8. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Quyền chính trị
a. Quyền tự do
Tự do là giá trị thiêng liêng của con người. Không một ai có thể từ bỏ tự do, vì tự do làm cho con người trở thành Người. Theo các nhà triết học Khai sáng Pháp, tự do là quyền tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho con người từ khi con người mới sinh ra. Điều đó đã được Rútxô tuyên bố một cách hùng hồn: “Người ta sinh ra tự do” [70, tr 52]. Kế thừa những tư tưởng của các bậc tiền bối, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khẳng định “tự do và bình đẳng phải được tuyên bố là những quyền của con người” [4, tr 153]; tự do và bình đẳng vừa là điều kiện để đảm bảo sự phát triển, đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của con người.
Dưới góc độ ngôn ngữ của quyền con người hiện đại, tự do và bình đẳng là hai quyền căn bản nhất của con người, chúng ta có thể tìm thấy hai quyền này trong bất cứ văn kiện quốc tế nào về quyền con người. Tuy nhiên, “cách thời điểm Tuyên ngôn thế giới về Quyền Con người ra đời (năm 1948) hơn một trăm năm, C. Mác đã chỉ ra giá trị của tự do và bình đẳng” [33, tr 38].
Năm 1842, trong một bài viết về giá trị tự do, trên tờ “Nhật báo Sông Ranh”, Mác khẳng định: “Tự do là cái vốn có của con người đến mức ngay cả những kẻ thù của tự do cũng thực hiện tự do” và “không một người nào chống lại tự do, nhiều lắm thì người ta cũng chỉ chống lại tự do của người khác mà thôi” [41, tr 84].
68
Mác cho rằng: “Thời kì không có tự do trong lịch sử thế giới đòi hỏi những pháp luật biểu hiện sự không tự do ấy, bởi vì cái quyền động vật ấy – khác với cái quyền của con người với tư cách là hiện thân của tự do – là hiện thân của sự không tự do” [41, tr 183]. Điều đó có nghĩa là hiện thân của quyền con người chính là tự do, biểu hiện của tự do, là tự do được thực hiện. Tự do chính là quyền con người. Mác dùng tự do như là một dấu hiệu đặc trưng để phân biệt con người với con vật vì con vật không có tự do. Cũng có thể hiểu rằng khác với con vật, con người qua chính sự tồn tại của mình đã đòi hỏi quyền cho chính mình. Do đó, quyền con người đồng nghĩa với tự do cho con người. Ăngghen cũng khẳng định “những con người vừa mới tách khỏi loài vật thì trong tất cả mọi mặt cơ bản cũng đều không có tự do, chẳng khác gì bản thân loài vật” [4, tr 164]. Các ông chỉ ra rằng, tự do của con người cũng đồng nghĩa với các nhu cầu căn bản của cá nhân phải được đáp ứng. Nói chung, con người không thể có được tự do chừng nào con người không thể có đủ cả về chất và lượng cơm ăn, nước uống, nhà ở và quần áo.
Ăngghen tiếp tục khẳng định những tư tưởng của Mác khi cho rằng: “tự do là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử” [4, tr 164], mỗi bước tiến của loài người là một bước tiến của tự do. Từ góc độ triết học, ông đã đưa ra một quan niệm về tự do đúng đắn: “tự do không phải là ở sự độc lập tưởng tượng đối với các quy luật của tự nhiên, mà là ở sự nhận thức những quy luật đó và ở cái khả năng – có được nhờ sự nhận thức này – buộc những quy luật đó tác động một cách có kế hoạch nhằm những mục đích nhất định… Tự do là ở sự chi phối được chính bản thân và tự nhiên bên ngoài, một sự chi phối dựa trên sự nhận thức được những tất yếu của chính tự nhiên” [4, tr 163 – 164]. Tóm lại, tự do là hiểu và hành động theo quy luật, dựa trên sự nhận thức được tính tất yếu của tự nhiên.
