Vài nét về truyện ngắn Tự lực văn đoàn

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 27)

VÀ TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG, THẠCH LAM 1.1 Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc

1.2.1.Vài nét về truyện ngắn Tự lực văn đoàn

Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng, chủ yếu từ những năm đầu của thế kỷ XX, phát triển rực rỡ trong những năm 1930 - 1945, trong đó truyện ngắn Tự lực văn đoàn góp phần tạo nên một diện mạo mới, phong phú, đa dạng. Thống kê truyện ngắn trong cuốn Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ năm 1933 (thành lập Tự lực văn đoàn) đến năm 1945 (năm Tự lực văn đoàn ngừng hoạt động kết thúc văn học tiền chiến cho thấy kết quả cụ thể như sau:

Nếu thống kê theo thư mục in trong Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam

(từ cuối thế kỷ XIX đến 1945) thì đóng góp của Tự lực văn đoàn đối với các

thể loại nói chung và truyện ngắn nói riêng cũng không nhỏ. Tự lực văn đoàn có 16 tập truyện ngắn trong tổng số 78 tập của cả nước, chiếm 20,5%.

Trong số 8 thành viên chính thức của Tự lực văn đoàn thì đã có tới 7 người viết văn xuôi và truyện ngắn (trừ Tú Mỡ). Tác giả viết ít nhất là 1 tập (Xuân Diệu), nhiều nhất là 8 tập (Khái Hưng), trung bình là hai, ba, bốn tập. Mỗi người đều có vị trí và phong cách riêng. Hơn nữa họ còn đứng đầu một số khuynh hướng truyện ngắn trong tiến trình chung của thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại nửa đầu thế kỷ XX.

Ngoài hai cây bút Khái Hưng và Thạch Lam mà luận văn dành khảo sát riêng, nhiều cây bút văn xuôi Tự lực văn đoàn cũng sáng tác truyện ngắn và ở những mức độ khác nhau đều có những thành công nhất định.

Nhất Linh "cây bút trụ cột" của Tự lực văn đoàn sau nhiều tập tiểu

Từ 1933 - 1945 Cả nước Tự lực văn đoàn Tỷ lệ % (TLVĐ)

Tác giả viết truyện ngắn 29 7 24,1%

Số tập truyện ngắn 51 16 31,3%

thuyết Đời mưa gió, Nắng thu, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng... từ 1936 cũng tham gia viết truyện ngắn. Truyện của Nhất Linh đăng trên báo Ngày nay, sau được tập hợp in trong hai tập Tối tăm (1936) và Hai buổi chiều vàng (1937). Truyện ngắn Hai vẻ đẹp mang ý nghĩa như một lời tuyên ngôn nghệ thuật, Nhất Linh muốn gửi gắm những suy nghĩ của ông về vấn đề nghệ thuật với nhân sinh và sự day dứt của những người tiểu tư sản trí thức với cuộc sống "tối tăm" của người dân quê. Đỗ cử nhân Luật từ Pháp trở về, nhưng Doãn không ra làm quan mà ham mê vẽ tranh. Chỉ khi tiếp xúc với cuộc sống "bùn lầy nước đọng", Doãn phát hiện ra những gì mình vẽ cách bức và không giống với đời sống thực, chàng bỗng thấy nghệ thuật hết ý nghĩa, cuộc sống bên gia đình mẹ nuôi giàu có hết thơ thới. Doãn cảm nhận về hai thế giới khác biệt, đối lập và cảm thấy cái nghệ thuật của chàng không khác gì bức tường cao kín kia bấy lâu đã che khuất mắt chàng không cho nhìn thấy những cảnh tiều tuỵ bên ngoài". Doãn không muốn "cái đời đầy đủ sung sướng trên sự thiếu thốn của người khác". Và thấy "cái vô lý của công việc chàng mê man đi tìm những ánh sáng huyền ảo trên các nóc tranh, không bao giờ tưởng đến sự thực ảm đạm, cuộc đời tối tăm dưới những mái tranh ấy. Nghệ thuật, mục đích đi tìm cái đẹp lúc đó đối với chàng chỉ là một sự mỉa mai, đau đớn". Ngoài Hai vẻ đẹp, phần lớn truyện còn lại trong tập Tối tăm viết về "những cảnh tối tăm của mấy hạng người trong xã hội": tình cảnh nghèo khó đến khánh kiệt của Trọng

