Đặc điểm Truyện ngắn Khái Hƣng và Thạch Lam

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 32)

VÀ TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG, THẠCH LAM 1.1 Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc

1.2.2.Đặc điểm Truyện ngắn Khái Hƣng và Thạch Lam

Trong Tự lực văn đoàn, Khái Hưng và Thạch Lam là hai cây bút viết hay, viết khoẻ để lại một số lượng tác phẩm không nhỏ với đủ thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, phóng sự, bút ký, kịch, thơ, phê bình, tiểu luận... trong đó truyện ngắn chiếm một vị trí quan trọng, thu hút được sự cảm mến của đông đảo bạn đọc. Với những sự cách tân táo bạo, vào cái thời buổi loạn lạc, sự mâu thuẫn lúc nào cũng khiến con người có thể rơi vào bế tắc, tuyệt vọng, những tác phẩm văn chương lãng mạn tuy không thôi thúc tầng lớp tiểu tư sản đứng lên đấu tranh giành lại sự tự do nhưng phần nào cũng góp phần giải tỏa những dằn vặt nội tâm. Giai đoạn của những năm đầu thế kỷ XX là sự giao thời, tất cả mọi điều đều có phần thống nhất theo một quy luật chung, ấy là sự tìm tòi, thể nghiệm. Khái Hưng và Thạch Lam, hai tác giả tiêu biểu của Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp đáng kể, quan trọng trong tiến trình phát triển đa dạng, rực rỡ sắc màu của văn chương đầu thế kỷ XX.

1.2.2.1.Truyện ngắn Khái Hưng

Khái Hưng (1896-1947), tên thật là Trần Khánh Giư, quê quán tại làng Cổ Am huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng), sinh trưởng trong một gia đình quan lại phong kiến. Thời niên thiếu học ở trường Trung học Anbe Xarô (Hà Nội). Sau dạy học ở trường tư thục Thăng Long (Hà Nội).

Năm 1930 bắt đầu tham gia làm báo, viết văn. Năm 1933 tham gia nhóm Tự lực văn đoàn và trở thành cây bút chủ chốt của nhóm. Văn nghiệp của Khái Hưng khá đa dạng và ông đã gặt hái nhiều thành tựu ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tiểu luận phê bình,... trong đó truyện ngắn là thể loại ông đạt nhiều thành công với những tập như: Dọc đường gió bụi (1936) Anh

phải sống (1937), viết cùng Nhất Linh, Tiếng suối reo (1937), Đợi chờ (1941),

Cái ve (1944). Có thể nói, truyện ngắn Khái Hưng không nằm ngoài nguyên

tắc sáng tác chung của trào lưu Tự lực văn đoàn, nhà văn đã phản ánh những đổi thay của thời đại: đả kích xã hội phong kiến thực dân, giải phóng tình yêu, ca ngợi hôn nhân tự do của con người, trân trọng và đề cao truyền thống văn hoá của dân tộc. Ông luôn chú ý học tập kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống, đồng thời có sự cách tân độc đáo để tạo nên những “truyện ngắn tuyệt hay”, có giá trị lâu bền.

* Phê phán xã hội phong kiến

Nếu trong tiểu thuyết, Khái Hưng đả phá chế độ đương thời thông qua việc lên án lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do hôn nhân (Nửa chừng xuân) thì trong các truyện ngắn, nhà văn cũng tập trung vạch trần sự thối nát, lạc hậu, độc ác, xấu xa của xã hội phong kiến. Khái Hưng đã miêu tả tường tận sự bóc lột tàn nhẫn của bọn địa chủ đối với dân nghèo. Ông Ký Phan trong Lòng tốt: “… nhờ việc bán rượu ty trong gần hai mươi năm, đã trở nên giàu có nhất vùng: khắp các phủ, huyện gồm tỉnh lỵ chẳng mấy nơi là không rải rác có ruộng của ông ta. Những người vay nợ cầm cố kể có hàng trăm, hàng nghìn, ngày ngày đến chực ở nhà ông ta như chực ở công đường phủ, huyện”. Cái chế độ địa tô, cho vay nặng lãi đã làm tha hoá con người. Con người trở nên tàn nhẫn và độc ác. Ở khắp nơi, ai cũng biết tiếng ác của con ông Ký Phan. Xã hội thối nát, đảo điên đã sản sinh ra những con người lừa lọc, đặt đồng tiền lên trên phạm trù đạo đức, lấy việc làm giàu làm mục đích, làm lý tưởng sống, như ông Hàn Năm trong Tống tiền là nhà cự phú, nhờ về cho vay nặng lãi hơn là nhờ về buôn bán mà trở nên giàu có bạc vạn. Ở vùng, ai ai cũng biết ông là người keo bẩn. Ngoài cái thú là tích của làm giàu, ông ta chẳng còn một thú vui nào khác. Đó là hình ảnh của những con người đặt đồng tiền, lợi lộc lên trên hết, sẵn sàng chà đạp lên số phận bi thảm của những kẻ cố nông bần cùng, mạt hạng. Nhà văn không chỉ miêu tả, tường thuật mà qua những trang viết tưởng như chỉ là sự phơi bày