Cùng với việc đưa ra những quan niệm về tự do, Mác và Ăngghen cũng đặt ra câu hỏi liệu pháp luật có đảm bảo được tự do cho con người hay không? Theo các nhà kinh điển, mục đích của pháp luật là để bảo vệ và hiện thực hóa tự do, và thể hiện tự do trong các văn bản pháp lý, tự do là quyền
69
được làm những gì mà pháp luật cho phép, không vi phạm đến tự do của người khác. Và các ông cho rằng, việc thực hiện hay không thực hiện tự do ở một số lĩnh vực nào đó lại ảnh hưởng trực tiếp đến tự do nói chung, bởi “mỗi khi một hình thức tự do nào đó bị gạt bỏ, thì tự do nói chung cũng bị gạt bỏ” [41, tr 125]. Dù tự do được biểu hiện dưới hình thức nào đi nữa thì tự do vẫn là tự do. Tự do phải được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống và dưới mọi hình thức.
Bên cạnh việc trình bày những quan điểm về tự do của mình, Mác và Ăngghen còn phê phán những quan điểm sai trái, thái độ coi thường tự do của giai cấp tư sản, quý tộc. Đẳng cấp quý tộc thì cho rằng tự do là thuộc tính đẳng cấp của họ, chỉ họ mới có và họ lên án tự do nói chung của con người, không chấp nhận những tầng lớp dưới họ có được tự do. Giai cấp tư sản cầm quyền đối với vấn đề tự do lại nói không đi đôi với việc làm. Trong bài “Hiến pháp nước cộng hòa Pháp” Mác viết: “những đạo luật hữu cơ “quy định” quyền tự do đã hứa hẹn theo cách là thủ tiêu quyền tự do đó” [52, tr 702]. Và ở “mỗi điều khoản của Hiến pháp đều chứa đựng sẵn trong bản thân nó cái phản đề của bản thân nó, cái thượng viện và hạ viện của nó: tự do trong câu nói chung chung và xóa bỏ tự do trong điều khoản kèm theo” [54, tr 162]. Theo các ông mục đích của pháp luật chính là để bảo vệ, để hiện thực hóa tự do. Thế nhưng, pháp luật kiểm duyệt của nước Phổ đã làm hạn chế tự do (đặc biệt là tự do báo chí) nên đã đi ngược lại với mục đích của pháp luật.
Tóm lại, tự do là quyền được tự do lựa chọn phát triển theo năng lực vốn có của mỗi cá nhân. Mục đích của mọi chế độ xã hội là cho các cá nhân được tự do phát triển; xác lập nhân tính tự do của mình. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do Mác và Ăngghen viết cách đây 160 năm đã khẳng định: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Đây chính là triết lý phát triển con người lý tưởng nhất cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và toàn nhân loại.
70
Ngoài ra, trong quan niệm của các ông về quyền tự do còn bàn đến những phương diện khác của quyền này như: tự do báo chí, tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng & tôn giáo.
* Quyền tự do báo chí và tự do tư tưởng
Mác rất quan tâm đến vai trò của báo chí và tự do báo chí. Mác viết: “báo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó, ở đâu có báo chí,ở đó có tự do báo chí” [41, tr 84]. Mác phê phán các quan chức nước Phổ khi họ chính thức lên tiếng và ban hành các chỉ thị về cấm tự do báo chí. Sự chống đối, chống lại tự do báo chí của giới quý tộc chính là chống lại tự do của con người. Tiếp tục phê phán sự kiểm duyệt của chế độ Phổ với báo chí, với tự do báo chí, Mác đã dùng những hình ảnh bóng bẩy rất hữu hiệu để lên án, châm biếm: “Các vị cho rằng đã làm mù mắt con chim họa mi là một điều dã man, nhưng các vị lại không cho rằng chọc thủng mắt của báo chí bằng những ngòi bút kiểm duyệt sắc nhọn là một điều dã man. Các vị cho rằng cắt tóc của một người tự do trái với ý muốn của anh ta là một việc làm chuyên chế, nhưng chế độ kiểm duyệt thì vẫn hàng ngày cắt xén thể xác sống của những con người đang tư duy, và chỉ có những sinh vật không hồn, không phản ứng, dễ quy thuận thì nó mới coi là lành mạnh!” [41, tr 98]. Từ chỗ chỉ ra những sai trái, sự phản động của chế độ kiểm duyệt Phổ đối với báo chí, phê phán sự giả dối của giới cầm quyền Phổ, Mác khẳng định giá trị chân chính của báo chí: “Báo chí tự do – đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân… là sợi dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới… Báo chí tự do cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực và lại chảy về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cải tinh thần ngày càng dồi dào” [41, tr 99 – 100]. Như vậy, để đấu tranh vì quyền tự do của con người, bước đầu tiên cần phải giành được tự do báo chí vì đó là “suối nguồn” của cách mạng dân tộc, là một phần quan trọng của phong trào cách mạng và luôn phải đi tiên phong trong phong trào cách mạng đó.