(Nghèo); sự đối xử bất công của xã hội đối với những người nghèo (Hai cảnh

ngoài phố); về số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ (Hai chị em,

Tiếng kêu thương). Qua những cảnh ngộ, những mảnh đời bất hạnh ấy, Nhất

Linh muốn gửi gắm những triết lý nhân sinh của mình. Ông có ý thức cảm thông chia sẻ với những người "dưới đáy" nghèo khổ và bất hạnh. Tuy nhiên, sự xót thương ấy ít nhiều vẫn chỉ là sự xót thương của những người thuộc tầng lớp trên với những "hạng người thấp kém hơn mình".

So với Tối tăm, Hai buổi chiều vàng đề cập đến nhiều vấn đề và được viết bằng nhiều bút pháp khác nhau. Theo Vũ Ngọc Phan, những truyện trong tập này "có những tính cách khác hẳn những truyện trong tập Tối tăm. Hai

buổi chiều vàng là một câu chuyện tình nhẹ nhàng trong sáng. Cái tẩy vừa

mang tính chất luận đề vừa ẩn chứa chất triết lý nhân sinh, không nên đi tìm hạnh phúc ở đâu xa mà "Hạnh phúc ở ngay trong lòng mình". Vết thương

Mười năm qua lại đậm chất trữ tình, mang tới cho người đọc sự thương cảm man mác... Quả là so với tiểu thuyết, vốn là thể loại "sở trường", truyện ngắn của Nhất Linh "không bằng truyện dài", nhưng đúng như đánh giá của Vũ Ngọc Phan, Nhất Linh "cũng có tài viết truyện ngắn".

Hoàng Đạo viết ít truyện ngắn, tuy nhiên chỉ với tập Tiếng đàn (1941), gồm 13 truyện, cũng có thể thấy được nét riêng trong phong cách của cây bút này. Phần lớn truyện trong Tiếng đàn không có cốt truyện, chỉ diễn tả tâm trạng của nhân vật: Một Tiếng đàn, giọng hát của cô kỹ nữ "như tiếng than của thời đại", khơi dậy những tình cảm thiết tha với quê hương, đất nước trong lòng Xuân; những cuộc đấu tranh thầm lặng của Bằng (Ánh sáng) trước những cám dỗ của đời sống vật chất để giữ lấy cái vui, cái đẹp, cái thanh thản cho mình; tâm trạng của một người vì không chịu luồn cúi đã từ quan để được sống cuộc đời tự do trong sự hoà đồng với thiên nhiên (Tiếng sáo thiên thai); câu chuyện đầy ý nghĩa nhân văn về cuộc đời một nhà sư chân tu (Sắc

không)... Một số truyện lại đề cập đến số phận bất hạnh của những người

nghèo trong xã hội, đó là số phận của gia đình chị Tạc (Một gia đình), của gia đình anh Minh bị tan nát, bị nhấn chìm trong dòng nước lũ (Dưới làn sóng)... Truyện của Hoàng Đạo phần lớn không có những xung đột, kịch tính gay gắt mà chỉ như những lời thủ thỉ tâm tình, thuật lại một tâm trạng hay một cảnh ngộ... Truyện thường man mác, nhưng có sức gợi, giúp người đọc phải suy ngẫm về cuộc đời, lẽ đời. Kiểu truyện không có cốt truyện này cũng là một trong những cách tân đáng kể của truyện ngắn Tự lực văn đoàn theo hướng hiện đại hoá.

Thế Lữ nổi tiếng với Thơ mới, nhưng cũng có những đóng góp đáng quý trong thể loại truyện ngắn qua các tập: Ba hồi kinh dị (1931), Bên đường thiên lôi (1936), Gió trăng ngàn (1941). Truyện của Thế Lữ phần lớn là truyện kinh dị, viết về những con người và sự việc rùng rợn, khác thường, trong đó có những truyện hay, Vũ Ngọc Phan từng đánh giá cao trong Nhà văn hiện đại. Theo Vũ Ngọc Phan hai truyện hay hơn cả trong mảng truyện này của Thế Lữ

