Quan niệm của các nhà duy vật Anh thế kỉ XVII về quyền con người

Một phần của tài liệu Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về quyền con người (Trang 26)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Quan niệm của các nhà duy vật Anh thế kỉ XVII về quyền con người

1.2.1. Quan niệm của các nhà duy vật Anh thế kỉ XVII về quyền con người người

a. T. Hốpxơ (1588 – 1679)

Tômát Hốpxơ là đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII. Tư tưởng của ông về con người, xã hội, nhà nước là đòn giáng mạnh mẽ vào quan niệm truyền thống của Cơ đốc giáo khi cho rằng Chúa có khả năng sáng tạo ra tất cả trong đó có nhà nước. Theo T. Hốpxơ thì nhà nước, con người và quyền con người hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần tuý của Chúa mà nó là kết quả của chính hoạt động thực tiễn của con người.

Ông là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về một trạng thái tự nhiên. Hốpxơ khẳng định trong trạng thái tự nhiên, mọi người đều tự do, bình đẳng tuyệt đối. Quyền tự do và bình đẳng của con người xuất phát từ chính quyền thiêng liêng nhất của con người là quyền sống. Con người, theo Hốpxơ, tiềm ẩn trong mình bản tính tự do và nhờ bản tính này, một mặt, nó có thể bảo tồn sự sống của mình, mặt khác nó luôn có xu hướng vươn lên để trở thành chủ thể xã hội. Ông cho rằng: “để bảo tồn sự sống chính mình, mỗi người phải giữ một số quyền như bảo vệ thân thể, tự do hít thở không khí, sử dụng nước, và mọi quyền thiết yếu cho sự sống” [Dẫn theo: 73, tr 15].Và ước muốn bảo tồn sự sống dẫn con người đến việc thiết lập các quy tắc ứng xử, các quy tắc này được gọi bằng một thuật ngữ khoa học pháp lý là “jus natural”.

Về quyền tự do của con người, Hốpxơ viết: “Quyền tự nhiên mà các tác giả thường gọi là “jus natural”, là sự tự do mà mỗi người có để sử dụng sức mạnh của mình như mong muốn để bảo tồn bản tính hay sự sống chính mình; và do đó làm bất cứ điều gì mà theo phán đoán và lý trí của mình cho là phương tiện thích hợp nhất để đạt những mục tiêu ấy” [Dẫn theo: 73, tr 15]. Vì vậy, con người có quyền được thỏa mãn mọi nhu cầu sống của cá nhân mình.

22

Cùng với vấn đề tự do, ông cũng đặt ra và giải quyết vấn đề bình đẳng xã hội. Ông cho rằng, “giới tự nhiên đã tạo ra mọi người như nhau cả về thể xác và tinh thần”. “Những sự khác nhau nhất định về thể xác và tinh thần giữa họ không lớn tới mức để cho bất kỳ người này dựa trên điều đó có thể kỳ vọng kiếm lợi được điều gì cho bản thân mình mà những người khác lại không thể làm được” [Dẫn theo: 73, tr 16 - 17]. Mỗi cá nhân đều mong muốn bảo vệ mình và có nhu cầu sống trong trạng thái hòa bình. Thế nhưng, trong trạng thái tự nhiên, bản chất tự nhiên của con người mang nặng tính vị kỉ và hung ác: cuộc sống tự nhiên là một cuộc chiến tranh của “tất cả chống lại tất cả”, “người với người là chó sói”. Trong trạng thái tự nhiên, Hốpxơ nhấn mạnh quyền tự do ý chí của con người. Mỗi người có thể làm những điều họ muốn trong khuôn khổ sức lực và trí tuệ của họ có thể làm được. Đồng thời, ông cũng thừa nhận quyền chiếm hữu của con người. Ai cũng muốn chiếm giữ được nhiều hơn phần của cải về mình và do đó, xung đột, chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Để khắc phục tình trạng chiến tranh trong trạng thái tự nhiên của con người, Hốpxơ đi đến giải pháp con người phải từ bỏ các quyền tự nhiên của mình, con người cần xây dựng một quyền lực dựa trên cơ sở khế ước xã hội. Và như vậy, bản khế ước đã đưa xã hội chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái nhà nước.