nhẹ nhàng, khách quan, đã ẩn chứa sự căm giận, lên án, tuy chưa mạnh mẽ nhưng phần nào đã khẳng định thái độ thiết tha bênh vực cho những người dân thấp cổ bé họng. Giai cấp bóc lột sẵn sàng chà đạp lên lương tâm, bán rẻ linh hồn để cướp bóc, đẩy dân nghèo đến bước đường cùng "Không có tiền thì viết văn tự tiến chỉ bán ruộng" - đó là bi kịch của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8. Đây là sự bênh vực quyết liệt của nhà văn đối với sự đày đoạ, đau thương của người dân nghèo khổ.

Không chỉ đả kích bọn địa chủ áp bức, Khái Hưng còn mỉa mai tố cáo những hủ tục, những thói hư tật xấu trong xã hội cũ. Khác với Ngô Tất Tố - nhà văn cùng thời, khi miêu tả những hủ tục ở nông thôn trong việc cúng tế thành hoàng với tất cả những phiền hà, sách nhiễu mà dân quê phải chịu "Tuần nào tiết ấy, dân làng cứ theo lệ mà sắm sửa, lệ đáng giết lợn thì giết lợn, lệ đáng giết trâu thì giết trâu "đến việc luật lệ của người thủ từ co việc đèn hương "Quanh năm người thủ từ phải ngủ ở đình hay ở đền. Làng nào lệ ngặt, thì thủ từ lúc nào cũng phải bận quần đỏ, bước xuống đất phải đi giày hay dép, ra sân ra đường phải đội nón. Thủ từ mà có vợ chửa thì làng ăn vạ". Ngô Tất Tố trực tiếp phê phán những hủ tục lạc hậu ở nông thôn đã bắt nông dân phải chịu những sách nhiễu, phiền hà thì Khái Hưng, với giọng điệu mỉa mai châm biếm đã phê phán trò lừa bịp của bọn thực dân phong kiến lợi dụng sự mê tín của dân chúng để thực hiện chế độ ngu dân, bóc lột như trong truyện ngắn Tế Thành hoàng. Với lối viết giản dị, hài hước, sự phê phán của tác giả ẩn dấu dưới những câu văn lạnh lùng: “Dân làng Tiền cũng không ai phàn nàn về cái thiêng của ngài. Trái lại, người ta còn lấy làm hãnh diện được thờ một vị thần mà khắp vùng đều kính sợ. Không phải sợ bóng sợ vía, nhưng sợ những sự tác oai hiển hiện trước mắt. Một lần, một đứa trẻ chăn trâu trèo lên cây muỗm trước miếu, đã bị ngài quật ngã chết tươi. Lại một lần một con bé bế em đi xem rước giơ tay chỉ trỏ kiệu ngài, bị ngài hành cho một trận ốm thập tử nhất sinh - câu chuyện mà người ta hay kể nhất, kể với một giọng rụt rè, kinh hãi, là câu chuyện ông tiên chỉ đương đứng đại bái tế ngài, bị ngài phạt ngã gục bất tỉnh... Tất cả sự uy linh đó đã bị Khái Hưng hạ bệ bằng sự việc có thật do ông tiên chỉ làng Tiền kể lại trong lúc say rượu. Đó là lúc ông ta đang đứng tế thì chun quần bị đứt, ông ta giả vờ ngất xỉu để quần không bị tụt. Vẫn giọng điệu mỉa mai, châm biếm, thoạt nghe là những câu chuyện

phiếm, mua vui nhưng ẩn chứa sau đó thái độ phê phán của nhà văn đối với những hủ tục lạc hậu, mê muội của nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Bao quát hơn, sâu rộng hơn, tác giả phê phán cả một triều đình phong kiến thực dân thối nát, rối ren vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, tất cả chỉ giống như một trò đùa bất lương.

* Ca ngợi tình yêu thuỷ chung, trong sáng

Bên cạnh những sáng tác mang tính chất đả kích, lên án, ngòi bút của Khái Hưng còn chứng tỏ sự đa dạng, phong phú của những đề tài thể hiện. Mảng sáng tác dành được sự mến mộ đông đảo của nhà văn chính là những sáng tác viết về tình yêu đôi lứa. Khái Hưng truyền đến độc giả sự rung động, cảm giác yêu thương, nhớ nhung, khát khao của các nhân vật, những cảnh ngộ, và hơn hết là những tình yêu mãnh liệt. Có thể thấy tình yêu là một trong những đề tài chính trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn. Các nhà văn đã đề cập đến những khát vọng tự do hôn nhân, hướng tới giải phóng cá nhân con người. Chủ đề này được Khái Hưng tiếp tục khai thác ở thể loại truyện ngắn. Nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nhận xét: “Nhà văn mà được nam nữ thanh niên yêu chuộng, được họ coi là người hiểu biết tâm hồn họ hơn cả, có lẽ chỉ Khái Hưng... Khái Hưng là văn sỹ của thanh niên Việt Nam cũng như Alfred de Musset là thi sỹ của thanh niên Pháp thủa xưa” [91].

