Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 90)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KHÁI HƯNG VÀ THẠCH LAM

3.2.2.Ngôn ngữ nhân vật

Trong tác phẩm văn học, thông thường ngôn ngữ nhân vật chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện, nhưng nó lại có khả năng tái hiện một cách sinh động trực tiếp tâm lý nhân vật, trình độ văn hoá, kinh nghiệm cuộc sống và cá tính nhân vật.

3.2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại

"Đối thoại là lời trong cuộc sống giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là phản ứng đáp lại lời nói trước" [21]. Đối thoại trong tác phẩm văn học có thể hiểu là một phần trong nghệ thuật ngôn từ, một thành tố mà chức

năng là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật. Đối thoại nghệ thuật khác với đối thoại thông thường do sự chi phối của vai trò người trần thuật. Nếu như đối thoại thông thường các tham thoại của các cặp trao đáp hoàn toàn ở thế tự chủ khách quan thì đối thoại trong nghệ thuật nhất định phải được khúc xạ tinh vi qua sự điều phối của người trần thuật. Như vậy, đối thoại nghệ thuật là hình thức mới của đối thoại khách quan và trong hình thức mới của nó đối thoại nghệ thuật thường được nhìn nhận không đơn giản ở góc độ ngôn ngữ là các lời phát ngôn giao tiếp qua lại giữa các chủ thể mà rộng hơn, nó phải được xem xét như một phương diện nhằm khám phá nghệ thuật thể hiện cuộc sống của nhà văn.

Truyện ngắn Khái Hưng đã tái hiện một cách khá sống động chân dung của nhiều loại người qua ngôn ngữ của họ: đó là tầng lớp trí thức tiểu tư sản, người dân nghèo, trẻ nhỏ... Ông luôn có ý thức sử dụng ngôn ngữ để khắc hoạ tính cách nhân vật. Lời lẽ của từng loại nhân vật được ông miêu tả xác đáng, hợp lý. Người nông dân lúc nào cũng mang tâm lý tự ti, lo sợ, rụt rè, luôn hiện lên với những ngôn từ thể hiện sự tội nghiệp, đáng thương nhất; trái lại, bọn nhà giàu, địa chủ hách dịch, trịch thượng. Đây là ngôn ngữ của anh chàng nhà giàu Văn quát mắng người phu xe trong truyện ngắn Xanh cà bung: "Đỗ lại! Đỗ lại đây! - Điếc à?... Chỉ cắm đầu chạy tràn! - Trời ơi! Điếc thế, sao không chọn nghề khác mà lại làm nghề kéo xe! Có đủ tiền đổi đồng bạc không!". Đó là ngôn ngữ của Nhân - con ông ký Phan - nổi tiếng độc ác cả vùng chuyên cho vay lấy lãi cao, cắm nhà, cắm ruộng của con nợ - một thứ ngôn ngữ rất hách dịch, lạnh nhạt, vô cảm với cuộc sống nghèo khó của người nghèo:

Khái Hưng thường không dụng công nhào nặn, đẽo gọt câu chữ, ngôn ngữ thường nhật được ông đưa vào tác phẩm một cách chân chất. Nhưng sáng tạo của nhà văn chính là ở sự tổ chức, sắp xếp đối thoại bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, thứ ngôn ngữ phù hợp với cuộc sống, tính cách của họ. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ đối thoại của Khái Hưng, lớp ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật nông dân nghèo cũng rất đặc sắc. Ở đó, trạng thái tâm lý của nhân vật thường được bộc lộ qua giọng điệu của lời thoại. Ví như trạng thái ngao ngán, cơ cực với nỗi lo về cơm áo gạo tiền, về cái nghèo, cái đói của chị Lạc trong Anh phải sống. Sự lo lắng thường bủa vây người nghèo. Cái nghèo làm họ khúm núm, hễ cất lời lên là kể lể, van xin trình bày, thể hiện trạng thái bất an của con người trong

