Cốt truyện

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 73)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KHÁI HƯNG VÀ THẠCH LAM

3.1.Cốt truyện

Cốt truyện là một hệ thống sự kiện và hành động trong tác phẩm văn học thể hiện mối quan hệ và sự phát triển của các tính cách nhân vật theo sự chỉ đạo của một chủ đề và một tư tưởng nhất định. Nhận thức sâu sắc mối liên hệ đó, Goócki quan niệm: "Cốt truyện là những liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm và ác cảm, và nói chung là những mối liên hệ qua lại của con người, là lịch sử phát triển và tổ chức của tính cách này hay khác". Trong văn học cổ thường có những kiểu cốt truyện truyền thống, những cốt truyện mang ý nghĩa tiêu biểu và khái quát chung, trong đó mỗi sự kiện và hành động dường như biểu hiện trực tiếp cho một nội dung và phẩm chất nhất định. Và những kiểu nhân vật nào đó tiêu biểu cho diện mạo và tinh thần của đời sống xã hội thì nhất định phải trải qua và được thử thách trong những loại cốt truyện tương tự. Do đó, cốt truyện cũng như nhân vật dễ mang tính chất ước lệ, công thức, chưa có những cốt truyện gắn bó trực tiếp với số phận của những cá nhân riêng lẻ. Cái riêng bị cái chung lấn át, cái riêng đồng nhất với cái chung. Quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm không phát triển theo quy luật khách quan, theo những mối liên hệ phong phú và đa dạng như bản thân cuộc sống mà gò bó theo những định lệ và nguyên tắc nhất định. Người viết truyện cổ rất quan tâm đến cốt truyện. Họ xác định phải xây dựng cốt truyện thật hấp dẫn, phải làm sao cho cốt truyện có những tình tiết éo le, sự kiện ly kì hấp dẫn, tình huống gay cấn đầy kịch tính, buộc nhân vật hành động theo định hướng nào đấy để bộc lộ tính cách. Hơn thế, thi pháp đầy tính quy phạm của văn học trung đại quy định chặt chẽ cách dàn dựng cốt truyện theo công thức: gặp gỡ - chia ly - đoàn tụ. Truyện vì thế bao giờ cũng kết thúc có hậu bằng cảnh đại đoàn viên tràn đầy hạnh phúc. Một số truyện thường kết cấu theo kiểu này

Truyện Kiều, Nhị độ mai...

Nhìn chung, cốt truyện truyền thống thường được chia làm năm phần cơ bản: trình bày, thắt nút, phát triển, điểm đỉnh và kết thúc. Truyện ngắn Khái Hưng và Thạch Lam không tuân thủ theo cốt truyện truyền thống.

giới: một thế giới chính của truyện và một thế giới phụ trong câu chuyện đó. Truyện ngắn Khái Hưng thường có hai cốt truyện - nghĩa là có một câu chuyện lồng trong một câu chuyện khác. Câu chuyện thứ nhất chỉ là cái cớ, là ngoại cảnh để tác giả dẫn dắt đến câu chuyện thứ hai mà toàn bộ sự việc, tình tiết, nội dung chính của truyện lại nằm trong câu chuyện thứ hai. Đó là kiểu

cốt truyện truyện lồng trong truyện. Trong truyện chính có một nhân vật kể lại

câu chuyện của đời mình, hoặc về bạn bè mình, những người có liên quan đến nhân vật đó. Câu chuyện phụ là nội dung chính của truyện ngắn. Điểm qua một số truyện ngắn như: Bắt trộm, Linh hồn, Biến đổi, Ngày giỗ, Thời xưa... ta bắt gặp kiểu cốt truyện này với những biến đổi rất rõ. Truyện Bắt trộm mở đầu bằng một câu chuyện phiếm, tào lao của đám đông. Mọi người đang bàn luận về việc ăn trộm, ăn cướp. Có người nói cướp đáng sợ hơn trộm, người lại nói trộm cao hơn cướp. Cuối cùng, mọi người đều thống nhất "trộm cao siêu, nghệ thuật" hơn cướp. Đó là một "nghệ thuật rất phiền phức". Bỗng có câu trả lời nhẹ: "Nhưng bắt trộm cũng là một nghệ thuật, nghệ thuật vì nghệ thuật mà vẫn ở trong phạm vi luân lý xã hội". Câu trả lời đó là của một ông cụ. Và từ đây, tác giả dẫn dắt đến câu chuyện chính với nhan đề Bắt trộm - mà lại ở trong lời kể của một ông cụ ngoài sáu mươi tuổi về chính việc bắt trộm của bản thân mình. Qua lời ông cụ kể cách đó ba năm trước - khoảng lúc ông gần sáu mươi tuổi, ông đã bắt được trộm bằng sự mưu mẹo, khôn ngoan của mình. Một đêm, ông thấy tên trộm dỡ mái nhà, thả dây leo xuống. Ông bình tĩnh nằm chờ tên trộm leo lên, lợp lại mái nhà. Ông phán đoán và biết được kẻ đã thông gian với tên trộm chính là thằng Tý - thằng ở cho nhà ông. Mấy hôm sau, ông sai thằng Tý đi vắng, và bình tĩnh nằm đợi trộm đến. Khoảng hai giờ sáng, tên trộm lại dỡ mái nhà leo xuống. Ông đã kê sẵn một kiệu mật ở giữa nhà. Tên trộm bị ngã vào đó, lạy van xin hứa với ông từ sau không dám đến ăn trộm. Đó là câu chuyện ông cụ kể cho mọi người nghe cũng chính là nội dung truyện ngắn Bắt trộm. Khái Hưng không kể lại tuần tự sự việc xảy ra như thế nào, mà để câu chuyện được tái hiện qua lời kể của nhân vật chính trong truyện.

