Nghĩa quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về quyền con ngƣời trong nhận

Một phần của tài liệu Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về quyền con người (Trang 101)

8. Kết cấu của luận văn

2.4. nghĩa quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về quyền con ngƣời trong nhận

ngƣời trong nhận thức vấn đề quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay

Quyền con người là một giá trị cao quý, là thành quả đấu tranh của nhân loại. Xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều được thụ hưởng quyền con người là mục tiêu của tất cả các quốc gia tiến bộ, trong đó có Việt Nam.

Trong di sản tư tưởng của các nhà kinh điển mácxít, vấn đề quyền con người có một giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, một mặt, nó là cơ sở lý luận để các nhà nghiên cứu mácxít sau này tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích về nguồn gốc, bản chất, nội dung của quyền con người trong lịch sử, cũng như quyền con người trong thế giới hiện đại; mặt khác, chúng ta có thể triển khai thành những mô hình khả thi hiện thực về quyền con người phù hợp với thời đại, giai cấp và dân tộc mình. Có thể nói, những quan điểm cơ bản của C. Mác và Ph. Ăngghen về quyền con người chính là nền tảng, cơ sở lý luận cho quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề quyền con người. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung xét đến tác dụng, ý nghĩa phương pháp luận trong quan niệm của các nhà kinh điển đối với việc làm sâu sắc thêm năng lực nhận thức về quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo dân tộc Việt Nam đấu tranh đánh đuổi các thế lực xâm lăng, giành độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, quyền con người của người Việt Nam ngày càng được bảo đảm, phát huy trong thực tế xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc kiên định, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong hoàn cảnh của Việt Nam luôn được khẳng định là nền tảng lý luận trong các văn kiện của Đảng cộng sản. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về nhân quyền không chỉ thấm nhuần sâu sắc truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam mà còn hàm chứa nội dung rộng lớn, theo quan điểm khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, những quan niệm về quyền con người của C.Mác và Ph.Ăngghen luôn được coi là cơ sở phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và giải quyết vấn đề quyền con người ở nước ta.

97

Trên cơ sở truyền thống văn hóa và nền tảng lý luận Mác - Lênin, đồng thời xuất phát từ mục tiêu cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng về quyền con người đã được hình thành, bổ sung, nâng cao và từng bước hoàn thiện qua các giai đoạn. Dù còn nhiều khó khăn , nhưng Đảng và Nhà nước ta đã đạt được thành tựu nhất định trong việc đảm bảo quyền của người dân Việt Nam.

* Thành tựu: Nhìn nhận dưới góc độ quan điểm mácxít về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta có thể rút ra một số những thành tựu nổi bật của việc đảm bảo quyền con người ở Việt Nam như sau:

- Ở nước ta, quyền con người được bảo đảm và thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình đấu tranh cách mạng, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc, tự do của nhân dân và quyền của mỗi cá nhân gắn quyện với nhau và các quyền đó phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp. Với tinh thần đó, ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã được thông qua. Trong bản Hiến pháp đầu tiên đó, về cơ bản mọi quyền công dân đã được ghi nhận và đảm bảo, tất cả công dân Việt Nam ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa. Điều đó khẳng định chế độ của chúng ta thực sự là một chế độ dân chủ rộng rãi. Hiến pháp cũng đề cập đến các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, đã ghi nhận những giá trị quyền con người mà nhân dân ta đã dành được.

Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người ở Việt Nam là phải được bảo đảm bằng Hiến pháp và trên thực tế qua các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) đã dành rất nhiều điều khoản để khẳng định quyền con người và quyền công dân. Đây là cơ sở lý luận, thực tiễn để đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch về vấn đề nhân quyền ở nước ta hiện nay. Hiến pháp là cơ sở pháp lý vững chắc để các cấp, các ngành, các cơ quan dân chính đảng thực hiện tốt quyền con người, quyền

98

công dân trong chế độ mới. Đặc biệt, vào năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng chính thức tuyên bố đường lối đổi mới, con người được đặt vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển, đường lối đổi mới kể trên không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà đồng thời chi phối mạnh mẽ nhận thức và thực tế bảo đảm quyền con người ở nước ta trong thời gian qua.

