Quan niệm của các nhà khai sáng Pháp thế kỉ XVIII về quyền con

Một phần của tài liệu Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về quyền con người (Trang 32)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Quan niệm của các nhà khai sáng Pháp thế kỉ XVIII về quyền con

Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền liên bang. Sự phân chia quyền lực nhằm kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực nhà nước và để hạn chế tối đa sự tiếm quyền của các cơ quan đó. Và quan niệm của Lốccơ về sự giải thể của chính quyền cũng thể hiện sự tiến bộ của ông so với Hốpxơ. Ông thừa nhận khả năng đảo chính quốc gia, nếu chính quyền vi phạm quyền tự nhiên của con người, mọi người có quyền thỏa thuận lại để thiết lập một chính quyền mới, “quyền lực đó quay về với xã hội và nhân dân có quyền hành động với tư cách quyền lực tối cao và tự mình tiếp tục công việc lập pháp, hoặc dựng lên một hình thức chính quyền mới hoặc vẫn theo hình thức cũ đó nhưng được đặt vào tay những con người mới theo những gì họ cho là tốt đẹp” [40, tr 313 – 314].

Những tư tưởng của Lốccơ về quyền con người, về cách thức xây dựng nhà nước, thiết lập bộ máy chính quyền nhằm thực thi, đảm bảo quyền con người của ông đã được các nhà triết học Khai sáng Pháp kế thừa.

1.2.2. Quan niệm của các nhà khai sáng Pháp thế kỉ XVIII về quyền con người con người

Với tư cách là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản trong thời kỳ bình minh đầy tính cách mạng, các nhà Khai sáng Pháp thông qua ngòi bút của mình, thực hiện nhiệm vụ thu hút và tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội, hướng họ vào cuộc đấu tranh, xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu. Vì vậy, trong các tác phẩm của các nhà Khai sáng, vấn đề tiến bộ xã hội, đặc biệt về quyền con người luôn giữ vị trí trung tâm.

a.G. Rútxô (1712 – 1778)

Khi nghiên cứu, xem xét tư tưởng của G. Rútxô về quyền con người, chúng ta có thể khẳng định những tư tưởng này không được trình bày một cách hệ thống và trực tiếp trong các trước tác của ông. Rútxô luận giải vấn đề này thông qua việc đề cập, xem xét những vấn đề liên quan khác. Kết quả của quá trình nghiên cứu về con người và sự phát triển của xã hội là tiền đề để

28

Rútxô xác lập hệ thống lý luận của mình về quyền con người. Đó là những quan niệm sâu sắc về các quyền cơ bản của con người như: quyền sống, quyền tự do và bình đẳng, quyền tư hữu…

Trong số các quyền tự nhiên của con người thì quyền sống được xem là quyền cao quý, thiêng liêng nhất, là cơ sở cho mọi quyền khác của con người. Điều đầu tiên, Rútxô đề cập đến trong quyền sống của con người chính là việc tự bảo tồn sinh mạng. Ông viết: “Luật đầu tiên của tự do là mỗi người phải được chăm lo sự tồn tại của mình. Những điều quan tâm đầu tiên là quan tâm đến bản thân” [70, tr 53]. Đây là điều hết sức quan trọng mà con người cần quan tâm, sự bảo toàn sinh mạng trở thành “bổn phận” đối với mỗi người. Đối với sinh mạng của chính mình, con người không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ phải bảo tồn. đảm bảo quyền thiêng liêng ấy.

Theo Rútxô, quyền sống không chỉ là thiêng liêng mà nó còn là tối thượng, vượt lên trên tất cả các quyền khác. Con người có thể từ bỏ những quyền khác để đánh đổi lấy quyền sống của mình. Quyền sống không chỉ là nhu cầu về khẳng định sự hiện hữu, hiện tồn của con người như một thực thể tự nhiên sống động mà còn là nhu cầu về những điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển trạng thái hiện tồn của con người. Nếu như con người không đảm bảo được quyền sống của chính mình thì những quyền khác cũng trở nên vô nghĩa.