71
Một biểu hiện quan trọng của tự do báo chí đó là tự do tư tưởng, bởi vậy, Mác cũng luôn nhấn mạnh đến quyền tự do tư tưởng và phê phán các hệ thống pháp luật hạn chế, hà khắc với các quyền tự do này của con người. Tự do tư tưởng là một trong những quyền tự do quan trọng và cơ bản của con người.
Mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc hưởng thụ tự do tư tưởng. Mác viết: “Đây là một điều mới mẻ, vừa dễ chịu lại vừa bất ngờ: con người có ý chí tự do mà người ta không được hạn chế bất cứ bằng cách nào... ý chí tự do không có những đặc điểm đẳng cấp” [41, tr 203]. Quyền tự do này chỉ có ở con người và đó là một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt con người và con vật. Tự do tư tưởng là sự phản ánh bản chất của con người. Để biểu đạt quyền tự do ấy cần phải có tự do báo chí và tự do quan điểm. Hay nói cách khác, tự do tư tưởng được thể hiện thông qua quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Đây là quyền tự do quan trọng hơn bất kì tự do nào khác. Bởi từ tự do tư tưởng con người không chỉ có được những tri thức, những chân lý mà còn có được những tiến bộ về mặt đạo đức. Khi bị mất tự do tư tưởng, con người bị mất đi tất cả những tự do khác thuộc về con người, chính là đánh mất mình.
Mác từng ví von, tự do tư tưởng chính là “cái gai” của chuyên chế và luôn có nguy cơ bị nhà nước độc tài ngăn chặn, đàn áp. Mác cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc chống lại chế độ kiểm duyệt của nước Phổ và lên tiếng phê phán việc trừng phạt, đàn áp, đe dọa của pháp luật đối với tự do tư tưởng. Pháp luật trừng phạt tư tưởng thì không còn là pháp luật mà là biện pháp của cảnh sát. Điều đó sẽ hủy hoại tinh thần của dân tộc và hạn chế sự phát triển của xã hội.
*Về tự do tôn giáo, tín ngưỡng
Tự do tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của con người. Tuy không có tác phẩm nào bàn chuyên về tôn giáo nhưng Mác và Ăngghen luôn quan tâm đến vấn đề này. Với cái nhìn hiện thực, Mác hiểu rằng, mặc dù, quan điểm của tôn giáo về thế giới, về cuộc sống con
72
người là duy tâm, phi lý nhưng tôn giáo vẫn có một sức mạnh thực tế. Đứng dưới góc độ nhận thức luận, tôn giáo là một hình thái tinh thần của xã hội, có khả năng phản ánh hiện thực xã hội. Và nhiệm vụ của khoa học chân chính không phải là phủ nhận các tín điều của tôn giáo mà phải vạch ra được nguồn gốc, bản chất, điều kiện của sự tồn tại tôn giáo.
