả năng dự đoán xa, vừa có thể điều chỉnh và thích nghi nhanh chóng và linh hoạt”[12, tr.7]. Như vậy, để giải quyết một cách hiệu quả mối quan hệ giữa xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động HNKTQT, điều có ý nghĩa trước tiên là chúng ta cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao tầm nhận thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đặt ra, kịp thời có những nhận thức, đánh giá đúng, sát hợp về xu thế phát triển khách quan của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cùng những cơ hội và thách thức, mặt tích cực và tiêu cực của tiến trình này nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hơn về chủ trương, đường lối và chính sách.
Để khai thác có hiệu quả mọi thời cơ, thuận lợi, đồng thời đối phó, kiềm chế và khắc phục các loại thách thức nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về thời cơ và thách thức của quá trình HNKTQT. HNKTQT không phải là công việc của riêng Đảng, chính phủ mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, của mọi doanh nghiệp và của các tổ chức chính trị - xã hội.
Trong HNKTQT phải nắm vững phương châm chủ động, vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của dân tộc đồng thời tranh thủ được các thời cơ thuận lợi trong hội nhập.
Đối với nền độc lập tự chủ quốc gia, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Vấn đề là phải phát huy đến mức cao nhất mặt tích cực và ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất mặt tiêu cực. Mục đích của các chủ thể hội nhập là làm thế nào để giành “cái được” tối đa và hạn chế “cái thiệt” đến mức tối thiểu. Chỉ có thể
“được” nhiều hơn mất khi tham gia HNKTQT nếu chúng ta biết chủ động hội nhập. Tinh thần chủ động ở đây thể hiện sự tự tin, có đường đi nước bước, không vội vàng hấp tấp để dễ bị vấp ngã, nhưng cũng không chậm chạp, chần chừ để lỡ thời cơ. Chủ động hội nhập cũn là sự nắm vững qui luật, hiểu rừ tất yếu khách quan, chủ động đón nhận, tận dụng, khai thác, tạo ra cơ hội, chủ
động phòng tránh những mặt trái, tiêu cực, chủ động lường trước đối phó, xử lý những khó khăn thách thức xuất hiện khi hội nhập kinh tế quốc tế.
3.1.2. Tạo sự thống nhất về nhận thức yêu cầu khách quan của xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với HNKTQT
Như trên đã phân tích, sự nhận thức về quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động HNKTQT của chúng ta còn nhiều hạn chế, chưa đi đến thống nhất trên nhiều vấn đề, đó chính là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp và một bộ phận cán bộ chưa tích cực, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp đặt biệt là doanh nghiệp nhà nước còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Vấn đề thống nhất về nhận thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì HNKTQT với trọng tâm là mở cửa, thực hiện tự do hóa thương mại sẽ làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn cục bộ. Chẳng hạn như, mâu thuẫn giữa xu hướng bảo hộ với xu hướng tự do hóa; nhiều doanh nghiệp còn yếu kém không đủ sức cạnh tranh, ngại phải thay đổi cách làm cũ, vẫn muốn được nhà nước tiếp tục bảo hộ; mâu thuẫn giữa lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng; mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài… Những mâu thuẫn này gây cản trở không nhỏ đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ có trên cơ sở thống nhất được nhận thức về nhu cầu tất yếu phải HNKTQT, coi HNKTQT là một trong những nhiệm vụ then chốt trong hoạt động kinh tế, nhằm phục vụ lợi ích chung của đất nước là điều kiện để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ thì mới có đủ ý chí, bản lĩnh, quyết tâm và sức mạnh để thật sự đưa vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế vào cuộc sống, vào kế hoạch, chương trình hành động, chiến lược phát triển của nhà nước, của các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp. Đó chính là cơ sở để đẩy mạnh được sự gắn kết, phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, địa phương, phát huy tốt nhất mọi nguồn lực trong quá trình HNKTQT vì lợi ích của đất nước.
Đối với nước ta, trong tiến trình HNKTQT thì thuận lợi và khó khăn luôn đan xen nhau, tác động lẫn nhau, đó là điều khó tránh khỏi và là một thực tế mà các nước đang phát triển đều gặp phải. Nếu không có sự nhận thức đúng sẽ dẫn tới những sai lầm như đánh giá quá cao thuận lợi hoặc đánh giá quá mức khó khăn HNKTQT, từ đó dễ sinh chủ quan, mất cảnh giác hoặc dễ bi quan, do dự, bở lỡ cơ hội. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế của tất cả các nước, kể cả các nước phát triển, cho thấy trong lĩnh vực kinh tế, hội nhập không phải chỉ toàn “được” mà không có “thiệt”, không có sự trả giá. Ở đây, đánh giá được hay thiệt cũng cần có cái nhìn toàn diện đối với toàn bộ nền kinh tế, không nên chỉ hạn chế trong đánh giá cái được của từng ngành, từng lĩnh vực riêng lẻ. Điều quan trọng là về tổng thể thì cái được phải nhiều hơn cái thua thiệt, “thậm chí cái mất không cơ bản, cục bộ, có lúc phải nhiều hơn để đảm bảo cái cơ bản và lâu dài” [50]. Vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận một cách biện chứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh rất quyết liệt, nó đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động tích cực tham gia hội nhập trên tinh thần giữ vững độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia. Thực tiễn cho thấy nếu không xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ sẽ không những không thể có sự độc lập về chính trị, không thể bảo đảm được lợi ích cơ bản của dân tộc cũng như chủ quyền quốc gia mà bản thân việc mở cửa, HNKTQT cũng sẽ không đạt được những kết quả như mong muốn. Như vậy, không phải đến khi nền kinh tế có trình độ phát triển cao chúng ta mới đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mà xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là một đòi hỏi tất yếu gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Đổi mới, nâng cao năng lực và vai trò quản lý của nhà nước đối