8. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Quyền kinh tế
Theo Mác và Ăngghen, quyền kinh tế là cơ sở để thực hiện các quyền con người về chính trị, văn hóa, xã hội... Mác đã khẳng định: “quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định” [59, tr 36].
a. Quyền sở hữu
Nhu cầu về sự tồn tại của con người chỉ có thể được đảm bảo trên cơ sở bảo đảm trước tiên về các điều kiện kinh tế, bởi vậy, Mác khẳng định: “quyền tư hữu của con người là sự áp dụng thực tiễn quyền con người được hưởng tự do” [44, tr 550], quyền sở hữu là sự đảm bảo điều kiện sinh sống cơ bản của con người. Điều đó có nghĩa là, quyền tư hữu của con người là “quyền được sử dụng tài sản và chi phối tài sản tùy theo ý mình, không kể đến những người khác, không phụ thuộc vào xã hội và quyền đó là quyền vị kỷ, quyền chính đáng của mỗi người” [44, tr 551]. Nhờ có quyền tư hữu này mà xã hội mới phát triển, nhu cầu để con người tồn tại được đảm bảo, những quyền về kinh tế của con người được thực thi.
Quyền sở hữu được Mác và Ăngghen phân tích rõ thông qua việc các ông vạch trần bản chất của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Các nhà kinh điển cho rằng, trong mỗi thời đại lịch sử, quyền sở hữu phát triển một cách khác nhau, trong các quan hệ xã hội hoàn toàn khác nhau. Trong xã hội tư bản, quyền sở hữu về tư liệu sản xuất được coi là một trong những quyền có tính chất quyết định đối với các quan hệ kinh tế xã hội, đặc biệt là trong mối quan hệ với các quyền con người khác như quyền lao động, quyền được hưởng thụ và phân phối sản phẩm xã hội. Các ông khẳng
80
định, chính chế độ người bóc lột người và sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguyên nhân của sự vi phạm quyền con người.
Trong xã hội tư bản, khi mà của cải xã hội, với quy mô ngày càng lớn, biến thành sở hữu của những kẻ có khả năng thường xuyên chiếm hữu không ngừng lao động không công của người khác, thì quyền sở hữu được thể hiện ra là “quyền được chiếm hữu lao động không công của người khác hay sản phẩm lao động đó, còn về phía người công nhân thì quyền đó lại là việc không thể chiếm hữu được sản phẩm của chính mình” [61, tr 824] tạo ra. Do đó, để giải phóng con người thì cần giải phóng quyền sở hữu của con người. Việc giải phóng con người căn cứ vào việc quyền sở hữu được hiện thực ở mức độ nào. Vì vậy, để quyền sở hữu có được một cách thực sự cho mỗi cá nhân thì chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của xã hội tư bản cần phải bị xóa bỏ hoàn toàn.
Song cũng cần lưu ý rằng, chủ nghĩa cộng sản không xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà cụ thể là xóa bỏ “chế độ tư hữu tư sản” – “biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột người kia” [50, tr 615]; xóa bỏ những nguyên tắc sở hữu tư nhân tư sản – cái đã “biến phẩm giá của con người thành giá trị trao đổi” và không để lại giữa con người với con người một mối quan hệ nào khác ngoài lợi ích trần trụi. Còn quyền tư hữu của người lao động đối với tư liệu sản xuất của mình, là cơ sở của nền sản xuất nhỏ thì không thể xóa bỏ; bởi vì “sản xuất nhỏ lại là điều kiện tất yếu để phát triển nền sản xuất xã hội và cá tính tự do của bản thân người lao động” [61, tr 1057]. Theo đó, có thể nói, sở hữu tư nhân của bản thân người lao động chân chính là một giá trị, một quyền, không thể xóa bỏ. Điều đó được Mác khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản” [50, tr 615]. Cái cần xóa bỏ mà Mác muốn nói tới ở đây chính là xóa bỏ chế độ tư hữu tư sản hiện đại – thứ tư hữu dựa trên sự đối kháng giai cấp, trên cơ sở người bóc lột người.