Đối với nhà triết học Khai sáng, con người sống không chỉ đơn giản là sự hiện hữu của một thể xác, một cơ thể. Con người sống còn là để khẳng định chính bản thân mình, thể hiện mình với tư cách là một nhân tính tự do, một sinh vật có tính loài. Hơn ai hết, Rútxô hiểu sống trong cuộc đời không chỉ là hiện hữu, là có mặt, mà sống là khẳng định, là để lại ý nghĩa và ghi dấu trong cuộc đời. Ông đòi hỏi ở con người một thái độ đúng đắn với sự sống của mình, phải tự tìm cho mình một cuộc sống, một cách sống ý nghĩa trên cả phương diện thể xác lẫn tinh thần. Với ông: “Sống không phải là hít thở, đó là hành động; đó là sử dụng các khí quan của chúng ta; sử dụng các giác quan; các năng lực; mọi bộ phận của bản thân chúng ta, chúng cho ta cảm giác về sự

29

tồn tại của mình. Con người đã sống nhiều nhất không phải là người đã đếm được nhiều năm nhất, mà là người đã cảm nhận cuộc đời được nhiều nhất. Có kẻ sống đến trăm tuổi mà đã chết từ khi ra đời. Giá như người đó xuống mồ ở tuổi thanh xuân lại hơn nếu như người đó sống ít ra là cho tới lúc ấy” [71, tr 39]. Quyền sống mà các nhà triết học nói đến là một cuộc sống xứng đáng với con người.

Một khía cạnh đặc sắc khác trong quan niệm về quyền sống của Rútxô đó chính là sự gắn liền lao động với quyền sống. Để bảo toàn sự tồn tại của mình, con người cần phải được đảm bảo những nhu cầu vật chất thiết yếu. Để đáp ứng những nhu cầu đó, con người cần phải lao động; lao động là một nghĩa vụ cần thiết với con người xã hội. “Giàu hay nghèo, quyền thế hay yếu đuối, bất kỳ công dân nào ăn không, ngồi rồi đều là một kẻ gian manh” [71, tr 258]. Và chính nhờ lao động mà con người cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống của mình. Lao động làm cho con người trở thành người lương thiện, sống tự do. Trong tư tưởng của ông, ta thấy được manh nha của tư tưởng về lao động với tư cách là hoạt động thuộc bản chất con người, người ta lao động không chỉ vì sự sinh tồn của mình mà vì lao động nâng ta lên địa vị con người.

Sau khi bàn về quyền sống, Rútxô cũng khẳng định quyền tự nhiên của con người là tự do, đó cũng là phẩm hạnh của con người, tự do thuộc về bản chất con người. Theo Rútxô, tự do chính là quyền tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, ngay từ khi con người mới sinh ra. Bởi thế “từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm hạnh con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người” [70, tr 59]. Từ sự phát triển của lịch sử xã hội, Rútxô đưa ra nhận xét “người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng phải sống trong xiềng xích” [70, tr 52]. Do vậy, khi con người không có tự do thì họ cần phải giành lại tự do mà họ vốn có quyền được hưởng và không ai được tước đoạt tự do của họ.

Ở trạng thái tự nhiên, tự do có nghĩa là con người được sống và làm theo những sở thích và dục vọng của mình. Con người có thể tự mình làm những gì mình muốn mà không bị cản trở bởi bất kỳ đạo luật nào. Tuy nhiên, do có

30

năng lực tự hoàn thiện, con người đã tự đưa mình cao hơn tất cả mọi sinh vật khác, ra khỏi trạng thái nguyên thủy của mình để trở thành con người thông minh. Bước ngoặt này đi liền với sự xuất hiện của chế độ tư hữu. Chính chế độ tư hữu đã khiến con người đánh mất đi sự tự do tự nhiên của mình. Để con người tìm lại tự do đã mất, Rútxô chỉ ra cách duy nhất là con người phải liên kết với nhau qua một “khế ước xã hội” hay còn gọi là “công ước xã hội” nhằm tạo nên sức mạnh tập thể. Rútxô cho rằng, với khế ước xã hội, con người mất đi cái tự do tự nhiên, nhưng mặt khác con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có. Đó trước hết là quyền tự do về chính trị, là sự an ninh, an toàn của công dân, không thể bị xâm phạm bởi nhà nước hay bất kỳ cá nhân nào. Nhà nước sẽ có nghĩa vụ bảo vệ sự an ninh của mỗi công dân, hay nói cách khác là tự do của mỗi cá nhân được đảm bảo bởi sức mạnh của tập thể. Nếu tập thể không đảm bảo được quyền tự do dân sự, thì con người sẽ từ bỏ công ước để giữ lại quyền tự do thiên nhiên vốn có. Có thể nói, tư tưởng này của Rútxô, đã ít nhiều chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của Lốccơ về sự giải thể của chính quyền.

