Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, lời ngƣời trần thuật

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 82)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KHÁI HƯNG VÀ THẠCH LAM

3.2.1. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, lời ngƣời trần thuật

Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ người kể chuyện là yếu tố đóng vai trò quan trọng cơ bản để bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, nêu bật tính cách của nhân vật. Trong thần thoại, cổ tích, câu chuyện thường được kể dưới dạng "vô nhân xưng", người kể thường ít để lại dấu vết riêng của mình. Dần dần, người kể chuyện xuất hiện với tư cách cá thể. Đặc biệt từ văn học lãng mạn trở đi, tiếng nói của người kể chuyện đóng một vai trò quan trọng trong cách thức tổ chức tác phẩm của nhà văn. Nó thể hiện khá rõ phong cách nghệ thuật cũng như quan niệm nghệ thuật của nhà văn ấy.

Trong truyện ngắn Khái Hưng, người kể chuyện có khi xuất hiện ở ngôi thứ nhất, có khi lại xuất hiện qua lời nói của nhân vật. Như vậy, người kể chuyện trong tác phẩm Khái Hưng xuất hiện khá linh hoạt. Trong nghệ thuật

truyện ngắn, người kể chuyện có vai trò dẫn dắt câu chuyện, tạo mạch truyện. Đứng ở ngôi thứ nhất, giọng người kể chuyện thường theo sát cốt truyện, nhân vật, tạo một khoảng cách cần thiết với truyện kể. Trong tư cách này, Khái Hưng thường tỏ ra khách quan kể lại các hành động, sự kiện của nhân vật: "Hết hè, nhà Pháp và nhà Hoàn nhộn nhịp sắm sửa" (Thời chưa cưới); "Nửa giờ sau, ông Chánh tổng và ông Lý trưởng đưa mấy chục tuần đinh ập vào nhà tôi đi lùng khắp các xó vườn để tìm cướp" (Hai người tàn tật)... Nhưng bản thân những lời kể tưởng như vô nhân xưng lại luôn in bóng dáng trần thuật. Trong truyện Cái Ve, cùng kể về ông giáo Thanh nhưng thái độ xử sự của mỗi nhân vật lại khác nhau. Chân dung của nhân vật Thanh được dựng lại qua điểm nhìn của các nhân vật trong truyện, những người thợ không ưa Thanh, cho Thanh là "một người kiêu ngạo, ít nói, vui buồn không để lộ ra mặt"; còn Ve thì kính trọng, quý mến ông giáo Thanh... Những suy nghĩ khác nhau về nhân vật chính là tình huống truyện tác giả dẫn dắt người đọc.

Mặc dù Khái Hưng cố không lộ diện và không tỏ ra mình là người dàn xếp sự kiện mà chỉ là người ngoài cuộc, giám sát viên của câu chuyện. Tuy vậy, mặt khác, nhà văn lại hoá thân vào nhân vật để giải quyết các tình huống truyện. Trong truyện ngắn Linh hồn, lúc nhân vật "tôi" cảm nhận về gia đình Trinh, cũng là lúc người kể chuyện xuất hiện dưới vỏ bọc của nhân vật "Trinh - ông tham Trinh, người đương ngồi đối diện với tôi, hai người bạn cùng bàn giấy với Trinh và vợ Trinh - một người đàn bà vào trạc tuổi Trinh, nhưng gầy hơn, già hơn, và hình như từng trải cuộc đời nhiều hơn. Da mặt đầy những nét răn và những nốt tàn hương mà lượt phấn khá dầy không lấp kín, cặp mắt cân đối và có lẽ khi xưa sắc sảo lắm, nay đã mờ xạm như không có tinh thần, tuy hai cái lông mi vẽ vòng bán nguyệt và hai cái quầng mắt đánh chì đen cố làm cho nổi bật lên: cặp môi dài và mỏng lúc nào cũng như cắn khít lấy nhau và cái hình trái tim vẽ đè lên bằng sơn đỏ không che hết màu xám nhạt còn hở hai bên mép. Đó đều là những tang chứng hơn mười năm hoan lạc giang hồ". Nhận xét nhân vật người vợ, Khái Hưng để cho người kể chuyện khách quan ghi lại để dẫn dắt đến cá tính sau này.