Hai lần chếtÔng Phán nghiện.Hai lần chết là câu chuyện về Tâm - một

người thông thái, giỏi về khoa học và sống tử tế với mọi người. Tâm cộng tác với Mão, hai người cùng chí hướng và thề cùng suốt đời hy sinh cho khoa học. Trong một lúc cao hứng, Tâm viết chúc thư sẽ trao lại gia tài và sự

nghiệp khoa học cho Mão, nếu qua đời. Rồi một lần, do làm việc căng thẳng, Tâm ngất xỉu. Mọi người tưởng Tâm chết, vội liệm anh vào quan tài. Đêm hôm đó tỉnh lại, Tâm thấy Mão đang ngồi bên quan tài của mình, chăm chú xem tờ di chúc. Thấy Tâm hồi tỉnh, Mão tàn nhẫn tìm cách giết hại anh. Điên lên vì sự hiểm độc, tàn ác của Mão, Tâm vùng hết sức bóp chết Mão và cho vào quan tài rồi đi tự thú. Ra toà Tâm được trắng án, nhưng từ đó, sống ẩn dật, không muốn tiếp xúc với ai. Ít lâu sau, Tâm chết, gục đầu bên tờ chúc thư để lại di sản cho viện Tế bần. Lần này Tâm chết thật. Còn Ông Phán nghiện kể về một người kỳ quái, sống đơn độc và kỳ dị trong một căn nhà lá biệt lập. Thời trẻ, ông đem lòng yêu thương tha thiết một cô gái, nhưng cô đã lừa dối ông. Từ đó, ông Phán căm ghét đàn bà. Ông chỉ còn thú vui duy nhất là bàn đèn thuốc phiện và bầu bạn với con rắn cạp nong rất to. Lâu dần con rắn cũng nghiện và khi ông Phán qua đời, con rắn cũng trở nên đờ đẫn vì thiếu thuốc. Truyện kinh dị của Thế Lữ thường hấp dẫn và kích thích được sở thích của lớp công chúng đương thời, đặc biệt những truyện ghê sợ nhưng được giải thích bằng cơ sở khoa học. Óc quan sát tinh tế và sự nhạy bén khi nắm bắt, khai thác các sự việc ly kỳ đã tạo nên thành công cho truyện của Thế Lữ. Vũ Ngọc Phan đánh giá: "Đọc truyện Hai lần chết, tôi phải nhớ đến những truyện lạ lùng của Edgar Poe, và đọc truyện Ông Phán nghiện, tôi phải nhớ đến những truyện kỳ quái của Hoffmann" [81]. Ngoài những truyện bí hiểm và kinh dị, Thế Lữ còn có mảng truyện được viết theo phong cách trữ tình lãng mạn, phần lớn được tập hợp trong tập Gió trăng ngàn, gồm 8 truyện. Các truyện đều được xây dựng trên bối cảnh thiên nhiên rừng núi hoang dã và thơ mộng. Nhân vật chính trong hầu hết các truyện là cô gái Thổ có vẻ đẹp mê hồn và tính cách khác lạ. "Mỗi câu chuyện như một bài thơ gọn gàng, xinh xắn", "một bài thơ mộc mạc và trong trẻo như tâm hồn cô gái Thổ". Với những sáng tác độc đáo của ông, Thế Lữ đã đem đến một vẻ lạ, đầy hấp dẫn cho truyện ngắn Tự lực văn đoàn nói riêng, truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói chung.

Xuân Diệu là thi sĩ "mới nhất trong những nhà thơ mới", tuy nhiên ở thể loại truyện ngắn ông cũng đã để lại dấu ấn riêng với tập truyện Phấn thông vàng, gồm 10 truyện, trước đó được in rải rác trên báo Ngày nay. Truyện của Xuân Diệu được viết bằng phong cách riêng, đúng như ông đã viết trong lời

tựa Phấn thông vàng: "Ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn". Xuân Diệu ít viết về những cảnh đời thực, truyện của ông chủ yếu là những cảm xúc của tâm hồn văn nhân trước cuộc sống, trước những cảnh đời thực đó. Truyện lấy tên cho cả tập Phấn thông vàng là tâm trạng của một người hoạ sĩ. Sau bao lần thất bại trong tình yêu, chàng chán nản, tuyệt vọng "lòng mệt mỏi và trống không như một toà lầu bị cướp". Nhưng rồi vào một ngày hè rực rỡ, chàng tìm đến một rừng thông để vẽ. Cảnh đẹp của rừng thông đang toả nhị phấn vàng đã đem lại những cảm xúc mới mẻ trong tâm hồn, gợi khơi lại tình yêu và niềm vui sống trong người hoạ sĩ lãng mạn và đa tình ấy. Qua câu chuyện về