Rútxô đặt quyền tự do và bình đẳng ngang nhau trong hệ thống quyền con người. Quyền tự do gắn liền với quyền bình đẳng của con người: “Thủ lĩnh cũng như dân chúng đều sinh ra bình đẳng, tự do” [70, tr 53 – 54]. Cũng giống như tự do, bình đẳng là một quyền thiêng liêng và bẩm sinh của con người. Nó là tặng phẩm của tự nhiên ban tặng cho con người. Vì thế, nó không thể bị tước bỏ bởi bất cứ thứ gì, bất cứ thứ quyền lực nào. Rútxô khẳng định, trong trạng thái tự nhiên, con người có sự bất bình đẳng về tuổi tác và sức khỏe, còn lại họ hoàn toàn ngang nhau, chưa có sự phân biệt địa vị, đẳng cấp. Theo quan điểm của ông, con người, xét về bản chất chẳng phải là vua chúa, chẳng phải là vĩ nhân, chẳng phải phú hào, mọi người đều sinh ra trần trụi và nghèo khó. Do đó, con người, ai cũng có quyền ngang nhau về mọi phương diện, không ai được phép bắt người khác làm nô lệ cho mình. Ngược lại, cũng không ai phải tự bán mình để làm nô lệ cho người khác vì sự tồn tại của mình. Mọi người đều có thể lâm vào tình trạng cơ cực của cuộc đời, chịu

31

đựng những nỗi buồn lo, các tai ương, các nỗi đau đớn và rốt cuộc ai cũng phải chết. Đó là thực trạng của con người; đó là cái mà không có ai được miễn trừ. Vì thế, tất cả mọi người hiển nhiên đều có quyền bình đẳng ngang nhau.

Nhưng khi tư hữu xuất hiện, sự bình đẳng biến mất, bản chất tự do của con người bị tha hóa trở thành các tồn tại khác của mình và bị phân thành các mặt “thống trị” và “phục tùng”. Bất công xã hội chỉ hình thành cùng với chế độ tư hữu, sự xuất hiện kẻ giàu, người nghèo. Khi công cụ lao động ngày càng hoàn thiện, một mặt đưa con người thoát khỏi thế giới loài vật, mặt khác, làm xuất hiện chế độ tư hữu, dẫn đến sự tha hóa của “bình đẳng” thành bất bình đẳng. Ông thấy một thực tế trong trạng thái dân sự có một sự bình đẳng về pháp lý “hư ảo và vô hiệu”, vì chính các phương tiện được dùng để duy trì sự bình đẳng ấy lại được dùng để hủy hoại sự bình đẳng ấy và vì “công quyền lại giúp thêm cho kẻ mạnh hơn để áp bức kẻ yếu làm phá vỡ thế cân bằng mà tự nhiên đã lập nên giữa các con người ấy” [71, tr 319]. Vì vậy, để thiết lập lại sự bình đẳng trong trạng thái tự nhiên, con người đã thông qua khế ước xã hội. Khế ước đó bảo đảm các quyền lợi của xã hội, của mỗi thành viên như sự tự do, bình đẳng, quyền tư hữu… Mọi người đều phải cam kết thực hiện những điều kiện như nhau và hưởng quyền ngang nhau, mọi công dân đều bình đẳng.

Như vậy, sự bình đẳng mới này, không phải là bình đẳng ban đầu, được hình thành tự phát trong “trạng thái tự nhiên”, mà là bình đẳng chính trị cao hơn. Mọi chế độ tốt đẹp bao giờ cũng phải hướng tới những mục tiêu chung, cao cả, đặt con người vào vị trí trung tâm. Rútxô viết: “nếu tìm xem điều tốt nhất cho tất cả mọi người và đỉnh cao nhất của các hệ thống lập pháp là cái gì, ta sẽ thấy điều đó quy gọn vào hai mục tiêu: Tự do và Bình đẳng” [70, tr 115]. Ông giải thích, phải là Tự do, vì cá nhân bị mất tự do bao nhiêu thì cơ thể quốc gia giảm sút sức lực bấy nhiêu; phải là Bình đẳng, vì không có bình đẳng thì không thể nào có tự do được.

