Quan niệm của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh đầu thế kỷ XIX về quyền con người

Một phần của tài liệu Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về quyền con người (Trang 51 - 56)

1.2. Tiền đề tư tưởng

1.2.4. Quan niệm của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh đầu thế kỷ XIX về quyền con người

Học thuyết của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng xuất hiện từ thời kỳ Phục hưng và đến đầu thế kỉ XIX, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phát triển đến đỉnh cao, với sự xuất hiện của ba nhà tư tưởng vĩ đại:

Xanh Ximông, Phuriê và Ôoen. Các ông là những người đã trực tiếp chứng

47

kiến và thấy rừ nhất sự thiết lập của chủ nghĩa tư bản và cỏc tự do ban hành, thực hiện trong xã hội tư sản thực chất chỉ là một chế độ áp bức, bóc lột mới đối với người lao động. Họ phê phán xã hội tư bản đương thời và “mơ ước”

xây dựng một xã hội mới tốt đẹp.

Phuriê cho rằng con người có những khát vọng cần phải được thỏa mãn một cách hợp lý. Thế nhưng, trong xã hội tư bản, con người lại đánh mất bản chất người của mình, không thể sử dụng những quyền tự do, kể cả tự do ngôn luận, tự do quan điểm; không thể tồn tại đúng với bản chất người của mình.

Theo Phuriê, trong xã hội đó, người lao động được tiêu dùng quá ít, còn các tầng lớp ăn bám thì được hưởng thụ quá nhiều. Đó là xã hội mà nghèo khổ được sinh ra từ chính sự thừa thãi. Ông phê phán các nhà triết học và chính trị tư sản khi họ nói về các quyền con người, họ thường quên đưa ra quyền lao động, quyền này không được thực hiện và đảm bảo trong xã hội tư bản. Họ bị nô dịch bởi lao động làm thuê của mình, bị nô lệ về tâm hồn không kém gì nô lệ thể xác. Trên thực tế, quyền chỉ là ảo tưởng, không thể thực hiện.

Xanh Ximông tiếp tục lên tiếng tố cáo, trong xã hội đương thời người nghèo mất hết quyền, kể cả quyền cơ bản nhất là quyền được lao động. Xã hội ấy không có những đảm bảo xã hội cho những người nghèo mà còn thi hành hàng trăm biện pháp nặng nề đối với quần chúng.

Ôoen lên án gay gắt chế độ tư hữu, coi đó là nguyên nhân cơ bản của những mâu thuẫn và bất bình đẳng sâu sắc trong chủ nghĩa tư bản, là nguyên nhân của mọi bất công xã hội, mọi nỗi thống khổ của con người.

Theo các ông, nền kinh tế tư bản không đảm bảo được bình đẳng, công bằng trên thực tế mà nó chỉ tạo ra sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội. Chính sự bất bình đẳng ấy đã làm cho các khái niệm tự do, các quyền con người chỉ là những khái niệm phi hiện thực, trống rỗng. Mặc dù, các quyền con người cơ bản được ghi nhận long trọng trong Hiến pháp, thế nhưng, những người nghèo, người lao động thậm chí không thể tồn tại như một con vật nếu chẳng có đồng xu nào trong túi. Chính phủ bị chi phối bởi những người giàu có, nhà nước không thể đảm bảo cho những người nghèo một tòa án công bằng.