Khái Hưng là nhà văn của nam nữ thanh niên không chỉ vì ông viết nhiều mà còn viết hay và sâu sắc về tình yêu với những cung bậc cùng những trạng thái tinh vi nhất của tình cảm. Không phải ngẫu nhiên mà trong cuốn Bình

giảng về tự lực văn đoàn - Nhà xuất bản Tân Việt 1958, tác giả Nguyễn Văn

Xung đã đánh giá cao vai trò của Khái Hưng: "nhà văn ý nhị vào bậc nhất của

chúng ta hiện nay". Đó là tình yêu "bất vong, bất diệt" của sư Tuệ trong

truyện ngắn Tình tuyệt vọng, tình yêu như một triết lý, một lẽ sống cuộc đời. Khái Hưng đề cao cuộc sống cá nhân thực tại với những cảm xúc, tình cảm của chính bản thân mình. Mối tình của Khánh (tên tục của sư Tuệ) và người vợ bạn là mối tình trong sáng, cao thượng, mặc dù người đàn bà ấy có đáp lại tình yêu của Khánh hay không, Khánh không một lần tự hỏi. Lúc nào Khánh cũng sống trong yêu đương, và yêu đương choán cả tâm hồn chàng... Chất lãng mạn ngày một tăng thêm. Người thiếu phụ ấy cũng yêu chàng nồng nàn. Nhưng "bao tính tình cao thượng đã đủ thì giờ... họ đã thấy lòng nhau thì một

tính tình mới vụt nảy nở rất mãnh liệt trong hai tâm hồn. Đó là lòng hi sinh: họ cùng cố quên nhau". Câu chuyện có phần khiên cưỡng, rõ nét chủ quan của nhà văn nhưng qua một số truyện ngắn khác, chúng ta thấy Khái Hưng luôn đề cao tình yêu chân chính, đề cao những cảm xúc trong sáng và tình cảm cao thượng của con người. Linh trong Đợi chờ là một chàng trai chung tình, chàng gặp Phụng tình cờ trong một lần xe Phụng hết xăng gần trang trại của chàng. Chàng cho cô gái mấy lít xăng và mời cô vào trang trại chơi, tình cảm của Linh thật lạ lùng.Với Linh, đó không phải đơn thuần là tình yêu sét đánh dễ đến, dễ đi, mà chỉ trong giây phút Linh đã gặp được người tri âm tri kỷ. Tình cảm ấy không dễ phai nhoà bởi năm tháng và sự xa cách. Đã hai năm chàng chờ đợi, mong ngóng người ấy như vạn vật trầm ngâm mong ngóng xuân về. Có thể thấy tình cảm của Linh dành cho Phụng thật chân thành, mộc mạc. Chàng chờ đợi người xưa quay trở lại, dù Phụng không một lời thề hẹn với chàng nhưng trong lòng chàng, kỷ niệm ăn sâu vào tâm khảm. Chàng sống với kỷ niệm xưa ngọt ngào để nuôi hi vọng Phụng sẽ quay trở lại.

Khác với Xuân Diệu khi thi sỹ quan niệm: "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở” Khái Hưng cho rằng tình yêu phải gắn liền với hạnh phúc hôn nhân. Ông khát khao kéo con người trở về với thế giới thực tại, xây dựng một thiên đường tình ái ngay trên chính mảnh đất thân quen. Tình cảm vợ chồng sẽ chắp cánh cho tình yêu bay cao hơn, viên mãn hơn. Truyện Bên giòng Hương

