8. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Sự phê phán của C.Mác và Ph.Ăngghen đối với quan niệm quyền con
quyền con người của các nhà triết học Tây Âu Cận đại
Những quan niệm về con người và quyền con người của các nhà triết học trước Mác, đặc biệt là những đóng góp quan trọng của các nhà triết học Khai sáng Cận đại có giá trị sâu sắc trong lịch sử quyền con người.
Hơn 100 năm trước C. Mác, quan điểm về quyền tự nhiên của trường phái pháp luật tự nhiên đã chiếm ưu thế trong tư tưởng chính trị - pháp lý châu Âu. Trường phái đó gắn liền với hệ tư tưởng tư sản đang lớn mạnh, đại diện cho xu hướng cách mạng và dân chủ, chống phong kiến và giáo hội Thiên Chúa giáo. Lý luận của nó cho rằng, quyền con người là quyền tự nhiên, nghĩa là khi sinh ra con người khác với động vật đã có các quyền tự do và bình đẳng. Mác và Ăngghen đánh giá cao vai trò lịch sử của thuyết pháp quyền tự nhiên của các bậc tiền bối Khai sáng. Theo các ông, triết học ấy đã xem xét nguồn gốc, bản chất quyền con người bằng “đôi mắt” của con người, từ lý trí và kinh nghiệm của con người, chứ không phải bằng cái nhìn của tôn giáo và kinh thánh. Học thuyết nhân quyền tự nhiên đã giương cao ngọn cờ tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái; đấu tranh chống chế độ phong kiến lạc hậu bảo thủ, bác bỏ chế độ độc tài, chuyên chế, thần quyền và thế quyền; cổ vũ cho cách mạng dân chủ tư sản đang lên. Bởi vậy, quan điểm của các nhà tư tưởng thời kì Khai sáng về quyền con người đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh đòi tự do, bình đẳng trên khắp các châu lục và đã trở thành động lực tinh thần cho các cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở châu Âu trong suốt thế kỉ XVIII, XIX. Những tư tưởng ấy còn có ảnh hưởng tới những văn bản pháp lý đầu tiên trên thế giới quy định các quyền con người: Luật về các quyền của Anh (1689), Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ (1776), Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp (1789). Trong những văn kiện đó, những quyền con người cơ bản được ghi nhận. Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có các quyền được sống, quyền tự do và quyền
55
mưu cầu hạnh phúc”. Hay trong Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp có câu: “Người ta sinh ra đã tự do và bình đẳng về các quyền”.
Triết học Đức cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX cũng đã có những đóng góp quan trọng, có bước phát triển mới trong tư tưởng về con người, quyền con người. Xuất phát từ quan niệm biện chứng, các nhà triết học cổ điển Đức đã tìm được nguồn gốc đích thực của các quyền con người đó là kết quả của sự phát triển lịch sử xã hội, bác bỏ nguồn gốc bẩm sinh của quyền con người theo thuyết nhân quyền tự nhiên. Những tư tưởng của họ mang tinh thần nhân đạo sâu sắc, với mục đích đem lại cho con người một cách nhìn mới mẻ về thế giới và chính bản thân mình, mong muốn đưa con người tới tự do, hạnh phúc và khẳng định nhân cách con người.
Tư tưởng về quyền con người của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng cũng là một đóng góp quan trọng vào hệ thống tư tưởng nhân loại về nhân quyền. Họ không chỉ phê phán, bác bỏ chủ nghĩa tư bản trong lĩnh vực nhà nước, quyền con người, quyền công dân. Họ còn đưa ra những phác thảo về một xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó con người sẽ được hưởng những quyền của mình như quyền tự do, công bằng, bình đẳng hơn so với chủ nghĩa tư bản. Họ đưa ra các yêu sách về quyền lao động, quyền bảo vệ lao động, quyền tổ chức lao động,… Dù con đường họ đưa ra để hiện thực hóa những quyền này là phi hiện thực nhưng chủ nghĩa xã hội không tưởng có tinh thần phê phán sáng suốt và nhiều tư tưởng quý báu mà các nhà kinh điển đã kế thừa, tiếp thu như một cội nguồn tư tưởng để xây dựng nên học thuyết cách mạng của mình.