Bằng cách kể này, câu chuyện diễn ra tự nhiên, tạo cảm giác mạnh ở tính chân thực, các sự việc được chứng thực, được thổi vào đó một sự sinh động cần thiết. Truyện Linh hồn lại mở đầu bằng bữa ăn sáng trong hiệu Mỹ Kinh. Nhân vật chính tôi - đang ăn sáng, bỗng gặp người quen. Hai người ngồi ăn,

chuyện trò với nhau. Nhưng "bắt đầu từ đây, tôi sinh ra lơ đãng thực. Tuy cùng ăn, cùng uống, cũng thỉnh thoảng trả lời người thiếu niên, nhưng tâm trí tôi để cả ở một gian phòng khách trong một nền nhà gác ở tỉnh lỵ Hà Đông”. Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của nhân vật tôi. Đó là một buổi đánh bài giữa hai vợ chồng Trinh và hai người khách. Người chồng rất nhu nhược, thường bị vợ mắng té tát mỗi khi đánh thua. "Người vợ có vẻ dữ tợn, cặp mắt mỉa mai nhìn chồng. Nàng tặng cho chồng đủ mọi điều tàn tệ...". Thế nhưng khi người vợ mắng đứa con nhỏ, thì người chồng vụt đứng dậy, trở nên hùng dũng, quả quyết, đôi mắt long sòng sọc và cặp môi mím lại, trông rất dữ tợn. Người chồng mắng vợ không được quát đứa con nhỏ, vợ lặng lẽ cúi đầu. Thế nhưng sau phút ấy, anh chồng lại nhu nhược, lại đù đờ, lại bị vợ chửi như hát hay. Sự hồi tưởng của nhân vật "tôi" dừng lại ở đấy. Trinh - người chồng giải thích là những lúc vợ hai đánh đập, dằn vặt con, thì trong người anh ta như có một sức mạnh vô hình - có lẽ do linh hồn vợ cả (đã chết) hiện về giúp sức cho anh ta. Truyện ngắn Linh hồn có hai sự hồi tưởng - một là của "tôi", hai là của nhân vật Trinh. Hai sự hồi tưởng đó là câu chuyện chính của tác phẩm. Còn cuộc gặp gỡ, ăn sáng của hai người chỉ là phụ, là ngoại đề để dẫn dắt vào câu chuyện chính. Thời gian của câu chuyện được quay ngược lại liên tục trong những lần hồi tưởng, tính liên tục đôi khi bị đứt đoạn tạo nên sự chuyển biến linh hoạt cho nội dung cốt truyện.

Cũng trong mạch truyện lồng trong truyện như thế, truyện ngắn Biến đổi

mở đầu bằng cuộc đi chơi của hai chàng trai Lực và Đoàn. Qua sự hồi tưởng của Lực, câu chuyện về cô gái làng Keo được tái hiện. Mùa xuân năm ấy, Lực và Đoàn đi chơi hội làng Keo, buổi tối, họ ngủ lại và gặp Hiên - cô gái hiền lành ngoan ngoãn đã tiêm thuốc cho họ. Rồi câu chuyện về cuộc đời Hiên được tái hiện qua chính lời kể của cô gái. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, cha dạy học, tùng tiệm lắm mới đủ qua ngày đoạn tháng. Hiện giờ cha nàng đang ốm nặng, nên Hiên phải làm thêm nghề tiêm thuốc để đỡ đần gia đình. Câu chuyện kết thúc bằng sự hiện diện hội ngộ lại của ba người: Lực, Đoàn, Hiên trên đê Yên Phụ. Giờ đây, "Hiên nhởn nhơ trong bộ y phục tân thời. Cả một quãng đời phóng đãng như in dấu vết trên bộ mặt dạn dầy mưa gió". Cô gái quê mùa đã thay đổi bởi hoàn cảnh xã hội. Truyện kết thúc bằng tiếng thở dài buồn của Lực cho thế thái nhân tình.