Khi vai trò kể được chuyển về cho nhân vật, điểm nhìn cũng thay đổi. Trong truyện ngắn Linh hồn, ngôn ngữ kể chuyện không chuyển sang ngôi thứ ba mà vẫn ở ngôi thứ nhất. Đây là lời của Trinh kể về vợ mình chứ không phải

là lời vợ Trinh nói: "Nhà tôi lại hơi se sẽ gật. Tôi nhớ đến lời dối dăng, liền ghé tai sát vào miệng nhà tôi. Tức thì như từ thế giới bên kia đưa lại, mấy tiếng thì thầm nghe mơ hồ, ghê sợ: Em Thu, em Lan... cậu trông nom cho tôi”. Nhà văn thông qua hồi ức của nhân vật trình bày ý kiến của mình. Hình thức tường thuật gián tiếp này khiến cho thiên kiến của nhà văn được giấu đi. Cũng có khi người kể chuyện mượn lời một nhân vật kể về một nhân vật khác là đối tượng chính của truyện. Hình thức này một mặt đảm bảo được tính khách quan của câu chuyện, mặt khác tạo được độ tin cậy của người trong cuộc. Đó là lời của nhân vật "tôi" khi bàn luận về vợ chồng người ăn xin, bán muối với tư cách là người chứng kiến: "Gặp nhau, họ vui vẻ mỉm cười hỏi thăm tin tức của nhau, như hai người bạn thân xa vắng lâu ngày và mong nhớ nhau từng phút từng giây... Bà lão ngồi thuật cho chồng nghe hết những sự việc đã xảy ra trong mấy giờ đồng hồ đi làm ăn. Bà ta kể chuyện rất vui vẻ, thỉnh thoảng lại thêm một câu bình phẩm, một câu khôi hài, khiến người chồng khúc khích cười, chừng cốt để làm đẹp lòng vợ... Câu chuyện cứ thế kéo dài, âu yếm như chuyện hai vợ chồng trẻ, đứng đắn như chuyện hai người có giáo dục..."

(Người vợ mù). Lời kể của tác giả giúp người đọc tiếp cận được nhân vật hết

sức tự nhiên. Tuy nhiên, đọc kỹ, chúng ta vẫn thấy tác giả lộ diện trong trường hợp này. Tác giả tôn trọng tình cảm của hai vợ chồng người bán muối. Ông quý mến họ một cách thành thực, chân tình. Hay nói chính xác, việc người dẫn truyện mượn lời nhân vật khác kể về nhân vật của mình hết sức dễ nhận biết thông qua cách kể độc lập.

Ở nhiều truyện ngắn khác, người kể chuyện cũng trực tiếp tham gia vào mạch truyện nhưng dưới hình thức trữ tình ngoại đề hoặc những câu bình luận. Đang suy tư theo cảm xúc của Linh trong Đợi chờ, tác giả lộ ra một lời khác với mạch cảm xúc: "Kẻ ở, người đi, rồi hiện tại sẽ thành dĩ vãng, sẽ thành một kỷ niệm như cành quýt mà Phụng đã đem về nhà giữ làm kỷ niệm”, nhờ vậy giọng trần thuật trong tác phẩm có tính triết lý vừa già dặn, suy tư vừa mang tính lãng mạn.

Khi người kể chuyện hoá thân ở tầng sâu nhất của đời sống nội tâm nhân vật thì truyện ngắn có sức thuyết phục đáng kể. Đó là trường hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba nhiều khi hoà lẫn vào nhau. Nhiều khi nhà văn đã hoá thân vào cuộc đời nhân vật, đó là trường hợp diễn tả tâm trạng. Ngoài ra, qua ngôn

ngữ người kể chuyện, Khái Hưng còn nhằm trực tiếp đánh giá nhân vật, đem lại cho người đọc một nhận thức nhất định về nhân vật phù hợp với nhận thức của mình. Cùng với các nhân tố khác, ngôn ngữ người kể chuyện cũng là một nhân tố quan trọng tạo thành tính cách hoàn chỉnh, góp phần thể hiện tính cánh nhân vật rõ nét. Nhân vật Sư Tuệ trong truyện ngắn cùng tên được tác giả nhận xét: "Thường thường thì nhà sư giữ vẻ mặt bình thản, không phải bình thản kiêu căng của hạng người tự đắc mà bình thản tự nhiên của một tâm hồn nhũn nhặn".

Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Khái Hưng đã bắt đầu mang cá tính rõ nét. Nó thể hiện một cách tinh tế tâm lý nhân vật. Các nhà văn lãng mạn là những người đặc biệt chú ý đến cảm giác, đánh thức cảm giác, bởi thế ngôn ngữ của họ khiến đối tượng hiện lên cụ thể, sinh động, người đọc như "nghe thấy, ngửi thấy, sờ thấy" được. Đây là một đóng góp của Khái Hưng nói riêng và của Tự lực văn đoàn nói chung. Trong lời văn nghệ thuật của Thạch Lam lại có sự khác biệt, lời trần thuật chiếm ưu thế gần như tuyệt đối cả về số lượng và chức năng miêu tả, tự sự, biểu hiện. Trong những truyện kể theo điểm nhìn tác giả thì lời văn chủ yếu là lời của tác giả nhập thân vào nhân vật mà kể như Cô hàng xén, Hai đứa trẻ, Đứa con đầu lòng... Trong những truyện kể theo điểm nhìn của nhân vật xưng "tôi" thì lời văn thành lời độc kể của nhân vật như ở Sợi tóc, Người đầm, Một cơn giận, Tình xưa... Hơn nữa nhân vật của Thạch Lam ít đối thoại, ít hành động. Số phận, tính cách, nội tâm của nhân vật chủ yếu được thể hiện qua lời tự sự, miêu tả của tác giả hay người kể chuyện. Do vậy lời trần thuật chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong lời văn của Thạch Lam.