Sự xuất hiện các quyền con người cơ bản với tư cách là sự bình đẳng về quyền lợi chính trị của các công dân, của quốc gia và xã hội hiện đại, đã trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài trên cơ sở quan niệm bình đẳng tự phát xa xưa của con người. Nhưng chỉ đến thời kì cách mạng tư sản, các quyền con người với tư cách các quyền phổ biến của mỗi cá nhân mới được khẳng định. Đúng như Mác đã viết: “lần đầu tiên, mặt trời đã mọc, thời đại lý tính đã tới; từ nay về sau, mê tín và bất công, đặc quyền và áp bức phải nhường chỗ cho
56
chân lý vĩnh cửu, cho chính nghĩa vĩnh cửu, cho bình đẳng sinh ra từ bản thân giới tự nhiên và cho những quyền không thể tách rời của con người” [59, tr 277]. Chính cuộc cách mạng công nghiệp, chính những luồng sáng tư tưởng về “tự do, bình đẳng” của các nhà triết học đã hướng cho những con người vốn từ trước đến nay sống “cách biệt và xa lánh” với mọi thứ đang diễn ra phải “suy nghĩ” và “phải giành lấy địa vị xứng đáng với con người”. Như vậy, với sự thắng lợi của giai cấp tư sản trước chế độ phong kiến, quyền con người từ lĩnh vực tư tưởng, lý luận bước vào giai đoạn thực tiễn “giai cấp tư sản đã bắt đầu nền thống trị của nó. Nhân quyền không còn chỉ tồn tại trên lý luận nữa” [45, tr 187].
Mác và Ăngghen không chỉ khẳng định giá trị trong quan niệm con người, quyền con người của các nhà triết học trước đó, xuất phát từ quan niệm khoa học về con người và bản chất con người, các ông đã tiến hành phê phán triệt để lý luận của những nhà tư tưởng trước Mác về quyền con người.
Thứ nhất, Mác và Ăngghen phủ nhận quan niệm nhân quyền thiên phú, tự nhiên của các nhà Khai sáng. Hai ông đều đồng tình với quan điểm của Hêghen khi cho rằng nhân quyền không phải là bẩm sinh mà là sản phẩm của lịch sử. Nó có lịch sử, quá trình phát sinh, phát triển và có cơ sở riêng của nó. Nhân quyền thuộc về con người nhưng do con người tạo ra trong môi trường xã hội, hoàn cảnh lịch sử nhất định, do sự phát triển của chính con người tạo ra. Bởi vì con người, như Mác lý giải, cũng chính là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Các ông cũng bác bỏ quan niệm của các nhà triết học Cận đại khi họ tìm được chỗ dựa cho lý luận của mình ở ngoài cơ sở kinh tế hiện thực và trừu tượng hóa những quyền đó trở thành “nhân quyền tự nhiên”, hay “nhân quyền thiên phú”. Cùng với việc phân tích hoạt động kinh tế hàng hóa của chủ nghĩa tư bản với tư cách là nền tảng vật chất của nhân quyền, Mác và Ăngghen đã làm sáng tỏ thêm nguồn gốc ra đời và tồn tại của quan niệm nhân quyền tư sản, chỉ rõ tính hạn chế lịch sử của nó.
Thứ hai, Mác và Ăngghen đã vạch ra sai lầm của các nhà tư tưởng thời Cận đại khi xác định đối tượng thụ hưởng các quyền con người. C. Mác nhận
57
ra rằng triết học trước kia khi nói tới con người đó là những con người chung chung, trừu tượng, hoàn toàn không nói đến thế giới con người ấy sống, không gắn với điều kiện tồn tại lịch sử cụ thể nào. Các nhà tư tưởng ấy đã xuất phát từ chủ nghĩa nhân bản, từ con người trừu tượng, dựa vào pháp quyền tự nhiên, dựa trên tinh thần tuyệt đối… để bàn về những quyền dành cho con người. Mác và Ăngghen đã vạch rõ “con người không thể sống trừu tượng bên ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, chính là nhà nước, là xã hội” [42, tr 569]. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, các ông đã tìm ra điểm xuất phát trong nghiên cứu của mình đó không phải là những con người hư ảo, trừu tượng mà là những con người hiện thực, đang trong quá trình lao động sản xuất. Con người của mỗi thời đại lịch sử đều là con người nằm trong mối quan hệ xã hội nhất định, thể hiện một mối quan hệ kinh tế nhất định. Vì vậy, quyền cơ bản của con người cũng chịu sự chế ước của những mối quan hệ kinh tế xã hội nhất định, chứ không thể ở ngoài hay ở trên quan hệ kinh tế đó. Mác đã vạch rõ tính chất vô căn cứ của quan niệm nhân quyền tư sản phái Hêghen, ông khẳng định, quan hệ pháp quyền giống như hình thức nhà nước, đã không thể lý giải từ bản thân chúng, lại càng không thể lý giải từ cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần nhân loại. C. Mác và Ph. Ăngghen đã vạch ra cơ sở đời sống vật chất của sự ra đời và tồn tại của quan niệm nhân quyền chính là thực tiễn sản xuất vật chất của con người, cần phải xuất phát từ mối quan hệ của đời sống vật chất, từ quá trình sản xuất vật chất của đời sống trực tiếp.