Ông là người đầu tiên đưa ra quan điểm về vai trò quyết định của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người. Nhà nước được con người lập ra để giữ gìn trật tự xã hội, điều hành sự phát triển xã hội, xử phạt những ai vi phạm lợi ích chung, duy trì hòa bình giữa con người để đảm bảo các quyền tự nhiên của họ. Mỗi công dân phải có nghĩa vụ tuân theo luật pháp. Tuy nhiên, nhà nước đã làm giảm đi các khát vọng tự nhiên nhất định của con người, tự do của con người do đó bị thu hẹp lại. Và các đạo luật của nhà nước dù thế nào cũng luôn hợp lý và tất yếu. Nhiệm vụ của nhà nước là trừng phạt còn mỗi cá nhân có nghĩa vụ phải tuân theo. Hình thức nhà nước thích hợp nhất để bảo đảm quyền con người là chính thể quân chủ tuyệt đối, nhưng không giống

23

với hình thức của chế độ phong kiến mà bổ sung thêm những nội dung chính trị tư sản.

b. G. Lốccơ (1632 - 1704)

Tiếp nối con đường của Tômát Hốpxơ, Giôn Lốccơ đã tiếp tục đưa ra những luận giải sâu sắc về vấn đề quyền con người, và ông cũng là người có công lớn trong việc phát triển học thuyết về quyền tự nhiên của con người trong lĩnh vực chính trị học và đạo đức học. “Khảo luận thứ hai về chính quyền – chính quyền dân sự” là tác phẩm thể hiện tập trung những suy tư triết học của Lốccơ về quyền con người. Trong tác phẩm này, Lốccơ đã đưa ra những quan niệm về trạng thái tự nhiên, về quyền lực tối cao, về sự phân chia quyền lực, về các chính thể đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho tất cả mọi người.

Trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền – chính quyền dân sự”, ông đã khẳng định khá rõ quyền tự nhiên tuyệt đối, không thể vi phạm của con người trong xã hội. Ông nói trạng thái tự nhiên là “một trạng thái tự do hoàn hảo, để sắp xếp cho hành động của họ, sắp đặt tài sản và cá nhân họ theo những gì mà họ cho là thích hợp, trong khuôn khổ của luật tự nhiên và không phải hỏi, xin phép và không phụ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai” [40, tr 33]. Theo Lốccơ, Thượng đế tạo ra con người và mục đích mà đấng tạo hóa tạo ra chúng ta, với tư cách giống loài và với tư cách cá nhân là “sống còn”, là “tồn tại”, đó là quyền bảo toàn sinh mệnh, và những phương tiện cần thiết cho mục đích sống còn đó của con người là “sinh mạng, quyền tự do, sức khỏe và sở hữu” [40, tr 15]. Ông thừa nhận con người có các quyền tự nhiên vốn có là quyền bảo toàn sinh mạng (quyền sống), quyền tự do, quyền sở hữu tài sản, không ai được phép làm hại đến sinh mạng, sức khỏe, tự do hay tài sản của người khác. Và con người hoàn toàn bình đẳng như nhau trong việc thực hiện các quyền của mình. Vì vậy, quyền tự do luôn gắn liền với quyền bình đẳng của con người. Mọi người sinh ra đều bình đẳng và cần được bình đẳng về quyền. Mỗi người sinh ra được bình đẳng về tinh thần không kể đến ưu thế

24

quyền lực hay tài sản. Con người được bình đẳng sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên cũng như sử dụng những năng lực của mình.