48

Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng không chỉ đưa ra những phê phán chủ nghĩa tư bản trong việc không thể đảm bảo quyền con người được thực hiện, các ông còn xây dựng, phác thảo một mô hình xã hội mới Xã hội chủ nghĩa, trong đó, con người sẽ được hưởng tự do, công bằng, bình đẳng thực sự. Trong xã hội mới, chế độ tư hữu được thay bằng chế độ công hữu, từ người có địa vị cao nhất đến người ở vị trí thấp nhất đều có thể tự đảm bảo được mọi nhu cầu cần thiết và có được hạnh phúc; mọi người đều được thụ hưởng một nền giáo dục tốt… So với những bậc tiền bối (Tômát Morơ, Tômadô Cămpanenla, Giêgiácđơ Uynxtenli, Giăng Mêliê, Phrăngxoa Morenli, Grắccơ Babớp…), tư tưởng của họ có bước phát triển hơn. Để cải tạo xã hội tư bản, xóa bỏ tình trạng đau khổ của những người lao động, họ đưa ra những yêu sách về quyền lao động, về việc tăng lương giảm giờ làm cho người lao động, quyền bảo vệ người lao động, quyền được tổ chức công đoàn, hợp tác xã… Tuy nhiên, để tiến hành cuộc cách mạng nhằm xóa bỏ mọi bất công và xây dựng xã hội tốt đẹp như trên, các nhà không tưởng đều chủ trương đi theo con đường hòa bình, bằng biện pháp tuyên truyền để thúc đẩy những người nắm quyền có thể sử dụng quyền lực của họ để thực hiện sự biến đổi này. Bởi vậy, con đường mà họ đề ra để hiện thực hóa các quyền con người vẫn mang tính chất “không tưởng”, cải lương, thuyết giáo. Những tư tưởng ấy càng được đề xuất chi tiết bao nhiêu thì chúng lại càng rơi vào ảo tưởng, phi hiện thực bấy nhiêu. Đúng như Ăngghen đã nhận xét: Xanh Ximông “có một tầm mắt rộng thiên tài”

nhưng “Chủ nghĩa Xanh Ximông chỉ có thể gọi là thơ ca xã hội mà thôi”

[3, tr 285].

Tóm lại, những tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng dù còn nhiều hạn chế về thời đại, về lập trường giai cấp nhưng luôn thể hiện tinh thần phê phán sáng suốt, phản đối những bất công xã hội, đòi quyền lợi xứng đáng cho những người lao động nghèo khổ, thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc, đặc biệt là tấm lòng chân thành vì sự nghiệp mưu cầu

49

hạnh phúc cho nhân loại cần lao. Nhiều tư tưởng quý báu của họ đã được các nhà kinh điển kế thừa, tiếp thu như một cội nguồn, tiền đề tư tưởng để các ông xây dựng quan niệm về quyền con người.

50

Tiểu kết chương 1

Mác và Ăngghen được sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở nhiều nước phương Tây. Chính phương thức sản xuất ấy đã tạo ra sự giàu có nhanh chóng cho xã hội loài người, nhưng cũng chính nó đã đem đến cuộc sống nghèo khổ, cùng cực của đông đảo nhân loại. Những người làm ra của cải vật chất cho xã hội lại trở thành những người vô sản, nghèo đói nhất, lầm than nhất. Và chính hiện thực xã hội Tây âu, đặc biệt là điều kiện chính trị - xã hội - kinh tế nước Đức cuối thế kỉ XIX đã trở thành mảnh đất làm nảy nở những tư tưởng của Mác và Ăngghen về quyền con người.

Khái niệm quyền con người được khởi nguồn từ những nhà triết học thời Cận đại, đặc biệt là tư tưởng của triết học Khai sáng Pháp thế kỉ XVIII. Nó phản ánh yêu cầu của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản trong việc đòi các quyền cá nhân như quyền tự do, công bằng, bình đẳng... Các nhà triết học ấy đã quy các quyền con người về quyền tự nhiên và đặt ra yêu cầu xây dựng một xã hội đảm bảo những quyền tự nhiên bất biến đó của con người. Những tư tưởng của các bậc tiền bối, trong đó đặc biệt phải kể đến những quan niệm của Hêghen, Phoiơbắc và các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng… đã được Mác và Ăngghen kế thừa và phát triển trong quan niệm của mình về quyền con người. Tuy nhiên, với cái nhìn khách quan, khoa học, biện chứng, các nhà kinh điển mácxít không chỉ nhìn thấy những giá trị to lớn của những tư tưởng thời Cận đại về quyền con người mà các ông còn tiến hành phê phán một cách triệt để, khoa học. Chính bởi tính cách mạng ấy mà triết học Mác nói chung, những quan niệm của Mác và Ăngghen về quyền con người nói riêng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

51

Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN QUAN NIỆM CỦA C. MÁC VÀ

Một phần của tài liệu Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về quyền con người (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)