Thứ ba, Mác và Ăngghen đã chỉ ra tính chất nửa vời, thiếu triệt để của tư tưởng nhân quyền trước Mác. Theo “Khế ước xã hội” của Rútxô hay Môngtexkiơ, nhà nước được lập ra để thực thi nhiệm vụ bảo vệ những quyền tự nhiên của con người. Thế nhưng, thực tế lại đang diễn ra trái ngược với những gì mà các nhà triết học Khai sáng đề ra bởi “quyền của con người được tự do không còn là một quyền nữa chừng nào nó xung đột với đời sống chính trị” [44, tr 553].
58
Trước cuộc cách mạng tư sản, để “chống lại các đẳng cấp cũ, khác nhau do nguồn gốc xuất thân, giai cấp tư sản phải ghi lên ngọn cờ của họ những quyền con người… Do đó, để cho được nhất quán, họ phải đòi quyền đầu phiếu phổ thông và trực tiếp, các quyền tự do báo chí, lập hội, hội họp và đòi xóa bỏ tất cả các đạo luật đặc biệt chống lại các giai cấp riêng rẽ trong dân cư” [56, tr 110]. Với chiêu bài quyền con người, giai cấp tư sản - đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất khi đó, đã tập hợp được quần chúng nhân dân, cùng đấu tranh chống lại chế độ phong kiến và thiết lập sự thống trị của mình. Mác dùng một ví dụ rất rõ ràng và chân thực để vạch rõ tính chất giả dối, lừa gạt của giai cấp tư sản khi vẽ lên bức tranh đẹp đẽ về nhân quyền. Ông viết: “Nông dân có một loại truyền thống lịch sử truyền từ đời cha đến đời con và tại trường học đó của lịch sử, người ta rỉ tai nhau rằng mỗi chính phủ, chừng nào muốn lừa gạt nông dân thì đều hứa hẹn bãi bỏ thuế rượu, và khi đã lừa gạt được rồi thì liền duy trì hay khôi phục lại thứ thuế đó. Nông dân căn cứ vào thuế rượu để nhận ra hương vị của chính phủ, nhận ra xu hướng của chính phủ” [53, tr 116] và “những người thủ lĩnh ấy tất nhiên lại trở thành những kẻ áp bức nhân dân” [4, tr 198]. Vậy là, những khẩu hiệu về quyền con người, quyền tự nhiên mà con người sinh ra đã có, về tự do, bình đẳng cho tất cả mọi người, thực ra chỉ là những lời lừa gạt, chỉ mãi là khẩu hiệu của giai cấp tư sản dùng để tập hợp lực lượng cho cuộc cách mạng tư sản. Sau khi lên nắm quyền, giai cấp ấy quay lưng lại với quyền lợi của quần chúng lao động - những người làm nên thành công của cuộc cách mạng ấy.