Cùng suy nghĩ với những tư tưởng của Mác, Ăngghen cũng lên tiếng phê phán những quan niệm sai lầm về tôn giáo. Trong một bài báo viết vào tháng 6 năm 1874 ông đã phê phán quan điểm sai lầm của những người theo chủ nghĩa Blăngki về chủ nghĩa vô thần. “Họ muốn xóa bỏ tôn giáo bằng sắc lệnh, họ muốn xác lập một xã hội không còn cha cố và cấm tất cả mọi sinh hoạt tôn giáo” [Dẫn theo: 69, tr 438]. Ăngghen cho rằng sở dĩ có những quan điểm cực đoan như vậy vì họ không thấy được cội rễ sâu xa của tôn giáo, không biết rằng ý thức tôn giáo được nảy sinh trong cuộc sống hiện thực. Tiếp đến, trong “Chống Đuyrinh”, Ăngghen cũng lên tiếng phê phán ông Đuyrinh khi ông ta cho rằng cần phải phế bỏ hết tất cả bộ máy của giáo hội phù thủy và từ đó phế bỏ mọi hình thức thờ cúng. Ông viết: “ông Đuyrinh không thể chờ đợi cho đến khi tôn giáo chết cái chết tự nhiên đó của nó…” [4, tr 439]. Cái chết tự nhiên của tôn giáo mà Ăngghen nêu lên ở đây chính là việc thay đổi những thiết chế xã hội hiện thời, là sự phê phán cõi trần, phê phán pháp quyền và phê phán chính trị.
Mác và Ăngghen khẳng định rằng, tất cả những quan niệm cứng nhắc, cực đoan, đòi giải quyết mau chóng vấn đề tôn giáo, đòi xóa sạch ý thức tôn giáo chẳng qua chỉ là biểu hiện của sự hiểu biết nghèo nàn, giản đơn về một hiện tượng xã hội thực ra hết sức phức tạp và nhạy cảm được nảy sinh từ trong cuộc sống của con người. Bởi vì, họ không biết rằng, ý thức tôn giáo nảy nở từ những điều kiện sống, từ trong nhận thức của con người. Hai ông chưa bao giờ nghĩ rằng các biện pháp hành chính cưỡng bức lại có thể xóa bỏ được ý thức tôn giáo và khẳng định: “không thể đập tan được mọi hình thái và sản phẩm của ý thức bằng sự phê phán tinh thần… mà chỉ bằng việc lật đổ
73
một cách thực tiễn những quan hệ xã hội hiện thực đã sản sinh ra tất cả những điều nhảm nhí duy tâm đó” [47, tr 54].
Trên cơ sở lý giải nguồn gốc, bản chất cũng như quá trình vận động của tôn giáo, các nhà kinh điển khẳng định tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của con người. Mác viết: “được liệt vào hàng những quyền đó là tự do tín ngưỡng, là quyền thực hành bất cứ tín ngưỡng nào. Đặc quyền của tín ngưỡng được trực tiếp thừa nhận với tính cách hoặc giả là một quyền con người, hoặc giả là hậu quả của một trong các nhân quyền, tức là của tự do” [44, tr 548]. Mỗi người đều có quyền được tự do theo hoặc không theo một tôn giáo, có quyền được thực hành theo tôn giáo, tín ngưỡng mà họ đã lựa chọn dưới mọi hình thức. Bởi đó là quyền cơ bản, trực tiếp của mỗi người mà ai cũng phải thừa nhận và đó là hệ quả tất yếu của tự do. Đúng như Mác đã viết trong “Về vấn đề Do Thái”: “Từ khái niệm về nhân quyền tuyệt nhiên không toát ra tính chất không thể tương dung giữa tôn giáo với những quyền của con người, - ngược lại, trong những quyền đó có trực tiếp chỉ ra quyền được mộ đạo, được mộ đạo theo bất luận kiểu nào, được hành đạo theo tôn giáo riêng của mình. Đặc quyền tín ngưỡng là một quyền phổ biến của con người” [44, tr 549].
Bên cạnh việc thừa nhận quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi người, Mác và Ăngghen cũng khẳng định, về vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng thì lập trường của các ông hoàn toàn khác so với lập trường tư sản, điều đó được Mác nêu ra trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta”. Trong xã hội tư sản con người không thể có quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, có chăng đó chỉ là sự dung nạp cho đủ thứ tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau với mục đích mê hoặc con người. Cùng với việc phê phán bản Cương lĩnh của Đảng công nhân Đức không được xây dựng trên mảnh đất hiện thực, Mác còn