Và khi bàn về quyền bình đẳng, Lốccơ đưa ra một quan niệm rất sâu sắc khi cho rằng mọi người sinh ra đều có sự bình đẳng tự nhiên, nhưng không có nghĩa là bình đẳng tuyệt đối. Ông có lý khi thừa nhận rằng có những loại bất bình đẳng khác nhau tồn tại trên thực tế. Đó là sự bất bình đẳng về tuổi đời, về đức hạnh, về tài năng, về dòng tộc… Bởi vì, tuổi đời hoặc đức hạnh có thể đem lại cho nhiều người một sự ưu tiên đúng đắn, xuất sắc về tài năng và phẩm chất có thể đặt những người khác cao hơn mức độ bình thường, dòng dõi có thể khuất phục một số này và tạo liên kết hoặc lợi ích cho số khác… Do đó, không thể có bình đẳng tuyệt đối mà đó chỉ là quyền bình đẳng ngang nhau mà mỗi người đều có đối với sự tự do đương nhiên có của mình và không phải khuất phục trước bất kì quyền uy của bất cứ ai.

Cùng với việc phân tích về quyền tự do, bình đẳng, ông nhấn mạnh tính chất không thể tước bỏ của các quyền con người và cho rằng, mọi người tự bản chất đều tự do, bình đẳng và độc lập, không ai có thể bị loại ra khỏi một quốc gia này và bắt lệ thuộc vào chính quyền của một nước khác mà không có sự ưng thuận của chính họ. Con người có quyền tự do hành động không phụ thuộc vào bất cứ ai, và hành động của họ được dẫn dắt bởi lý trí nên họ nhận thức được mình có nghĩa vụ như thế nào trong cộng đồng.

Và trong các quyền tự nhiên của con người, Lốccơ cho rằng quyền sở hữu là quyền cơ bản nhất. Bởi vì, ngay từ khi con người xuất hiện trên trái đất thì con người đã có quyền sở hữu: toàn bộ cây trái, thú vật, những điều kiện để con người có thể duy trì sự sống của mình: thức ăn, nước uống… đó đều là những thứ Thượng đế ban tặng cho con người để đem lại sự sung túc cho sự sống của họ. Do đó, theo ông, con người có quyền sở hữu đối với tất cả những sản phẩm mà tự nhiên ban tặng. Đó là quyền sở hữu chung cho toàn thể mọi người, không một ai có quyền lực riêng, mọi thứ đều là của chung của xã hội, không ai có quyền hạn gì hơn người khác. Thế nhưng, ông cũng khẳng định “cá nhân là vị chúa tể tuyệt đối của mỗi người và của tài sản của anh ta” và

25

“lẽ phải của anh ta cho phép anh ta sống phù hợp với những lợi ích riêng của mình”. Do đó, con người “chiếm giữ” những vật chất đó và đã hình thành nên quyền sở hữu cá nhân.

Theo Locke, quá trình hình thành nên sở hữu tư nhân là nhờ thông qua lao động. Nếu không có lao động của con người gắn kết vào tài sản thì những tài sản đó sẽ mãi mãi thuộc quyền sở hữu chung của toàn thể nhân loại. Lốccơ cho rằng con người có quyền sở hữu đối với lao động của chính bản thân họ và không ai có bất kỳ quyền gì đối với sở hữu này ngoài chính anh ta vì “lao động của cơ thể anh ta, sản phẩm của đôi tay anh ta – hoàn toàn có thể nói – đích thị là của anh ta” [40, tr 63]. Từ đó, ông cho rằng, con người có quyền sở hữu đối với chính những sản phẩm do lao động của mình làm ra.