Bằng việc nghiên cứu một cách có phê phán những quan điểm về quyền con người và quyền công dân đã được nêu trong cuộc cách mạng tư sản Pháp, Mác đã đặt vấn đề về một cuộc cách mạng giải phóng con người với tư cách là một cuộc cách mạng cao hơn sự giải phóng xã hội về mặt chính trị. Mác thừa nhận, giải phóng chính trị là một tiến bộ lớn, nhưng nó vẫn không thể vượt qua được những hạn chế của chính thời đại mình và thực ra, nó không phải là hình thức cuối cùng của sự giải phóng con người nói chung, “bản thân sự giải phóng chính trị còn chưa phải là giải phóng con người” [44,
59
tr 546]. Bởi vậy, trong phong trào tư sản ấy, quần chúng không được gì cả, trái lại còn mất tất cả.
Thứ tư, Mác và Ăngghen phê phán tính chất hạn hẹp, bộ phận của quan niệm quyền con người trước Mác. Trong “Tư bản” sau khi nghiên cứu kỹ sản xuất và trao đổi hàng hóa quan hệ với bình đẳng, tự do và nhân quyền tư sản. Mác cho rằng trong xã hội còn giai cấp, nhân quyền chỉ là hình thức, đó là treo biển đạo đức để mưu lợi ích cho riêng mình. Ông khẳng định, đối với giai cấp tư sản thì “sự bóc lột sức lao động một cách ngang nhau lại là cái quyền đầu tiên của con người” [61, tr 425].
Mác và Ăngghen phê phán tính hạn hẹp của quan niệm nhân quyền tư sản, chỉ ra tính bình đẳng hình thức của nó. Theo hai ông, trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản đã biến phẩm giá của con người thành giá trị trao đổi, “nó đã đem tự do buôn bán duy nhất và vô liêm sỉ thay cho biết bao quyền tự do đã được ban cho và giành được một cách chính đáng. Giai cấp tư sản đã đem sự bóc lột một cách công nhiên, vô sỉ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo và chính trị” [50, tr 600]. Ở đó chỉ có tự do mua và bán, không hề có tự do, dân chủ, nhân quyền với tính cách là lợi ích chung thực sự của toàn xã hội. Nhân quyền trong xã hội tư bản chỉ là ý chí cá nhân của giai cấp tư sản, chỉ là đặc quyền của giai cấp tư sản. Tư bản là phái bình đẳng trời sinh, nó đòi hỏi điều kiện bóc lột lao động trong mọi lĩnh vực của sản xuất đều bình đẳng, coi đó là nhân quyền trời phú cho riêng mình. Mác đã lên án: “bình đẳng rút cục lại chỉ là bình đẳng tư sản trước pháp luật; rằng một trong những nhân quyền chủ yếu của con người mà người ta đã tuyên bố, là … sở hữu tư sản” [59, tr 277].
Bản chất của nhân quyền tư sản là bảo vệ và phát triển chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Bởi vậy, các nhà kinh điển đã kêu gọi “hãy đừng để người ta lừa dối mình bằng cái từ trừu tượng tự do! Đó là tự do của ai? Đó không phải là tự do của từng cá nhân riêng biệt đối với cá nhân khác. Đó là tự do cho tư bản vắt kiệt chút xương tủy cuối cùng của người công nhân” [49, tr 587]. Xã hội tư bản sẽ chẳng thể đáp ứng được những khát vọng, nhu cầu về kinh tế,
60
xã hội của quần chúng lao động như quyền có việc làm, quyền được trả công đầy đủ đối với lao động đã bỏ ra… Mác đi tới một kết luận, những khát vọng đó chỉ có thể được thỏa mãn bằng thay đổi căn bản quyền tư hữu tài sản, xây dựng quy chế kiểm soát nền kinh tế và xóa bỏ cơ chế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa.
Ông cũng đưa ra những minh chứng cụ thể ở nước Mỹ, nước Pháp. Mỹ có rất nhiều bang, dù nhà nước liên bang đã xóa bỏ quy định tài sản trong bầu cử, nhà nước đã tuyên bố thành phần xuất thân, đẳng cấp, trình độ văn hóa, nghề nghiệp… là những khác biệt phi chính trị, không được tính đến; nhà nước tuyên bố chủ quyền của nhân dân, mọi người đều bình đẳng. Thế nhưng, những nhân tố trên trong thực tế vẫn còn phát huy tác dụng trong đời sống chính trị các bang. Giải phóng chính trị chỉ hoàn thành một cách hình thức nhiệm vụ giải phóng nhân loại, tức là chỉ trong lĩnh vực chính trị, còn