Mặc dù cốt truyện lồng trong truyện thường được bộc lộ qua lời kể của nhân vật chính, hoặc qua sự hồi tưởng của nhân vật đó - nhưng câu chuyện không phải vì thế mà khô khan, đơn điệu. Trái lại, truyện ngắn Khái Hưng vẫn mượt mà đằm thắm, chuyển tải nội dung một cách nhuần nhuyễn. Ông dẫn dắt từ hiện tại sang quá khứ bằng những câu chuyển rất tự nhiên, không hề gượng ép, gò bó tạo nên mạch truyện liền không bị ngắt quãng, đặc biệt trong một số truyện Biến đổi, Thời xưa, Ngày giỗ, Bắt trộm

Trong truyện ngắn Khái Hưng còn có những truyện hầu như không có cốt truyện mà chỉ là sự bộc lộ tâm lý nhân vật trong những hoàn cảnh, sắc thái khác nhau. Truyện ít sự kiện và hành động của nhân vật, thay vào đó là một thế giới nội tâm phong phú. Trong truyện Đợi chờ, tác giả miêu tả nhân vật Linh luôn luôn tưởng nhớ, suy nghĩ về cô gái mình đã gặp mấy năm trước. Xe cô gái hết xăng, đỗ tại trang trại của Linh. Linh cho cô gái một can xăng và mời cô vào thăm đồn điền. Thế rồi họ từ biệt nhau. Câu chuyện tưởng chừng thoáng qua nhưng Linh nhớ mãi, khắc sâu trong tiềm thức. Năm nào chàng cũng đến chỗ hẹn cũ để ngồi chờ đợi người xưa. Toàn bộ truyện ngắn chỉ bộc lộ những suy tư, độc thoại, hồi tưởng của Linh. Chàng đợi người năm ấy. Sự mong mỏi làm rạo rực lòng chàng và như man mác cả linh hồn vạn vật... Tiếng chim sơn ca hót trong cỏ rậm. Linh giật mình quay nhìn theo con đường đỏ, và cảm thấy tất cả nỗi thất vọng của một tấm lòng vơ vẩn đợi chờ. Khái Hưng không đi sâu phân tích những hành động của Linh mà chú trọng phân tích tâm lý chờ mong, đợi chờ khắc khoải của chàng. Những kỷ niệm giây phút ấy với Linh đã trở thành vĩnh viễn, thiêng liêng. Hàng năm, cứ đến tháng chạp khi cam ngoài vườn bắt đầu rám đỏ dưới luồng gió heo may, Linh lại cảm thấy thân thể và tâm hồn rung chuyển... Linh đợi chờ, mong ngóng. Chàng chờ đợi, mong ngóng cho tới hết mùa cam. Vì Phụng có hứa với chàng rằng mỗi năm cứ đến mùa cam nàng sẽ lại cùng mẹ một lần lên thăm ấp của Linh. Lời hứa ấy có lẽ Phụng đã thốt ra theo cách xã giao trong câu chuyện giao tiếp. Nhưng Linh tin là lời hứa thành thực. Chàng cũng không hiểu sao chàng lại tin như thế, nhưng chàng không thể không tin được. Ngay ở nhan đề của truyện, Khái Hưng cũng chú ý đặt cho sát với nội dung "đợi chờ" trong toàn bộ tác phẩm. Đó là tâm trạng mênh mang, xao xuyến chờ mong của Linh đối với người thiếu nữ mà chàng mới gặp một lần thoáng qua. Cuộc gặp gỡ

ngắn ngủi chỉ có một giờ đồng hồ, nhưng hình như nó đã trở thành định mệnh khiến Linh luôn mơ tưởng đến Phụng.

Nếu truyện ngắn Tập ảnh là dòng suy nghĩ miên man của Lý trong ngày mùng một Tết, truyện ngắn Đợi chờ là tâm tư của Linh trong một thời khắc thì

Bến đò năm xưa là suy tư của Nguyên trên một chuyến đò. Anh gặp cô gái lái

đò, cứ mang máng như mình đã gặp ở đâu. Kể cả cảnh vật xung quanh: từ bờ tre, cây gạo, con chó... chàng cũng thấy quen thuộc. "Chàng chau mày tự nhủ

thầm: Hình như ta đã để ở nơi này một kỷ niệm trong giây phút". Thì ra đây

chính là chuyến đò đã có lần Nguyên đi qua, và cô gái chèo đò là con của cô gái đã chèo đò cho Nguyên mười lăm năm trước. Chàng gặp lại cô lái đò năm xưa và ngỡ ngàng khi thấy "nàng" vẫn nhận ra mình: "Ngày ấy thầy mặc áo tơi da chứ không phải áo sơn này. Với lại cái "bao ly" của thầy có quai mà to

hơn nhiều". Từ đó, tâm trí Nguyên cứ miên man với những suy nghĩ kỷ niệm

hồi tưởng.