Hiện nay, tình hình thế giới và trong nước đang có những biến đổi quan trọng, khôn lường bởi vậy, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, tổng kết thực tiễn phát triển đất nước để không xa rời mục tiêu nhất quán của Đảng ta là: Chăm lo cho con người, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền tự do công dân và xây dựng Nhà nước ta thành Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Việc đảm bảo quyền con người ở nước ta không chỉ được thừa nhận thông qua Hiến pháp, Nhà nước còn ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trên tinh thần đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã ban hành và sửa đổi khoảng 13.000 văn bản luật và dưới luật, trong đó các quyền về dân sự, chính trị được quy định một cách cụ thể và toàn diện hơn tại nhiều văn bản pháp luật quan trọng, trực tiếp liên quan đến lĩnh vực dân sự, chính trị như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Khiếu nại, Tố cáo, Luật Đặc xá, Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo... Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử (Điều 52 Hiến pháp 1992) là nền tảng xuyên suốt các văn bản pháp luật của Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng cho việc đảm bảo và phát huy các quyền của người dân trên từng lĩnh vực cụ thể. Các văn bản pháp luật Việt Nam đã thể hiện đầy đủ các quyền dân sự, chính trị được thừa nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới và các công ước quốc tế về nhân quyền. Nhờ đó, chúng ta đã tạo được hành lang pháp lý cần thiết để phát triển kinh tế đi đôi với phát

99

triển hài hòa các mặt xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tốt Mục tiêu Thiên niên kỷ mà nước ta đã cam kết với Liên hợp quốc.

- Nhà nước ta đã ký kết và phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Hơn nữa, trong tháng 11/ 2013, Việt Nam lần đầu ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2014 – 2016 và đã trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên, điều này là một thành công lớn trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm quyền con người. Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền sẽ là câu trả lời thích đáng đối với các thế lực lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta. Chúng ta sẽ có tiếng nói trọng lượng hơn về quyền con người.

- Qua gần 27 năm đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã giành được những thành tựu quan trọng trong việc chăm lo, bảo vệ, phát triển các quyền con người. Trong đó, nét đặc sắc và là điểm nổi bật về quyền con người ở Việt Nam là tất cả mọi công dân đều tích cực tham gia, thực sự làm chủ về quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, xã hội và văn hóa... Trong đó, quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, quyền tự quyết định vận mệnh của mình, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bầu cử và ứng cử ... là những quyền cơ bản nhất của con người đã, đang được thực hiện thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch ở nước ta.

- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về tính mạng: Pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của mỗi công dân, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người (trong đó kể cả những bị can, bị cáo và những phạm nhân đang thi hành án phạt tù)…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước nhà độc lập rồi mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [64, tr 152]. Để thực hiện tư tưởng đó, Nhà nước ta luôn chú trọng đầu tư cho những vùng đặc biệt

100

khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ, trợ giúp cho nhóm cư dân dễ bị tổn thương. Hàng loạt các chính sách, chương trình xã hội hướng vào nhóm đối tượng này được triển khai như Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, Chương trình phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, Chương

trình chăm sóc sức khỏe nhân dân,... “Nhờ thực hiện thành công Chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo

trên cả nước đã giảm nhanh từ 22% (năm 2005) xuống còn khoảng 10% (năm 2012); người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và các dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý...; kết cấu hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời sống của người

nghèo được cải thiện rõ rệt” [Dẫn theo: 87] .Việt Nam được quốc tế ghi nhận

là một trong những quốc gia đi đầu về xóa đói giảm nghèo. Chuẩn nghèo quốc gia của Viê ̣t Nam từng bước được nâng lên và đang dần tiếp câ ̣n với chuẩn nghèo quốc tế.