32

Rútxô cho rằng, nhà nước phong kiến lúc bấy giờ là thể hiện cao nhất của mọi bất công và tha hóa trong xã hội. Không dừng lại ở đó, nhà triết học còn truy tìm nguyên nhân của hiện tượng quyền con người bị xâm phạm, từ đó, ông đưa ra tư tưởng về cơ chế đảm bảo quyền cho con người. Theo ông, chính sự phát triển những mặt trái của chế độ tư hữu đã dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội. Do vậy, cần xây dựng một nhà nước lý tưởng dựa trên khế ước xã hội và một nền giáo dục nhân bản mới có thể đảm bảo quyền cho con người.

Đối với ông, trong ba loại chính thể dân chủ, quý tộc và quân chủ thì chính thể dân chủ là chính thể tôn trọng tự do của con người nhiều nhất, đó là chính thể mà người dân có thể tham gia nhiều nhất vào các hoạt động điều hành của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực lập pháp. Hơn nữa, hình thức dân chủ có thể bao quát được toàn dân, hẹp nhất cũng bao quát được một nửa dân số. Và hơn hết, chính thể tối ưu, lý tưởng ấy phải hoạt động trên nguyên tắc phân quyền. Tuy nhiên, khác với các triết gia trước đây, Rútxô không phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như những bộ phận cô lập, tách rời nhau, mà ngược lại, chúng thường xuyên có sự giám sát và chi phối lẫn nhau. Những bộ phận quyền hành được chia tách ra như vậy, đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao. Mỗi bộ phận đều chỉ nhằm thực hiện ý chí tối cao - chủ quyền nhân dân - quyền lập pháp. Ông không bao giờ cho phép quyền lực tách rời nhân dân, và không thừa nhận hình thức dân chủ đại diện.

Rútxô đã đấu tranh không khoan nhượng với những đặc quyền, đặc lợi để bảo vệ quyền bình đẳng cho con người; thể hiện một khát khao, ước muốn phá bỏ những bất công ngang trái đang hiện hữu, đang chà đạp lên những giá trị con người trong xã hội Pháp lúc bấy giờ. Chính điều này đã có tác dụng và đóng góp rất lớn đối với những tư tưởng của Mác và Ăngghen sau này. Nó có ảnh hưởng không những đối với chính thời đại mà Rútxô đang sống mà còn lan tỏa sức ảnh hưởng của mình đến thời đại của chúng ta hiện nay. Những quan niệm này đã có một vị trí thích đáng trong lịch sử tư tưởng nhân quyền.

33

Và tư tưởng của ông còn được cụ thể hóa trong cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.

b.Ch. L. Môngtexkiơ (1689 – 1755)

Trên cơ sở những suy tư triết học mà các vị tiền bối đã để lại, Môngtexkiơ cũng đóng góp thêm vào thuyết pháp quyền tự nhiên những quan điểm mới. Tác phẩm thể hiện rõ nhất những đóng góp này là tác phẩm “Tinh thần pháp luật” – một công trình tâm huyết của cả đời người. Thông qua việc tìm hiểu tinh thần của luật pháp cũng như xem xét mối quan hệ của luật pháp với các yếu tố khác, Môngtexkiơ đã đưa ra những kiến giải về quyền con người.

Ông đã phát triển thuyết tam quyền phân lập trở thành một học thuyết độc lập. Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Môngtexkiơ đã xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân. Một trong những tư tưởng chính trị quan trọng nhất của ông là tư tưởng tự do công dân gắn liền với việc tuân thủ pháp luật. Nếu trong trạng thái tự nhiên, con người có thể thực hiện bất cứ điều gì khi nó đem lại lợi ích cho bản thân mà không bị ràng buộc bởi cái gì, mỗi cá nhân chỉ làm những gì mà họ cho là có ích với

Một phần của tài liệu Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về quyền con người (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)