Giang đã vẽ lên tổ ấm của đôi uyên ương Vinh Sơn và Diễm Lan. Khái Hưng

đã đề cập đến một quan niệm về tình yêu của lớp thanh niên mới: "Chẳng cần gì trinh tiết, chẳng cần gì tứ đức tam tòng... những cái đó không liên can gì đến ái tình, không có dính dáng gì đến hạnh phúc. Yêu là yêu chứ không phải là gì khác nữa". Phát và Hoàn trong Thời chưa cưới cũng có một tình yêu đẹp và trong sáng. Mối tình ấy được tạo dựng trong những ngày hè trên bãi biển Sầm Sơn thơ mộng "hai người cầm tay dắt nhau đi dưới nước, hay rúc rích nhảy cười theo làn sóng trắng"… Khái Hưng tỏ ra rất am hiểu các cung bậc, trạng thái tình cảm của tâm hồn những đôi lứa đang yêu. Mỗi con đường dẫn đến tình yêu của các đôi lứa với những cảnh ngộ rất đặc biệt, và có những mối tình hết sức cao đẹp như tình yêu của Giao với Cúc (Tình điên), ngòi bút của Khái Hưng rất nâng niu, trân trọng những tình cảm tốt đẹp, chân thành và sâu sắc . Ông viết như để chia sẻ, để đồng cảm với những mối tình thắm thiết, dù

có tuyệt vọng, dù có mong manh, dù có ngắn ngủi thoáng qua hay lâu bền cùng năm tháng, với Khái Hưng, những tình cảm ấy đều đẹp, đều đáng được ngợi ca. Có thể nói, truyện ngắn của Khái Hưng đã bộc lộ rõ một khát vọng của tầng lớp thanh niên lúc đó, đó là khát vọng tự do yêu đương, không bị sự ràng buộc của lễ giáo, bởi sự can thiệp của gia đình. Trong tác phẩm: "Về Tự

lực văn đoàn" của giáo sư Nguyễn Trác và giáo sư Đái Xuân Ninh đã dành

cho Khái Hưng bốn mươi hai trang với nhiều ý kiến mới mẻ. Trong lời giới thiệu, hai tác giả đánh giá cao truyện ngắn Khái Hưng: "Khái Hưng có tài viết văn hơn cả. Với bút pháp lãng mạn trữ tình hay vui tươi sinh động, về nhiều thể loại truyện ngắn, truyện dài, kịch thuộc về đề tài xã hội hay đề tài tâm lý; Khái Hưng đều tỏ ra vững vàng sắc sảo".

* Nét đẹp cội nguồn văn hoá

Khái Hưng là thanh niên trí thức tiểu tư sản, ông được tiếp cận với nền văn minh phương Tây khá sớm. Tuy vậy, trong những sáng tác của mình, bên cạnh những tác phẩm viết về đời sống hiện đại, Khái Hưng cũng dành một phần không nhỏ để viết về đề tài cội nguồn văn hoá.

Khái Hưng miêu tả nét đẹp truyền thống qua tài năng của người dân nghèo không phân biệt tầng lớp, vùng miền. Phía sau sự tài hoa của chân dung các nhân vật là sự hoài niệm truyền thống văn hoá dân tộc của nhà văn. Tiếng khèn buồn thảm, đau đáu của gã trai Mèo trong truyện ngắn Tiếng khèn đã gói ghém tâm trạng buồn thảm, tiếc thương của chính người thổi khèn: khi đi ăn cưới về, buồn quá, anh ta thổi "vương vấn, ngân nga tựa tiếng ve từ nơi thung lũng xa xăm nào bay tới", có lẽ đó là tiếng khèn đưa tiễn mối tình đầu tha thiết nên thơ. Đến ngày nhà có tang, vẫn là tiếng khèn đưa tiễn, nhưng là đưa tiễn người đã khuất "Tiếng âm nhạc lạ lùng vẫn còn, một mình, từng đoạn kéo dài đều đều trong đêm vắng... Tiếng khèn buồn thảm như tiếng rền rĩ của kẻ bị thương". Nhà văn trực tiếp bộc lộ cảm xúc: "Tôi cảm thấy sự buồn nản, ghê sợ từ từ thấm giọt vào hồn tôi, như nước mưa thấm qua núi đá mà tí tách rơi vào trong hang”. Ấn tượng về tiếng khèn đau đớn của anh trai Mèo đã đi vào tâm trí tác giả suốt đời: “Và từ đó, tiếng khèn trong buổi chiều tà, tôi nghe ai oán, như tiếng khóc của một tâm hồn trơ trọi”.

Khác với quan niệm của một số người coi thường nghiệp "xướng ca vô loài". Khái Hưng dành cho các nghệ sỹ dân gian những tình cảm yêu thương trân

trọng để ngợi ca tài năng của họ: hát trống quân, hát chèo, hát ả đào,... đều là những sinh hoạt văn hoá truyền thống của người dân Việt. Nó đã đi vào trang văn của Khái Hưng với thái độ đề cao, ngợi ca thành thực không hề dấu giếm. Khái Hưng không chỉ ngợi ca tài năng của những người lao động có phẩm chất nghệ sỹ mà ông còn thấu hiểu khát vọng được sống với nghệ thuật của họ qua những truyện ngắn như Véo von tiếng địch, Trăng thu… Những cô gái chàng trai làng Tó chỉ mong đến dịp Trung thu để gửi lời ca tiếng hát cho nhau, dù đi đâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 32)