Con người có được quyền tư hữu, quyền chiếm giữ và sử dụng của cải do chính lao động của con người tạo ra, quyền sở hữu với những thành quả lao động của chính mình, đó là phần tài sản mà mỗi người có được thông qua quá trình mà con người dùng sức lực, trí tuệ của mình “khảm” vào những sản phẩm đó. Tuy nhiên, theo Lốccơ, dù “thượng đế đã hào phóng cho chúng ta mọi thứ”, nhưng không phải vì thế mà chúng ta có được quyền sở hữu ở mức vô hạn độ. Mọi người đều có quyền sở hữu cho riêng mình nhưng quyền sở hữu đó cũng phải nằm trong giới hạn cho phép của luật tự nhiên, con người chiếm giữ vật chất nhưng phải trong giới hạn “để hưởng thụ chúng”. Tất cả những gì anh ta chiếm giữ phải phục vụ cho nhu cầu sử dụng của anh ta, ở mức mà anh ta có thể sử dụng hết nó, chứ không phải chiếm giữ nó rồi không sử dụng đến để nó bị hư thối, bị tiêu hủy. Và “bất cứ thứ gì vượt quá điều này là cái lớn hơn phần của anh ta, và thuộc về những người khác” [40, tr 67]. Sự dư thừa của người này và ở nơi này sẽ là sự thiếu thốn của người kia và ở nơi khác, tự nhiên không cho phép sự bất bình đẳng như vậy.

Những luận giải của Locke về giới hạn của quyền sở hữu cá nhân thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc. Ông ủng hộ quyền sở hữu tư nhân, nhưng không phải là vô độ, không thể vì lợi ích cá nhân của mình mà có thể lãng phí

26

của cải vật chất trong khi những người khác còn đang thiếu thốn, không thể để người này xâm phạm đến quyền sống còn của người khác.

Để đảm bảo quyền của mình trong hòa bình, con người cần thiết phải rời bỏ trạng thái tự nhiên cùng nhau bước vào trạng thái xã hội công dân, thiết lập nên nhà nước. “Mục đích của chính quyền dân sự chân chính là bảo toàn –tối đa có thể được – quyền sống, quyền tự do, sức khỏe và sở hữu của thần dân, là truy tố và trừng phạt những người xâm phạm vào quyền của người khác” [40, tr 17]. Khi nhân dân thực hiện chuyển giao quyền tự nhiên của mình cho nhà nước thì họ đã đem lại một cái không sẵn có trong trạng thái tự nhiên đó là một chính quyền, một quan tòa vô tư để xác định tính chất phạm tội và quy định cho người phạm tội một hình phạt tương xứng. Và nếu chính quyền đó là một chính quyền không chân chính thì những quyền tự nhiên của nhân dân sẽ không được đảm bảo, thậm chí chính quyền này sẽ còn đòi hỏi có quyền xâm phạm đến các quyền tự nhiên của thần dân, dẫn đến một chính quyền chuyên chế và bạo chính.

Bước sang trạng thái dân sự, nhằm mục đích đảm bảo cho cuộc sống, cho tự do và tài sản của con người, quyền con người mang một màu sắc mới. Tự do của con người trong điều kiện tồn tại của hệ thống cầm quyền thể hiện ở chỗ, sống phải phù hợp với pháp luật. Ông chỉ ra: “Cách duy nhất mà theo đó một người tước bỏ của chính mình quyền tự do tự nhiên và gắn với những ràng buộc của xã hội dân sự là bằng sự đồng thuận với những người khác để cùng liên kết và hợp nhất trong một cộng đồng vì cuộc sống tiện lợi, an toàn và thanh bình giữa họ với nhau trong sự thụ hưởng một cách bảo đảm đối với sở hữu của họ và một sự an ninh lớn hơn [trước đây trong trạng thái tự nhiên] để chống lại bất cứ thứ gì không thuộc về điều đó” [40, tr 137]. Đó chính là mục tiêu cao nhất và bất biến của mọi chính quyền chân chính. Mục đích hướng tới của việc thiết lập chính quyền không là gì khác ngoài việc bảo đảm cho mọi người dân quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu.

Từ việc phân tích quyền tự nhiên của con người trong trạng thái tự nhiên và xã hội, Lốccơ còn chỉ ra các hình thức của cộng đồng quốc gia, khởi thảo

27

một cách chính thức học thuyết phân quyền với mục đích tìm ra con đường

Một phần của tài liệu Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về quyền con người (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)