Lời trần thuật của Thạch Lam có xu hướng tránh xa tính văn chương bác học, vươn tới cái bình dị của đời sống hàng ngày. Nhà văn vốn không ưa dùng lối diễn đạt bằng những "đại ngôn tráng ngữ", không ưa sự cầu kì uốn éo làm duyên, thừa thãi lời chữ. Ông ưa dùng lối diễn đạt giản dị, gọi đúng tên đúng bản chất của sự vật hiện tượng. Trong lời văn, chúng ta thường gặp cách nói giản dị gần gũi với cách nói của đời sống hàng ngày. Ví dụ như: "Nàng chỉ cúi mặt khóc. Khi thấy Tâm thất vọng quay đi, nàng đau đớn uất ức như đứt từng khúc ruột"; "Bà cụ đay nghiến nhiếc móc nàng bằng những lời chua cay" (Một

của kẻ không tiền. Nhưng tâm hồn anh đã rớm máu bi thương, lòng anh bây giờ không như trước nữa" (Cái chân què); "Khốn nạn cho Dung, từ bé đến nay không phải làm công việc nặng nhọc, bây giờ tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày" (Hai lần chết)... Nhờ sử dụng cách diễn đạt giản dị đời thường, nên lời văn của Thạch Lam đã tránh được sự cầu kì hoa mĩ vốn là nhược điểm của một số tác phẩm trong Tự lực văn đoàn.

Từ hứng thú miêu tả con người với đời sống nội tâm phiền phức, nhà văn đã lựa chọn cách trần thuật theo điểm nhìn nhân vật. Người bạn cũ, Người bạn trẻ, Người lính cũ, Đứa con, Người đầm, Một cơn giận, Tiếng chim kêu, Sợi

tóc, Tình xưa, Cái chân què, Dưới bóng hoàng lan... là những truyện được kể

theo lời của nhân vật "tôi". Nhà văn đã thâm nhập vào thế giới tâm hồn của nhân vật, miêu tả theo cái nhìn của nhân vật, từ đó mở ra khả năng đi vào thế giới nội tâm bí mật bên trong. Khi trần thuật theo điểm nhân vật - điểm nhìn bên trong, hiệu quả thẩm mĩ, giá trị nhân văn được tăng lên Đây thường là những tự truyện kể về những "sự cố nội tâm", những "vụ việc" xảy ra trong quá khứ. Chúng được kể lại bằng những lời tự thú, sám hối của nhân vật. Mặt khác, đây cũng là những truyện mang dáng dấp luận đề tâm lí. Những diễn biến tâm lí thầm kín trong cõi sâu của tâm hồn nhân vật được bộc lộ qua điểm nhìn từ bên trong. Qua những diễn biến tâm lí đó, người đọc có thể tự rút ra những bài học. Như người ta có thể phụ tình dễ dàng (Tình xưa); có thể bạc bẽo với bạn cũ dễ dàng (Người bạn cũ); có thể sa cơ lỡ vận dễ dàng (Người

lính cũ, Người bạn trẻ); có thể buông thả chuốc lấy bi kịch đau đớn dễ dàng

(Cái chân què); có thể tàn ác một cách dễ dàng (Một cơn giận)... Những tư

tưởng luận đề như vậy sẽ kém thuyết phục nếu không phải do một người đã từng nếm trải, chiêm nghiệm tự kể lại nông nỗi của mình; nếu không được chứng minh qua những diễn biến tâm lí phức tạp trong tâm hồn.

