Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con đƣờng để hiện thực hóa quyền con

Một phần của tài liệu Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về quyền con người (Trang 96)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con đƣờng để hiện thực hóa quyền con

thực hóa quyền con ngƣời

Triết học Mác là triết học hành động, triết học giải phóng toàn diện, triệt để con người, nên Mác và Ăngghen không bao giờ dừng lại ở những lý luận tư biện, khép kín, tách rời khỏi đời sống hiện thực. Các ông xuất phát từ những vấn đề bức xúc của thực tiễn để xây dựng hệ thống lý luận của mình và từ đó quay trở lại phục vụ thực tiễn. Vì vậy, giá trị trong quan niệm của các ông về quyền con người chính là ở chỗ các ông đã chỉ ra con đường để hiện thực hóa những quyền con người đó.

Thông qua phê phán tính chất siêu hình, trừu tượng của quan niệm nhân quyền Cận đại và khuynh hướng thuyết giáo đạo đức không tưởng của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng, Mác và Ăngghen đã tìm ra con đường giải phóng loài người, phát triển toàn diện của con người và đảm bảo những quyền con người được thực thi. Đó là con đường cách mạng của giai cấp vô sản: trước hết phải lật đổ chủ nghĩa tư bản về mặt chính trị, thiết lập Nhà nước vô sản, sau đó tiến hành cải tạo, xây dựng Chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và quá độ dần lên Chủ nghĩa cộng sản – “Chủ nghĩa nhân đạo hiện thực”, “vương quốc của tự do”, nơi sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người, nơi bảo đảm phát triển toàn diện và hiện thực nhất các quyền của con người.

Trong những tác phẩm của mình, Mác đã đề cập tới con đường giải phóng con người khỏi sự tha hóa đó chính là con đường xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hình thành chế độ sở hữu xã hội, quan hệ sản xuất mang tính xã hội. Mác viết: “Trong xã hội tư sản, lao động sống chỉ là

92

một phương tiện để tăng thêm lao động tích lũy. Trong xã hội cộng sản, lao động tích lũy chỉ là một phương tiện để mở rộng, làm phong phú và giảm nhẹ cho quá trình sống của những người lao động… Như vậy, trong xã hội tư sản, tư bản có tính độc lập và cá tính, còn cá nhân người lao động thì lại mất tính độc lập và cá tính… Vì vậy quả thật vấn đề là phải xóa bỏ cá tính tư sản, tính độc lập tư sản và tự do tư sản” [50, tr 617].

Có một thực tế không thể phủ nhận đó là trong lịch sử tư tưởng nhân loại trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, đã có không ít những trào lưu tư tưởng ít nhiều đề cập đến việc xóa bỏ chế độ tư hữu do nhận thấy tính chất bóc lột, bất công, phi nhân tính, làm tha hóa con người của chế độ đó. Nhưng điều quan trọng tạo nên sự khác biệt của chủ nghĩa Mác với các trào lưu tư tưởng khác đó chính là việc xác định cách thức tiến hành, nhằm xóa bỏ sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.

Như chúng ta đã biết, nền sản xuất tư bản với đặc trưng là chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã khiến cho người sản xuất bị gò bó và không thể phát triển trong cái “vỏ bọc” sở hữu chật hẹp. Do đó, để xóa bỏ mọi bất công và giải phóng cho lực lượng sản xuất, tất yếu phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa bằng con đường cách mạng vô sản. Lực lượng cách mạng nòng cốt và đi đầu là giai cấp vô sản. Mác khẳng định điều này trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: “Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất là: xóa bỏ chế độ tư hữu” [50, tr 616]. Nhưng xóa bỏ chế độ tư hữu theo Mác cần được hiểu là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản về tư liệu sản xuất. Ông viết: “Chúng tôi tuyệt không muốn xóa bỏ sự chiếm hữu cá nhân ấy về những sản phẩm của lao động, cần thiết để tái sản xuất ra đời sống, vì sự chiếm hữu ấy không đẻ ra một khoản dư nào có thể đem lại một quyền lực chi phối lao động của người khác. Điều chúng tôi muốn, là xóa bỏ tính chất bi thảm của cái phương thức chiếm hữu nó khiến cho người công nhân chỉ sống để làm tăng thêm tư bản và chỉ sống trong chừng mực mà những lợi ích của giai cấp thống trị đòi hỏi” [50, tr 617] và “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả.

93

Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” [50, tr 618]. Mác không những thừa nhận sở hữu cá nhân về những kết quả lao động do chính bản thân người lao động làm ra mà còn khẳng định tuyệt đối không được xóa bỏ vì đó là một quyền chính đáng của con người. Cái cần xóa bỏ mà Mác muốn nói tới ở đây chính là xóa bỏ chế độ tư hữu tư sản hiện đại – thứ tư hữu dựa trên cơ sở người bóc lột người.

Mác khẳng định loài người cần phải tiến hành một cuộc cách mạng chân chính và hiện thực nhằm thủ tiêu hoàn toàn và triệt để chế độ tư hữu, xây dựng một xã hội mới dựa trên chế độ công hữu. Con đường đó chỉ có thể là cách mạng xã hội – cách mạng giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Mác viết: “Cách mạng vô sản, sự giải quyết các mâu thuẫn: giai cấp vô sản nắm lấy quyền lực xã hội và nhờ quyền lực ấy, biến những tư liệu sản xuất xã hội đã thoát khỏi tay giai cấp tư sản thành sở hữu của toàn xã hội… làm cho tính chất xã hội của các tư liệu sản xuất được hoàn toàn tự do phát triển” [5, tr 892].