xã hội: "Lạy cậu, cậu thương" (Lòng tốt) hoặc "Thưa các quan, không phải em dám làm sao, nhưng thầy em ốm" (Biến đổi). Trong truyện Xanh cà bung cuộc đối thoại giữa nhân vật Văn và đứa trẻ nấu cơm, rất hồn nhiên, chân thật nhưng qua đó bộc lộ trạng thái buồn man mác vì nghèo đói của người dân lao động cũng như nhân vật Văn: "- Cơm đó có ngon không em?- Thưa thầy, ngon lắm chứ.- Sao cho nhiều nước thế?- Để được nhiều, vì những tám người ăn.- Có món gì không?- Không ạ! Chỉ có thế này, nhưng chiều thì có cá.- Chỉ nấu với nước thôi à?- Có muối nữa chứ... Với lại mắm tôm nữa.- Ngon quá nhỉ!- Có gì mà thầy bảo ngon?- Bây giờ đói kém thợ thuyền ăn kham khổ lắm thầy ạ!". Những đoạn đối thoại gần như triệt tiêu hoàn toàn lời dẫn, chỉ còn âm thanh va đập lại nhau của lời đối thoại gọn và sắc. Đặc biệt, Khái Hưng thành công khi miêu tả ngôn ngữ của tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Ông tỏ ra am hiểu sâu sắc ở tầng lớp này từ suy nghĩ đến lời ăn tiếng nói. Trong truyện Tình tuyệt

vọng, Sóng gió Đồ Sơn, Cái Ve… là cách nói của những con người thuộc tầng

lớp tiểu tư sản thành thị: văn chương, bóng bẩy, hoa mỹ. Một thứ ngôn ngữ "thính phòng, kiểu cách" (Phan Cự Đệ). Sự đối đáp hết sức xã giao, cầu kỳ, kiểu cách, đó là thứ ngôn ngữ sinh hoạt của tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Nó khác hẳn với lối nói bộc tuyệch, suồng sã của người lao động. Nếu trong tiểu thuyết, ngôn ngữ nhân vật của Khái Hưng vẫn còn sáo mòn, xa lạ với đời sống: “- Tôi xin thề với Lan rằng tôi giữ được mãi như thế; tôi viện Phật tổ tôi thề với Lan rằng suốt trong đời tôi, tôi sẽ chân thành thờ ở tâm trí, cái linh hồn dịu dàng của Lan" (Hồn bướm mơ tiên) thì đến truyện ngắn, ngôn ngữ đã có một bước chuyển lớn, gần gũi với ngôn ngữ của đời sống. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn Khái Hưng thường gần với lời ăn tiếng nói của con người trong đời sống thường nhật. Nhà văn chọn lọc lời thoại đạt tới mức độ cá thể hoá cao tính cách nhân vật và qua lời thoại bộc lộ nội tâm nhân vật. Vai trò chủ thể của nhân vật đã được chú ý đề cao. Tiếng nói của nhân vật được xử lý một cách bình đẳng, ngang hàng với các chủ thể có mặt trong thế giới nghệ thuật. Các nhân vật như đang hành động nói năng ngay trước mắt bạn đọc. Người đọc không chỉ hình dung được diện mạo nhân vật mà còn phân biệt được giọng người này với giọng người khác.

Trong truyện của Nguyễn Công Hoan lời đối thoại của nhân vật chiếm tỉ lệ rất cao so với lời của người kể chuyện (trừ một số truyện như Chiếc quan

tài, Thế là mợ nó đi Tây, Phành Phạch...). Ông rất tài dựng đối thoại giữa các nhân vật. Lời đối thoại có tính hành động cao, ngôn ngữ đối thoại gần với ngôn ngữ kịch. Ở các truyện như Tinh thần thể dục, Oẳn tà roằn, Ngựa người

và người ngựa, Thanh! Dạ... nếu lược bỏ đi lời trần thuật rồi ghép nối các lượt

lời trao đáp giữa các nhân vật với nhau, người ta vẫn có một câu chuyện đang vận động và phát triển. Ngôn ngữ đối thoại của Thạch Lam ít và cũng ít có giá trị độc lập so với lời trần thuật. Thông thường để có lời đối thoại, nhà văn tổ chức trước khá nhiều lời trần thuật để tạo hoàn cảnh cho tiếng nói của nhân vật cất lên. Ví dụ như trong Nhà mẹ Lê, sau gần ba trang kể về hoàn cảnh nghèo khó, đàn con đông đúc cả thảy 11 đứa, nhà văn mới để cho lời đối thoại đầu tiên xuất hiện. Lời đối thoại ngắn được nhân vật dùng theo cách nói ngược, nói vui. Nếu tách bỏ lời dẫn trước và sau lời đối thoại trên thì chúng không đủ sức diễn tả tình thương con của người mẹ nghèo, thậm chí có thể hiểu sai tình cảm của nhân vật. Trong Hai lần chết, với ngót ba trang kể về những ngày thơ ấu của Dung chỉ có hai lần xuất hiện tiếng nói của nhân vật - tiếng nói của người mẹ:- Con này sau đến hỏng mất thôi! - May cho con nặc nô ấy làm gì. Để nó làm rách ra à? Lời của người mẹ tự nói lên bao nỗi thua thiệt của Dung từ tấm bé. Nó chứng minh, phụ hoạ thêm cho bao thiệt thòi của Dung mà lời dẫn đang kể. Nếu tách bỏ hai lời thoại đó thì nội dung tự sự cũng không bị thay đổi có chăng chỉ giảm đi sức lay động lòng người trước những bất hạnh của nhân vật.

