Khái niệm nhân vật

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 44)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KHÁI HƯNG VÀ THẠCH LAM

2.1.Khái niệm nhân vật

Theo Từ điển văn học (bộ mới) do NXB. Thế giới ấn hành năm 2004: Nhân vật là "Thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người. Là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các thể loại văn học tự sự và kịch, ở sân khấu, điện ảnh, điêu khắc, hội hoạ, đồ hoạ. Các thành tố tạo nên nhân vật gồm: hạt nhân tinh thần của cá nhân, tư tưởng, các lợi ích đời sống, thế giới xúc cảm, ý chí, các hình thức ý thức và hành động.

Tính toàn vẹn (chỉnh thể) của con người được thể hiện ở văn học trong giới hạn những khả năng của ngôn từ nghệ thuật, chủ yếu ở các khả năng miêu tả (tạo hình) và biểu cảm. Ở dạng đầy đủ, đó là hình tượng con người với toàn bộ những đặc điểm ngoại hình (nét mặt, dáng người, tên riêng...); lối nghĩ; hành động; thế giới tinh thần; tâm hồn; do vậy khái niệm này gần với khái niệm tính cách. Nhân vật văn học học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm.

Gắn với sáng tác ngôn từ của những thời đại khác nhau, nhân vật văn học in dấu những xu hướng tiến hoá của tư duy nghệ thuật. Tiêu biểu cho sử thi là nhân vật lý tưởng hoá; ở chủ nghĩa cổ điển là kiểu "nhân vật - mặt nạ" cố định; ở chủ nghĩa lãng mạn là kiểu nhân vật bị vò xé bởi những mâu thuẫn; ở chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX - XX là nhân vật được mô tả trong tính xã hội lịch sử cụ thể, có đời sống tâm lý; ở một số trào lưu có phản nhân vật, tức là một kiểu nhân vật văn học bị tước bỏ nhiều nét vốn có của nó (so với trào lưu truyền thống) nhưng vẫn đứng ở vị trí trung tâm của tác phẩm.

Thực tiễn sáng tác, phê bình và nghiên cứu đã nêu lên nhiều kiểu và loại nhân vật văn học tương ứng với những dấu hiệu phân loại khác nhau. Do vị trí, vai trò khác nhau trong tác phẩm người ta nêu ra "nhân vật chính" và "nhân vật phụ". Do phục vụ cho việc truyền đạt sự đánh giá và thể hiện lý tưởng xã hội của nhà văn, người ta nêu ra "nhân vật chính diện" (tích cực) và "nhân vật phản diện" (tiêu cực) - cách phân biệt này tuy ước lệ, nhưng lại tiêu biểu cho sáng tác của khá nhiều xu hướng văn học. Do gắn với những loại thể văn học khác nhau, người ta phân biệt "nhân vật tự sự" "nhân vật trữ tình", "nhân vật kịch". Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu sâu vào từng xu hướng và thời đại văn học còn cho phép nói tới các kiểu "nhân vật ngoại hình" như: nhân vật chức năng (nhân vật - mặt nạ), nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng"...

Chúng tôi căn cứ vào nội dung khái niệm nhân vật văn học như đã nêu trên để khảo sát và phân tích thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Khái

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 44)