Trong Một cơn giận, người kể chuyện là nhân vật Thanh. Anh tự kể lại một kỉ niệm đáng buồn của mình, chỉ vì một cơn cáu giận vô cớ mà gây nên hậu quả đau lòng cho gia đình người phu xe nghèo khó. Nhà văn đã để cho toàn bộ trạng thái tâm lí trong cõi sâu của tâm hồn Thanh được bộc lộ. Thanh đã trút cơn cáu giận vô cớ lên đầu người phu xe, bực tức, gắt gỏng, giận dỗi trước bất cứ cử chỉ nào của con người khốn khổ: từ cách kì kèo xin thêm hai xu, đến việc chỉ hạ càng xe đứng nguyên chứ không kéo về phía anh, khó chịu

với cả cái xe đệm cứng như gỗ... mà không tự nhận ra những cử chỉ vô lí của chính mình. Nội tâm nhân vật được mở ra, cho thấy cái phần khó chịu nhất trong con người mà bình thường không mấy khi bộc lộ. Vì cáu giận vô lí mà Thanh thành tàn ác. Anh phớt lờ gương mặt già nua hốc hác tái mét của người phu xe, phớt lờ giọng nói van xin tội nghiệp của một con người khốn khổ. Chỉ qua cách trần thuật bằng lời nhân vật, thâm nhập vào tâm hồn nhân vật, nhà văn mới có thể để cho nhân vật tự thú về sự tàn ác của mình không gượng gạo, không giấu giếm. Đặc biệt, qua điểm nhìn đó, có thể thấy mọi hành động của nhân vật đều không thuộc về bản chất, và cũng không thể lí giải được căn nguyên. Nó chỉ là kết quả của một hiện tượng tâm lí bất thường. Sự ăn năn, hối hận từ tận đáy lòng của Thanh mang đến cho người đọc niềm tin, sự cảm thông. Nhà văn đã để cho người đọc cùng nếm trải mọi cảm giác cáu giận, tức bực rồi ăn năn, sám hối với nhân vật. Truyện ngắn của Thạch Lam tuy đề cập tới vấn đề đạo đức nhưng không nặng nề những điều giáo lí, bởi nhà văn để cho nhân vật tự kể, tự suy ngẫm lại. Truyện Sợi tóc cho thấy cái thiện và cái ác luôn tiềm ẩn trong con người như một lẽ tự nhiên và ranh giới chỉ là sợi tóc. Truyện Người đầm lại được kể từ giọng của nhân vật "tôi". Không hề áp đặt theo cách nhìn của riêng ai, Thạch Lam đã để cho nhân vật được lên tiếng. Nhân vật được độc thoại với dòng suy nghĩ tưởng tượng của riêng mình. Người phụ nữ Pháp ngồi ở ghế hạng nhì trong rạp chớp bóng, qua cái nhìn đầy thiện cảm của nhân vật "tôi" trở nên nhỏ bé, buồn lặng, rất thân thiện, lịch thiệp, khác với cái nhìn đầy ác cảm của những người xung quanh dành cho bà. Nhân vật tự tưởng tượng người đàn bà ngoại quốc có hoàn cảnh tội nghiệp: chồng chết, phải xa quê. Những tưởng tượng đầy cảm thương đó khiến bà thành hiện thân của cái đẹp hiền lành, lạc lõng, cô đơn nơi đất khách quê người. Thạch Lam thể hiện được thiện chí của mình với người đàn bà vốn được coi là "thực dân cái" (chữ dùng của Nguyễn Tuân). Đó là cái nhìn "nhân loại chung", chứ không phải là cái nhìn giai cấp, dân tộc.

Lời trần thuật qua nhân vật là cách thức còn khá mới mẻ trong văn học những thập niên đầu thế kỷ XX. Việc di chuyển điểm nhìn vào bên trong đã tạo cho nhà văn cơ hội thâm nhập vào thế giới tâm hồn của nhân vật, tiến tới khám phá bề sâu tâm hồn con người. Khoảng cách giữa tác giả và nhân vật được rút ngắn tối đa, gần như song trùng. Điều này mở ra khả năng cảm nhận

những biến đổi vi diệu trong tâm hồn con người và tài năng diễn tả cảm xúc, cảm giác tinh tế của Thạch Lam.

Một số truyện của Thạch Lam được trần thuật theo điểm nhìn tác giả như

Hai lần chết, Trong bóng tối buổi chiều, Cô hàng xén, Một đời người, Cái chân

què, Đứa con... Đây là những truyện thiên về hướng ngoại, kể về cuộc đời nhân

vật với những nỗi buồn đau bất hạnh. Hai lần chết là truyện ngắn tiêu biểu cho lối trần thuật theo điểm nhìn tác giả. Tách hẳn ra ngoài những sự kiện, người kể chuyện điềm tĩnh kể về cuộc đời của cô Dung từ tấm bé đến lúc đi lấy chồng với bao thua thiệt bất hạnh. Ở nhà, Dung chịu thua thiệt vì không được cha mẹ quan tâm; về nhà chồng Dung chịu khổ sở, tủi nhục vì bị cả nhà chồng hắt hủi, đay nghiến cho bõ với những đồng tiền mà họ phải bỏ ra mua dâu. Tuy còn rất trẻ nhưng Dung đã hai lần chết: từ cái chết hụt về thể xác dẫn đến cái chết của tâm hồn "chết không bấu víu vào đâu, chết không còn mong ai cứu vớt". Nhà

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)