Nhân vật của Thạch Lam ít đối thoại. Ngay khi đối thoại, lời thoại cũng ngắn, rất ngắn, và cũng chỉ có vài ba lượt lời. Trong một vài trường hợp, lời đối thoại nếu chuyển thành lời nói gián tiếp, hoà vào lời tác giả thì cũng không phương hại gì. Như lời than của mẹ Lê trước khi chết: "Trời ơi! Sao tôi khổ thế này" (Nhà mẹ Lê) hay lời cô đỡ mời Tâm vào thăm con "Mời ông vào, xong cả rồi" (Đứa con đầu lòng). Lời đối thoại của nhân vật có nhiều chức năng trong đó có hai chức năng quan trọng nhất: đưa đẩy câu chuyện vận động phát triển và bộc lộ nội tâm cảm xúc của nhân vật. Lời đối thoại của nhân vật Thạch Lam thiên về bộc lộ nội tâm cảm xúc nhiều hơn. Nhân vật của ông tuy ít đối thoại nhưng lời thoại lại rất có giá trị biểu hiện tâm trạng cảm xúc. Ứng xử ngôn ngữ của nhân vật qua từng hoàn cảnh cụ thể có thể cho chúng ta thấy được tính cách tâm trạng nhân vật một cách rõ nét. Lời đối thoại

của Tân trong Trở về cho thấy rõ đây là cuộc trò chuyện bắt buộc không mấy hào hứng đối với anh ta. Tân muốn lấp liếm những tình cảm nhạt nhẽo với mẹ đẻ, với cội nguồn, thờ ơ trước bao nỗi rưng rưng xúc động của người mẹ già nua sau sáu năm trời mới được gặp con. Trong cuộc đối thoại với vợ, Tân chưa tìm được mối liên hệ tình cảm với đứa con bé nhỏ hay khóc quấy phiền nhiễu. Lời nói của anh tự bộc lộ tâm trạng khó chịu, không thích gần gũi con, không thích làm những công việc giản đơn mà hạnh phúc của người cha. Nhưng bí mật nội tâm của nhân vật vô tình đã bị bộc lộ. Như trạng thái ngạc nhiên bất ngờ của Mai trước hành động của Sinh (Đói) - "Ô hay, anh làm sao thế? "; trạng thái sửng sốt sợ hãi của Bình khi thấy Bào đến từ biệt với giọng yếu ớt, phều phào như người hết hơi, "Chết chửa, anh làm sao thế?" Người

bạn trẻ. "Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì?" hay trạng thái ngao ngán,

chán chường của chị Tý trong Hai đứa trẻ.

Trạng thái tâm lý của nhân vật bộc lộ rõ nhất ở giọng điệu của lời thoại. Chẳng hạn giọng nhẫn nhục cam chịu của mẹ Lê: "Một buổi chiều, mà đàn con nhịn đói đã suốt buổi, bác Lê vá lại manh áo rét, gọi đứa con cả đến rồi bảo: "Ở nhà trông các em, tao vào ông Bá xem có xin được ít gạo nào không

(Nhà mẹ Lê). Mặc dù cậu con cả đã nhắc lại rằng, người ta không cho và rất

có thể cậu Phúc sẽ thả chó ra cắn, nhưng mẹ Lê vẫn nhẫn nhịn, chấp nhận chịu đựng để có gạo cho các con ăn. Trạng thái tâm lý của nhân vật trong đối thoại có khi được nhà văn biểu thị trực tiếp bằng các từ ngữ trong lời dẫn. Ví dụ vú già "buồn rầu" hỏi Dung: "cô đã tỉnh hẳn chưa? " Bà mẹ chồng thì "gay gắt": "cô định tự tử để gieo tiếng xấu cho tôi à? nhưng đời nào, trời có mắt chứ đã dễ mà chết được. Thế bây giờ cô định thế nào? định ở hay định về?"; Dung "buồn bã" trả lời: "con xin về" (Hai lần chết). Tương tự như vậy ở Một