Tư (Người học trò tốt), người đọc cảm nhận được một tâm trạng phổ biến của

tầng lớp tiểu tư sản đương thời. Tư là học trò thông minh, suốt ngày chỉ vùi đầu vào sách vở. Hai mươi ba tuổi, Tư đã có tất cả: giàu sang, vinh hiển, bằng cấp, ngôi bậc... nhưng "khi chàng thành công là chàng thất bại hẳn" bởi nguồn nhựa sống đã khô héo, cạn kiệt trong Tư. Bên cạnh dạng truyện "chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn ấy", Xuân Diệu cũng có một số truyện viết về những "nỗi đời cay cực đang giơ vuốt", về cảnh sống lầm than, lay lắt, tủi nhục của tầng lớp đói nghèo như: Thương vay, Cái hoả lò, Đứa ăn mày, Toả nhị kiều. Mỗi câu chuyện một cảnh ngộ - những con người hoặc sống trong cuộc sống tù túng, tẻ nhạt "không ánh nắng, chẳng hương người" (Toả nhị kiều); hoặc sống trong cảnh nghèo túng, thua thiệt đầy ngang trái của kiếp lẽ mọn (Cái

hoả lò)... Phấn thông vàng, hiển hiện một hiện thực tẻ nhạt buồn chán. Truyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của Xuân Diệu đẫm chất thơ, với sự chau truốt tinh tế từ câu văn đến hình ảnh. "... Nó là những bài thơ trường thiên không vần, không điệu, nó là những bài thơ tự do để phô diễn hết cả cảm tưởng của tác giả về nhân vật, tuy chỉ có những cuộc đời rất nhỏ, nhưng gợi hứng cho thi nhân lại nhiều... Phấn thông vàng (1939) không phải hạng sách yêu dấu của tất cả mọi người, nó thuộc loại sách của người ưa suy nghĩ, muốn sống một đời sống tinh thần đầy đủ" [81]. Dù chỉ với một tập, mười truyện ngắn, Xuân Diệu cũng đã đóng góp với Tự lực văn đoàn, với truyện ngắn Việt Nam hiện đại một phong cách truyện ngắn trữ tình độc đáo.

Qua một số cây bút chủ chốt và một số tác phẩm tiêu biểu của truyện ngắn Tự lực văn đoàn, có thể thấy, tuy cùng một văn đoàn, cùng tôn trọng tôn chỉ, mục đích chung của cả nhóm, nhưng bằng tài năng và cá tính sáng tạo,

mỗi cây bút truyện ngắn lại để lại dấu ấn và những đóng góp riêng đặc sắc. Khuynh hướng sáng tác của Tự lực văn đoàn là lãng mạn nhưng trong sự giao lưu ảnh hưởng của các trào lưu văn học hiện thực, cách mạng cùng thời và tiếp nhận ảnh hưởng phong trào Mặt trận dân chủ 1936-1939, nhiều truyện ngắn của Tự lực văn đoàn đã có nội dung xã hội tiến bộ. Ở một số cây bút, một số truyện, do vậy có thể thấy khá rõ sự cộng hưởng của cả hai dòng bút pháp hiện thực và lãng mạn. Những tìm tòi cách tân của các nhà văn trong Tự lực văn đoàn rất đáng kể, thể hiện trên nhiều phương diện: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu... Có thể nói, các cây bút truyện ngắn Tự lực văn đoàn đã góp phần đáng kể hiện đại hoá thể loại truyện ngắn. Nhiều tìm tòi, thể nghiệm của truyện ngắn Tự lực văn đoàn như: truyện không có cốt truyện, truyện tâm tình, cốt truyện tâm lý, nghệ thuật trần thuật (độc thoại nội tâm, khám phá chiều sâu tâm hồn nhân vật...) đến nay vẫn là những phương thức nghệ thuật giàu hiệu quả.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 27)