Và đồng thời với việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư sản, tiến hành cách mạng xã hội, Mác và Ăngghen chỉ ra cho giai cấp vô sản phương thức để xây dựng một xã hội mới đó là xã hội mà mọi người lao động đều có quyền làm chủ chủ sức lao động của mình thông qua việc đảm bảo quyền sở hữu tư liệu sản xuất, bằng cách làm cho mình trở thành người chủ của toàn bộ các tư liệu sản xuất. Xã hội sẽ thủ tiêu được tình trạng con người từ trước đến nay vẫn bị nô dịch bởi tư liệu sản xuất của chính họ. Và “con người cuối cùng là người chủ của tồn tại xã hội của chính mình, cũng đồng thời trở thành những người chủ của tự nhiên, người chủ của bản thân mình – trở thành người tự do” [5, tr 892] trong xã hội mới – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chỉ khi đó, con người mới bắt đầu tự mình sáng tạo ra lịch sử của chính mình một cách hoàn toàn tự giác, “đó là bước nhảy của con người từ “vương quốc tất yếu” sang “vương quốc của tự do”. Trong xã hội mới ấy, con người sống với nhau bằng tình anh em, bằng hữu chân thành, từ bộ mặt thô rám đi vì lao động của họ tỏa đến chúng ta sự cao quý của con người.

94

Để tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa ấy, xã hội loài người cần trải qua giai đoạn “quá độ” – xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là quá trình cải biến xã hội cũ, xây dựng những điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng… cho xã hội mới. Trong xã hội ấy, những quyền cơ bản của con người cũng cần được quan tâm, đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Dưới chủ nghĩa xã hội, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mỗi công dân đều có đầy đủ các quyền tham gia quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền phát triển để hoàn thành trách nhiệm chủ nhân của đất nước mình; mọi người được hưởng tất cả các quyền con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động, an sinh và bảo hiểm xã hội, quyền được học tập và chăm sóc sức khỏe… Chủ thể được hưởng thụ quyền con người trong chủ nghĩa xã hội là toàn thể công dân, đại đa số nhân dân lao động. Quyền con người trong xã hội mới không chỉ biểu hiện về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà còn thể hiện trong các quan hệ dân tộc và quan hệ quốc tế. Tất cả mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều bình đẳng, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.

Mác và Ăngghen đã vạch ra chiến lược và sách lược cho giai cấp vô sản đấu tranh giành các quyền tự do dân chủ cơ bản, kết hợp cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ với đấu tranh chính trị, giải phóng cá nhân và giải phóng xã hội. Giai cấp vô sản cần “nắm lấy” nhân quyền tư sản nhưng không dừng lại ở đó mà đấu tranh thực hiện nó triệt để để làm tiền đề cần thiết tiến hành một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, triệt để hơn cho quảng đại quần chúng nhân dân lao động, thực hiện nhân quyền cộng sản. Mác luôn đề ra nhiệm vụ “đòi quyền con người và quyền công dân không những cho bản thân mình, mà còn cho bất kỳ người nào thực hiện nghĩa vụ của mình” [58, tr 25]. Mục tiêu cao nhất của quyền con người xã hội chủ nghĩa là thực hiện sự phát triển tự do toàn diện của con người và giải phóng toàn nhân loại. Đó chính là “vương quốc của tự do” mà loài người luôn khát khao, mơ ước. Dưới chế độ mới, con người có sự tôn trọng, địa vị tự chủ và nhân cách độc lập, mọi người không chỉ được hưởng quyền tự do, bình đẳng rộng rãi về mặt hình thức pháp luật mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện.

95

Tuy nhiên, quyền con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa cũng vẫn chưa hoàn thiện. Ngay trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” Mác đã chỉ rõ rằng đó là “những thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ kéo dài” [59, tr 36]. Quyền bình đẳng không thừa nhận bất cứ sự khác biệt giai cấp nào vì tất cả đều là người lao động, nhưng nó mặc nhiên thừa nhận thiên phú cá nhân không đồng đều của giới lao động, nên cũng mặc nhiên thừa nhận năng lực không đồng đều của người lao động như là đặc quyền tự nhiên. Cho nên, xét về nội dung, quyền bình đẳng phân phối theo lao động vẫn là một loại quyền bất bình đẳng như mọi quyền lợi khác. Đây là khiếm khuyết hiện thực nhưng là tất yếu. Mác vạch rõ “Quyền không bao giờ ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định” [59, tr 36]. Và “cùng với sự phát triển tòan diện của các cá nhân, sức sản xuất của họ cũng ngày càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải của xã hội đều tuôn ra dồi dào chỉ khi đó người ta mới có thể vượt ra hẳn khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản” [59, tr 36], xã hội có thể ghi trên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Đây là những căn cứ quan trọng, một lời nhắc nhở đến với những nhà hoạch định chính sách để xây dựng quyền con người trong xã hội của chúng ta hiện nay. Chủ nghĩa xã hội chưa phải là xã hội cuối cùng, hoàn thiện nhất. Đó chỉ là bước quá độ, là một giai đoạn tất yếu chúng ta cần trải qua để xây dựng cơ sở vật chất cho một xã hội mơ ước của nhân loại, xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Và khi nhân loại tiến tới chủ nghĩa cộng sản, mọi người đều được khẳng định đầy đủ bản thân, quyền con người phát triển đến một nấc thang hoàn thiện và toàn diện hơn. Chủ nghĩa cộng sản là chế độ bảo vệ và phát triển quyền con người một cách lý tưởng nhất và hiệu quả nhất.

96

Một phần của tài liệu Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về quyền con người (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)