81
Tóm lại, Mác và Ăngghen khẳng định: “chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm của xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” [50, tr 618]. Các ông cho rằng chế độ công hữu không những không xóa bỏ sở hữu cá nhân mà còn khôi phục lại sở hữu cá nhân của người lao động đã bị chế độ tư hữu tư bản phủ định. Và để bảo vệ quyền tư hữu của mỗi người, xã hội loài người cần phải thực hiện một cuộc cách mạng chân chính nhằm thủ tiêu hoàn toàn và triệt để chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và xây dựng một xã hội mới dựa trên chế độ công hữu.
b.Quyền lao động
Ăngghen khẳng định: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế, đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [6, tr 641]. Lao động chính là phương thức hoạt động và sinh sống đầu tiên và cơ bản nhất của con người. Trong quá trình lao động, con người đã khám phá ra lửa, tạo ra công cụ để sản xuất ra của cải vật chất. Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình. Để tồn tại con vật cũng phải hoạt động, phải kiếm sống, nhưng cách thức để tồn tại, để sống sót của chúng khác hẳn hoạt động lao động sản xuất của con người. Mác viết: “Cố nhiên con vật cũng sản xuất. Nó xây dựng tổ, chỗ ở của nó, như con ong, con hải ly, con kiến,… Nhưng con vật chỉ sản xuất cái mà bản thân nó hoặc con nó trực tiếp cần đến; nó sản xuất một cách phiến diện, trong khi con người sản xuất một cách toàn diện, con vật chỉ sản xuất vì bị chi phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp, còn con người sản xuất ngay cả khi không bị nhu cầu đó ràng buộc” [62, tr 137]. Con người “sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” [47, tr 29], tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên.
Như vậy, lao động tạo lập nên bản chất con người, để con người trở thành “một sinh vật có tính loài”. Lao động dù có ở dạng thức nào thì cũng
82
mang đến giá trị cho con người, lao động là điều kiện liên quan trực tiếp đến các quyền con người cơ bản như: quyền sống, quyền được thụ hưởng văn hóa… Vì thế quyền lao động là yêu cầu cấp thiết và là nhu cầu sống còn của con người. Thông qua hoạt động lao động, con người đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính mình. Yếu tố tự nhiên và xã hội trong con người gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, đan xen vào nhau. Chính hoạt động lao động sản xuất, hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội đã giúp con người hoàn thiện chính bản thân mình, nhờ có lao động mà con người tồn tại và thỏa mãn những nhu cầu của cuộc sống.
Trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, Mác có một nhận định rất sâu sắc rằng, nếu như “con vật chỉ xây dựng theo kích thước và nhu cầu của loài của nó” thì “con người có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối tượng; do đó, con người cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp” [62, tr 137]. Điều đó có nghĩa là, “nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp" - đó chính là năng lực bản chất đặc thù chỉ có ở con người, gắn với mọi hoạt động của con người, con người không chỉ lao động để duy trì sự tồn tại của mình như con vật mà cao hơn thế, lao động còn là hoạt động để chứng minh sự “tồn tại người” của mình. Con vật đồng nhất trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó còn con người làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và ý thức của mình. Bởi vậy, hoạt động sinh sống của con người là hoạt động sinh sống có ý thức. Con người không lao động để sản xuất ra toàn bộ đời sống của mình một cách bản năng, máy móc như loài vật mà hoạt động theo quy luật của cái đẹp, lao động để hoàn thiện bản thân mình. Do vậy, quyền lao động của con người không chỉ là quyền được lao động để đáp ứng những nhu cầu vật chất, để con người tồn tại mà cao hơn tất cả, đó là quyền được lao động sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Lao động với tư cách là hoạt động thuộc bản chất con người, người ta lao động không chỉ vì sự sinh tồn của mình mà vì lao động nâng ta lên địa vị con người. Hoạt động lao động sáng tạo ấy tạo nên bản chất khác biệt của con người với tất cả
83
những sinh vật khác. Bằng hoạt động "nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp", con người đã chuyển bản chất của mình vào những đối tượng do chính mình tạo ra, để tạo nên một "thiên nhiên thứ hai" với tư cách là "sự đối tượng hóa", "khách thể hóa" chính bản chất con người, mà trong đó con người có thể "đối lập một cách tự do với sản phẩm của mình". Nó tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần khác nhau, sáng tạo ra những cái đẹp, để con người có một cuộc sống xứng đáng với bản chất của mình. Nếu như quyền lao động bị tước bỏ, tức là con người đã bị tước đi cái phương thức “sản xuất ra chính bản thân mình”, tước đi năng lực, phẩm chất người của con người.
Trong xã hội tư bản, quyền lao động của con người chỉ là “một điều vô nghĩa, một ước mong hão huyền, đáng thương hại” [53, tr 59], quyền lao động chỉ là quyền hoạt động để duy trì sự tồn tại thể xác của con người, bởi lao động đã bị tha hóa. Trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” của Mác đã lý giải tình trạng trên. Mác viết về lao động bị tha hóa như sau: “lao động bị tha hóa đảo ngược quan hệ đó, khiến cho con người chính vì là một sinh vật có ý thức, chỉ biến hoạt động sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện để duy trì sự tồn tại của mình mà thôi” [C. Mác, Bản thảo ..., 49, tr 136]. Vậy là, đối với con người, bản thân lao động, bản thân hoạt động sinh sống, bản thân đời sống hóa ra chỉ là một phương tiện để thỏa mãn mỗi một nhu cầu của anh ta, nhu cầu duy trì sự tồn tại thể xác. Lao động trở thành cái ở bên ngoài anh ta, trong khi “công nhân càng sản xuất ra nhiều thì anh ta có thể tiêu dùng càng ít; anh ta càng tạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm cách” [62, tr 131]. Lao động bị tha hóa là nguyên nhân của việc con người thay thế cái nhu cầu đặc trưng cho con người, tức nhu cầu lao động, quyền được lao động bằng nhu cầu tồn tại nhục thể đơn thuần, lao động trở thành bắt buộc, cưỡng bức.
