Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong truyện ngắn Khái Hƣng và Thạch Lam

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 45)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KHÁI HƯNG VÀ THẠCH LAM

2.2.Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong truyện ngắn Khái Hƣng và Thạch Lam

2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong truyện ngắn Khái Hƣng và Thạch Lam và Thạch Lam

2.2.1.Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Khái Hưng

Khái Hưng là cây bút có năng lực sáng tạo dồi dào, cây bút "trụ cột" của Tự lực văn đoàn. Trung thành với tôn chỉ của Tự lực văn đoàn, Khái Hưng nhất quán trong việc chống "cái buồn thời đại", tôn trọng tự do cá nhân con người và đã có những quan niệm nghệ thuật mới về con người, làm nền tảng cho việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Cốt lõi trong quan niệm nghệ thuật về con người của Khái Hưng là đề cao con người cá nhân trong sự tung phá khỏi những ràng buộc phong kiến, trong khát vọng tìm ra lối thoát trong tình yêu, trong thế giới nội tâm. Con người trong quan niệm của Khái Hưng là con người của đời thường trong cuộc sống thường nhật với đầy đủ phẩm chất của mình; con người phải được sống vui vẻ và sống hết mình.

Quan niệm của Khái Hưng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tư duy văn học đương thời. Chính đó là cơ sở để thế giới nhân vật trong sáng tác của ông thoát khỏi cái khung của chủ nghĩa lãng mạn, mở rộng khuynh hướng tận thu những chất liệu hiện thực để vươn tới một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hơn.

Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở các nhân vật. Với

quan niệm nghệ thuật mới mẻ, Khái Hưng đã sáng tạo được một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú mặc dù thế giới đó không đông đúc, ồn ào. Nhân vật của Khái Hưng "rất người" - những con người thường ngày, gần gũi. Khi xây dựng nhân vật nhà văn đã khai thác sâu sắc và tài tình thế giới nội tâm nhân vật. Trong toàn bộ sáng tác của ông, từ tiểu thuyết đến truyện ngắn, dù theo khuynh hướng phân tích tâm lý, hay khuynh hướng luận đề xã hội, nhân vật của Khái Hưng đều có một kích thước tâm hồn, vì đó chính là phiên bản tâm hồn của tác giả (đặc biệt là nhân vật tiểu tư sản trí thức).

2.2.2. Quan niệm nhân vật về con người trong truyện ngắn Thạch Lam

Thế giới nhân vật của truyện ngắn Thạch Lam nổi lên hai hình tượng cơ bản. Đó là người tiểu tư sản có nét chân thực và gần với cuộc sống đời thường. Thạch Lam thường đặt họ vào những hoàn cảnh thực để từ đó bộc lộ tính cách, tâm lý, tình cảm. Thứ hai là hình tượng người dân nghèo, ông viết với một lòng cảm thông sâu sắc. Đặc biệt với hình ảnh người phụ nữ, Thạch Lam khắc họa bằng tất cả sự trân trọng, yêu quý, nhất là người mẹ.

Theo quan niệm của Thạch Lam: Con người là một phức thể với cả những mặt tốt - xấu, thiện - ác lẫn lộn: "Người ta là một động vật rất phiền phức. Một người rất tốt có thể có những lúc giận dữ, tàn ác, cũng như một kẻ ác có thể có những lúc hiền hậu nhân từ”, "người ta là người với tất cả sự cao quý và hèn hạ của người". Từ quan niệm này về con người, Thạch Lam đi đến quan niệm, trong một tác phẩm "không có nhân vật hoàn toàn", "Các nhân vật hoàn toàn không lấy được cảm tình người đọc". Thạch Lam đã sớm nhận ra tính chất đơn điệu, công thức và tẻ nhạt của loại "Vai chính hoàn toàn". "Đối với một nhân vật hoàn toàn chúng ta có thể phục nhưng mà chúng ta không yêu. Chính vì một nhân vật hoàn toàn và nhân vật không thực, một nhân vật bịa đặt bởi tác giả, vì thế nó không linh động chút nào"[56]. Nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật về con người của Thạch Lam là ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn, chiều sâu nội tâm của con người: "Đối với nhà văn, điều quan trọng là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn". Thạch Lam cảm thấy buồn rầu vì "Có những người sống như cây cỏ, một đời sống tẻ ngắt và khô khan, phẳng lặng như mặt nước ao tù". Ông khẳng định: "Nếu chỉ có ăn với ngủ, với chơi thì cái đời sống đó chẳng có gì đáng quý, cái đời sống cần là đời sống bên trong, cái đời sống của tâm

hồn". Chính từ quan niệm này mà nhân vật trong tác phẩm của Thạch Lam chủ yếu là nhân vật hướng nội. Ông viết về những con người nhỏ bé như là sự tìm kiếm chính mình. Trong Theo giòng Thạch Lam viết: "Theo ý tôi, một tác phẩm nào của nhà văn cũng có chút ít nhà văn ở trong ấy" và khẳng định vị trí quan trọng của tâm hồn tác giả: "Cái thực tài của nhà văn có nguồn gốc ở chính tâm hồn nhà văn" [12]. Đi vào truyện ngắn Thạch Lam ta không gặp những nhân vật hành động, đi lại nói năng ồn ào hay làm những việc to tát cùng đám đông hỗn loạn... Đa số nhân vật của Thạch Lam dường như ít chuyển động, ít sống với xã hội bên ngoài, mà chủ yếu sống với thế giới nội tâm của họ. Đó có thể là nỗi buồn man mác của nhân vật Liên trước giờ khắc của ngày tàn nơi phố huyện; là niềm vui ghé, vui lây của hai chị em Liên khi chờ chuyến tàu mang hơi ấm, ánh sáng từ Hà Nội về (Hai đứa trẻ). Đó có thể là nỗi đắng cay tủi cực của mẹ Lê khi nhìn đàn con lả đi vì đói (Nhà mẹ Lê) hay một sự rung động "khẽ như cánh bướm non" của người đàn ông khi lần đầu tiên làm bố (Đứa con đầu lòng). Cái chết của Dung trong (Hai lần chết), không phải là cái chết về thể xác ở con sông nơi cô trẫm mình, mà là cái chết đau đớn về mặt tâm hồn, tình cảm ở nhà chồng, nơi cô khao khát một sự nhân ái, tình yêu con người mà không có được.

Có thể nói, dù trong cảnh ngộ nào con người trong sự miêu tả của Thạch Lam vẫn luôn hướng về một thế giới tinh thần đẹp đẽ, trong sáng và giàu tính nhân bản. Mẹ Lê sắp chết vẫn cứ ước muốn "giá cứ có người mướn làm" để có tiền nuôi đàn con thơ dại. Hai cô gái trong nhà săm (Tối ba mươi) vẫn hướng về cội nguồn tổ tiên bằng lòng thành kính nâng niu với ước muốn được trở về sống lại "trong một căn nhà ấm cúng sáng đèn, then cửa cài chặt, mọi người đang tấp nập đón năm mới trong sự thân mật và ấm cúng của gia đình"[65]. Giữa cuộc đời thực mà hai cô gái đang phải tồn tại trong đó và tâm hồn họ, luôn có sự đối lập. Trong quan niệm của Thạch Lam, nhân vật phải được nhìn nhận ở nhiều góc cạnh, chiều khía khác nhau và có đời sống tinh thần phong phú. Ở đây ta bắt gặp một nhà văn tha thiết với cái đẹp, cái thiện tiềm ẩn sâu xa nơi con người cho dù họ có là con người chưa hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 45)