Truyện của Khái Hưng thường chỉ có một vài sự kiện, còn chủ yếu là suy nghĩ của nhân vật. Sự kiện chỉ đóng vai trò khơi nguồn cho dòng chảy tâm lý. Trong truyện dài Hạnh chỉ có một sự kiện ngã xe đạp vỡ đầu và một vài chi tiết khác, còn lại là suy nghĩ tâm trạng, cảm giác của Hạnh. Hạnh là một thanh niên bị người đời quên lãng. Từ bé đến lớn, chàng không được hưởng sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ. Đến khi trở thành giáo viên mà tính nết chàng vẫn thế. Chàng bị ngã xe đạp trên một cái dốc gần đồn điền, bị thương và được một người trong đồn điền khiêng vào cứu chữa. Tỉnh dậy, thấy đầu được băng bó cẩn thận và nằm trong căn phòng sạch sẽ, ấm áp, Hạnh không thấy đau mà còn thấy khoan khoái, hạnh phúc vì sự quan tâm chu đáo của bà chủ đồn điền và cô em gái. Tâm trạng vẩn vơ, chàng lúc nào cũng suy nghĩ, mặc cảm, trầm tư tự ti. Khi về trường, lúc nào Hạnh cũng mơ tưởng đến bà chủ và cô em gái bà. Mấy hôm sau, chàng lấy cớ ra tỉnh để ngang qua đồn điền. Bà chủ đồn điền trông thấy chàng, nhưng không nhận ra chàng. Nỗi buồn lại ập đến và lan rộng tâm hồn chàng.

Có thể nói, với kiểu kết cấu tâm trạng, truyện ngắn Khái Hưng có một cái gì đó rưng rưng, xao xuyến tâm hồn người đọc. Mỗi truyện là một mảnh tâm trạng, một mảnh cuộc đời, một số phận, bởi thế, truyện ngắn của ông thấm đẫm chất trữ tình và dễ đi sâu vào lòng độc giả.

Cũng là phong cách trữ tình lãng mạn nhưng kiểu viết của Thạch Lam lại mang đến một dư vị khác lạ. Với ba tập truyện ngắn và một số truyện in trên các báo trong khoảng từ 1936 đến 1942, tuy số lượng không nhiều, nhưng cả truyện ngắn theo khuynh hướng lãng mạn và truyện ngắn nghiêng về hiện thực của Thạch Lam đều đậm chất trữ tình. Những truyện viết về tình yêu, tình người, tình quê hương xứ sở, những vấn đề bức xúc trong đời sống của các tầng lớp trí thức tiểu tư sản, người lao động nghèo, những vấn đề mang tính nhân bản khác đã được Thạch Lam thể hiện trên từng thiên truyện ngắn, qua đó định hình một phong cách nghệ thuật mới: phong cách truyện ngắn trữ tình. Và cũng chỉ đến Thạch Lam mới có thể làm cho truyện ngắn trữ tình thành một khuynh hướng sáng giá trên văn đàn hiện đại. Sự thành công đó đã tạo những âm hưởng lớn có sức lan rộng, vươn xa, tác động mạnh mẽ, và nhiều nhà văn đã bắt nhịp, cộng hưởng làm nên một dòng phong cách truyện ngắn trữ tình đa sắc, đa thanh, đa giọng điệu.

Trong truyện ngắn trữ tình. Trong đó, vai trò chủ thể nhà văn thường rất đậm, biểu hiện trên mọi phương diện từ tả cảnh, tả tình, tả ngoại hình đến tả nội tâm nhân vật. Đặc điểm nổi bật của truyện ngắn trữ tình là thường không

có cốt truyện, hoặc nhà văn không chú ý nhiều đến cốt truyện như ở dạng

truyện ngắn tự sự. Nó có kết cấu gần với cấu tứ của thơ trữ tình. Mối quan hệ giữa tâm thức với "kinh nghiệm sống" được nhà văn quan tâm miêu tả tinh tế. Ý nghĩa của truyện thường gắn với không khí, tâm trạng... được gửi gắm trong tác phẩm. Truyện của Thạch Lam là những câu chuyện về thế giới bên trong tâm hồn con người với những mặt khuất, bí ẩn, khó lường của nó. Thông thường đây là những truyện phi cốt truyện và được tổ chức kết cấu theo dòng tâm trạng, cảm giác của nhân vật. Những truyện này có thể bắt đầu bằng một cảm giác, cảm tưởng nào đó (Đứa con đầu lòng, Một cơn giận, Cuốn sách bỏ

quên, Dưới bóng hoàng lan, Trở về, Cô hàng xén...), có thể kết thúc bằng một

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 73)