- Bảo đảm thực hiện các quyền dân sự, chính trị của công dân: Nhà nước Việt Nam nỗ lực xây dựng và kiện toàn các thiết chế đảm bảo quyền con người trên thực tế. Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng việc bảo đảm cho mọi người dân quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện do họ lựa chọn, phát huy quyền làm chủ của người dân ở cấp địa phương – nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước, được coi là mục tiêu và động lực đảm bảo thắng lợi của công cuộc Đổi mới tại Việt Nam. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội thể hiện tinh thần làm chủ xã hội của mỗi người dân, theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: quyền bầu cử, ứng cử, quyền đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, tham gia xây dựng Hiếp pháp... Bên cạnh những quyền trên, công dân Việt Nam còn được đảm bảo quyền khiếu nại tố cáo; các quyền tự do báo chí, ngôn luận, hội họp, lập hội... - Bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng: Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những quyền xã hội cơ bản của con người. Chính sách

101

tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu chính đáng của con người và không ngừng phấn đấu đảm bảo đời sống tôn giáo, tín ngưỡng cho người dân (Điều 70 Hiến pháp năm 1992). Qua các kỳ Đại hội Đảng, quan điểm của Đảng ta về thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc luôn được thể hiện nhất quán và thường xuyên được bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Thực tế đã chứng minh, Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân. Việc lợi dụng những vấn đề tôn giáo để cho rằng “Việt Nam không có tự do tôn giáo” là hoàn toàn vô căn cứ.

- Bảo đảm quyền lao động của công dân: Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc giải quyết lao động, việc làm cho người lao động. Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật lao động (1994) và nhiều nghị định về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động, ban hành chính sách chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Bên cạnh việc thiết lập một hành lang pháp lý, từ khi đổi mới đến nay, Nhà nước đã xây dựng và thực hiện hàng loạt chính sách, chương trình kinh tế – xã hội nhằm thúc đẩy việc bảo đảm quyền làm việc, tập trung vào việc mở mang, phát triển các ngành nghề tại các địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp, mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo nghề và xuất khẩu lao động…

- Bảo đảm quyền được tiếp cận với giáo dục: Đảng và Nhà nước ta đã thông qua những bộ luật quan trọng như: Luật Giáo dục (1998), Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (1991), Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (1991)... Hiến pháp năm 1992 nêu rõ học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 59), đồng thời xác định bậc tiểu học là bắt buộc và không phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hóa, học nghề bằng nhiều hình thức. Do đó, số lượng người đi học hiện nay ở mọi cấp học, bậc học đều tăng nhanh. Nhà

102

nước vẫn tiếp tục tiến hành cải cách hệ thống giáo dục đào tạo để phù hợp với cơ chế mới, để vừa nâng cao dân trí, vừa bồi dưỡng được nhân tài, tạo ra nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng đất nước. Thực tế thực hiện quyền được giáo dục ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận như: Phổ cập giáo dục tiểu học, xã hội hóa giáo dục tạo cơ hội cho mọi tầng lớp dân cư được hưởng quyền giáo dục, miễn giảm học phí đối với thành phần dân cư thuộc diện chính sách hoặc diện nghèo... “Năm 2000, Việt Nam công bố hoàn thành phổ cập tiểu học, vượt trước 15 năm so với thời hạn của mục tiêu thiên nhiên kỉ. Việt Nam đang tiến hành phổ cập trung học cơ sở. Tính đến hết năm 2007, 42/63 tỉnh thành đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Hiện nay, Việt Nam được UNESCO xếp thứ 64/127 nước về phát triển giáo dục” [Dẫn theo: 88].

- Bảo đảm quyền được chăm sóc y tế: Từ khi đổi mới đến nay, cũng giống như các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác, có sự chuyển đổi về hướng tiếp cận việc bảo đảm quyền được chăm sóc y tế từ chế độ bao cấp hoàn toàn của Nhà nước sang hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, đa dạng hóa các

Một phần của tài liệu Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về quyền con người (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)