Giọng điệu

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 102)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KHÁI HƯNG VÀ THẠCH LAM

3.3.Giọng điệu

Mỗi thể loại có những đòi hỏi và yêu cầu khắt khe riêng đối với giọng điệu biểu hiện. Mỗi thời kỳ có thể loại riêng phù hợp và kéo theo đó là những thay đổi giọng điệu. Sự thay đổi ấy bắt nguồn sâu xa và trực tiếp từ sự đổi thay của thời đại và của tâm lý con người. Cách cảm khác, cách tư duy khác trước đã chi phối đến cách viết và giọng điệu của từng nhà văn. Từ điển thuật

ngữ văn học đã định nghĩa: "Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư

tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm" [21]. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả,

có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật".

Để nghiên cứu giọng điệu một nhà văn, người nghiên cứu buộc phải tìm thấy những nét đặc sắc nhất trong cốt cách sáng tạo của người nghệ sỹ, trong cảm quan nghệ thuật của ông ta, phải đặt sáng tác của nhà văn ấy trong thời đại. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp, việc nghiên cứu giọng điệu trong tác phẩm phải trải qua bốn thao tác cơ bản: xác định tư thế của người nói và điểm nhìn trần thuật; khảo sát nghệ thuật xây dựng lời văn để biểu hiện giọng điệu, vai trò và mô típ trong việc thể hiện giọng điệu; lý giải chức năng và vai trò của giọng điệu trong chỉnh thể tác phẩm.

Mỗi truyện phải được kể theo một giọng điệu riêng, không giống bất cứ truyện nào. Chính giọng điệu góp phần quan trọng tạo nên phong cách riêng của nhà văn. Trong luận văn này chúng tôi khảo sát một số giọng điệu cơ bản nhất, nổi bật nhất trong truyện ngắn Khái Hưng và Thạch Lam. Từ đó có thể nhận diện phong cách riêng, cái "tạng" riêng độc đáo của mỗi nhà văn.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 102)