Chính chế độ tư hữu tư sản là nguyên nhân trực tiếp biến lao động của những người công nhân trở thành hoạt động xa lạ với chính họ. Nó không chỉ làm cho họ bị què quặt, kiệt quệ về thể xác và tinh thần, hạ thấp vai trò của lao động từ chỗ là phương diện để thể hiện và phát triển những lực lượng bản
84
chất của con người xuống ngang bằng hoạt động của các loài động vật, chỉ còn biết dùng lao động để duy trì sự tồn tại của mình, mà còn biến “cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật” [62, tr 133]. Nếu như phải mất hàng chục vạn năm để những động vật cao cấp tiến hóa thành con người hiện đại thì chính sở hữu tư nhân và lao động bị tha hóa trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã kéo lùi con người trở về “địa vị con vật” đúng nghĩa của từ này.
Như vậy, khi tham gia vào sản xuất do nhà tư bản tổ chức, người công nhân không chỉ tạo ra hàng hóa mà bản thân họ cũng bị biến thành một thứ hàng hóa. Mác viết: “Thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới con người càng mất giá trị. Lao động không chỉ tạo ra hàng hóa mà thôi: nó sản xuất ra bản thân nó và người công nhân với tính cách là hàng hóa” và “người công nhân càng tạo ra nhiều hàng hóa, anh ta lại trở thành một hàng hóa càng rẻ mạt” [62, tr 128]. Mặt khác, lao động của người công nhân trong quá trình sản xuất không thuộc về họ mà trở thành một lực lượng đứng đối lập, xa lạ với họ. Ở đây sự tha hóa được biểu hiện dưới hình thức là sự đánh mất “nhân cách con người”: “Trong lao động của anh ta, anh ta không khẳng định mình mà phủ định mình, không cảm thấy sung sướng mà cảm thấy mình khổ sở, không phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh thần của mình mà làm kiệt quệ thân thể của mình và phá hoại tinh thần của mình” [62, tr 132].
Như vậy, trong xã hội thời Mác sống, quyền lao động về cơ bản không được đảm bảo. Bởi lao động khi đó chỉ là hoạt động gắn liền với sự sống, duy trì sự tồn tại thể xác của con người. Hoạt động lao động trở thành bắt buộc với con người, không còn là hoạt động đầy sáng tạo, yêu thích của con người; người lao động như những “cỗ máy” không có tình cảm, “máy móc thích ứng với sự yếu đuối của con người để biến con người yếu đuối thành máy móc” [62, tr 187]. Lao động không được cảm nhận như một quyền lợi mà con người được thụ hưởng mà nó bị coi như việc cưỡng bức phải thực thi. Do vậy, thủ tiêu lao động bị tha hóa, xóa bỏ chế độ tư hữu, giành lại bản chất người cho con người, phát triển mọi khả năng của mỗi cá nhân, đảm bảo quyền lao động cho
85
con người… đó chính là chủ nghĩa nhân đạo triệt để, hiện thực của Mác và Ăngghen.
Các ông cũng phân tích mối quan hệ khăng khít giữa quyền sở hữu và quyền được lao động. Quyền sở hữu bao giờ cũng chi phối và quyết định đến quyền lao động. Trong các xã hội dựa trên chế độ tư hữu, việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và tập trung chúng vào tay giai cấp thống trị, còn đại bộ phận nhân dân không có được sự sở hữu với tư liệu sản xuất đã dẫn tới quyền lao động bị tha hóa. Do vậy, giai cấp công nhân và nhân dân lao động chỉ có thể giành lại được quyền lao động của mình một cách thực sự, đúng nghĩa khi họ tập hợp nhau lại thành một tập thể thống nhất đấu tranh xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xóa bỏ chế độ lao động làm thuê. Chỉ khi ấy con người mới có được quyền lao động, lao động mới trở lại là phương tiện sinh sống của con người và trở thành nhu cầu bậc nhất của sự sống. Lao động quay lại với bản chất ban đầu là “hoạt động nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp". Và “lao động sản