đời người trạng thái nội tâm của Liên cũng được biểu hiện qua những lời dẫn

thoại: "ghê sợ" khi thấy cái giọng "dịu dàng" của mẹ chồng; "hốt hoảng", "sợ hãi" khi mẹ chồng hỏi có phải nàng sẽ đi Sài Gòn theo Tâm và "khinh bỉ" trước những lời thoá mạ, những hành động thô bạo của Tích, chồng nàng. Ở truyện Cái chân què trạng thái uất ức, chua chát, căm hờn của Minh cũng được biểu thị bằng tính từ ngay trong lời dẫn: Minh "tấm tức" trả lời câu hỏi của "tôi", "trầm ngâm" nói, "buồn rầu" và "thong thả" trả lời. Có khi trạng thái tâm lý nhân vật được chính nhân vật nói ra bằng ngôn ngữ cụ thể, chính xác

trong từng lời thoại như lời Huệ trong Tối ba mươi: "Liên, khóc làm gì nữa, buồn lắm" hoặc lời Minh trong Cái chân què, "anh không biết, tôi chơi bời để khuây khoả nỗi buồn và để quên đi"; lời Liên trong Một đời người: "các chị bây giờ về nhà, chắc chồng con vui vẻ lắm, chỉ có em là khổ thôi" hoặc lời Thanh trong Một cơn giận: "cái kỷ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi đến bây giờ, rõ rệt như cái việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách dễ dàng. Và mỗi lần nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia tôi lại thấy đau đớn trong lòng như có một vết thương chưa khỏi".

Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Thạch Lam không phải là phát ngôn cho một tính cách mà là lời nói bộc lộ nội tâm với những trạng thái tâm lý cụ thể và phức tạp. Có khi trạng thái tâm lý của nhân vật không chỉ bộc lộ trong lời thoại mà còn được tác giả "hỗ trợ" bằng lời dẫn. Điều này hoàn toàn thống nhất với ngôn ngữ trần thuật của nhà văn: từ ngữ nhằm biểu thị trạng thái tâm lý, cảm giác, cảm xúc là chính yếu.

3.2.2.2. Độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động, cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Độc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật độc đáo của nhà văn nhằm khám phá chiều sâu bên trong của nhân vật. Thông qua lời độc thoại nội tâm, người đọc thấy được bản chất nhân vật, thế giới tâm hồn, trí tuệ và những diễn biến tâm lý mà nhân vật không biểu lộ ra bên ngoài.

Khái Hưng đã sử dụng khá thành công thủ pháp độc thoại nội tâm. Khảo sát truyện ngắn Khái Hưng, độc thoại nội tâm xuất hiện không nhiều bằng đối thoại, nhưng mỗi khi thủ pháp này xuất hiện, nó đều thể hiện thế giới nội tâm nhân vật hết sức phong phú. Mặt khác, độc thoại nội tâm tuy ít xuất hiện, nhưng lại có nhiều dạng thức thể hiện khác nhau.

Độc thoại nội tâm được thể hiện xen kẽ giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Truyện ngắn Bến đò năm xưa, nhân vật Nguyên mông lung suy nghĩ. "Hình như ta đã để ở nơi này một kỷ niệm trong giây phút... Thì ra dưới trời này, mọi vật không bao giờ thay đổi...". Thế rồi Nguyên lên xe: "Cái xe gỗ lạch cạch, lắc lư, nhảy trên con đường đất gồ ghề, lồi lõm, không mấy khi được hân hạnh có chiếc ô tô qua lại. Nhưng Nguyên không

thấy khó chịu như ở quãng đường bên kia sông... Và chàng nghĩ thầm: Sau mười lăm, mười sáu năm, người ấy còn nhớ mình mặc áo tơi da và cái vali của mình có quai! Người ấy lại nhớ cả mình vui tính nữa". Ở đây, tác giả sử dụng hai thủ pháp, biểu hiện và tự sự được sử dụng kết hợp và xen kẽ. Ý nghĩ của Nguyên được biểu hiện qua ngôn ngữ của nhân vật xen kẽ với ngôn ngữ tác giả. Trong nhiều hoàn cảnh, tình huống, độc thoại nội tâm còn được thể hiện dưới dạng nhân vật tự đối thoại với chính mình. Thu Cúc trong Sóng gió

Đồ Sơn rất thương cảm cho mối tình chân thành của Văn Hải dành cho bạn

mình mà không được đáp lại. Nàng miên man một mình: "Đáng thương! con người đa tình mà lại đi yêu một tảng đá! rồi mình cũng khéo cảm động hão. Nhưng cũng nên bảo cho anh ta biết mà thôi đi, đừng đeo đuổi nó vô ích mãi. Phải đấy, ta làm phúc bảo giùm!... hay ta hoạ một bài thơ chơi!". Những dòng độc thoại nội tâm đem đến chiều sâu cho những miêu tả trong tác phẩm. Lúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 90)