Giọng thƣơng cảm, trầm buồn

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 103)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KHÁI HƯNG VÀ THẠCH LAM

3.3.1.Giọng thƣơng cảm, trầm buồn

Khái Hưng vốn là một trí thức tiểu tư sản, nhưng khi viết về những người dân nghèo, nhất là phụ nữ và trẻ em, ông vẫn dành cho họ sự cảm thông chia sẻ. Giọng điệu cảm thương của Khái Hưng thể hiện khá rõ khi viết về nhân vật Đông trong truyện Bến Hòn gai. Chị Đông là người con gái đẹp nhất làng. Chị yêu và tin tưởng một mực vào anh giáo làng bên. Hai người muốn lấy nhau nhưng gia đình chị Đông không đồng ý vì đã nhận lời ông lý Cựu. Hai gia đình đã sắp xếp một cuộc hôn nhân giữa chị Đông và anh Bê. Chính những hủ tục nghiệt ngã "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" đã đẩy chị Đông rẽ sang bước ngoặt cuộc đời. Chị và anh giáo đi lại với nhau, có thai được năm sáu tháng. Nhưng "anh giáo đổi lên tỉnh, không ai đi lại thăm nom gì chị ấy nữa". Sự bội bạc của người yêu làm chị Đông đau đớn, khóc lóc vật vã. Chị đẻ rơi đứa con trai trên bờ ruộng nhưng không dám đem về vì sợ bị "cạo đầu bôi vôi", "thả bè trôi sông". Chị Đông đành phải lấy con trai ông lý Cựu. Hai người bỏ làng ra bến Hòn Gai sinh sống. Từ một thiếu nữ xinh đẹp, cuộc sống lam lũ đã biến chị thành một người đàn bà nhếch nhác, lắm điều, tục tằn, thô lỗ, luôn mồm "gào thét, kể lể, trách móc chồng". Ngôn ngữ của chị toàn

những "lời mỉa mai, độc địa, những câu phương ngôn, tục ngữ chua cay". Con người chị biến đổi hoàn toàn như vậy, song chúng ta vẫn bắt gặp một giọng điệu đầy trân trọng thương cảm của tác giả dành cho chị, bởi tất cả sự biến đổi đó không phải do chị gây nên. Ở đây Khái Hưng cũng gián tiếp lên tiếng tố cáo xã hội với những hủ tục bất công vô nhân đạo đã đẩy con người vào hoàn cảnh khổ đau, vào cuộc đời túng quẫn, thiếu thốn. Nếu sự cả tin của chị Đông phải trả giá bằng một cuộc sống không hạnh phúc với chồng ngày nào cũng cãi nhau vài lần thì sự ngây thơ của Tẹo trong truyện ngắn Dưới ánh trăng

còn phải trả giá nặng nề hơn, bằng chính cuộc đời mình. Khái Hưng đã để Văn tự thốt ra những lời "thú tội" về bản thân mình: "Người ta đương sống cái đời giản dị, bình thường của người ta, mình về quyến rũ người ta. Rồi khi mãn nguyện lại bỏ mặc người ta, như thế không gọi là khốn nạn là gì?". Lời tự thú của Văn cũng chính là giọng điệu cảm thương của Khái Hưng dành cho nhân vật Tẹo, người phụ nữ qua con mắt của Văn "giống hệt các cô gái quê khác, thô lỗ, đần độn, ngu ngốc".

Có thể nói, trong nhiều truyện, đặc biệt khi viết về người dân nghèo Khái Hưng đã dành cho nhân vật của mình những tình cảm thật đặc biệt, trìu mến, cảm thông và chia sẻ. Giọng điệu cảm thông, chia sẻ đã mang lại hiệu quả nghệ thuật, đặc biệt trong một loạt truyện như: Nước chảy đôi dòng, Anh phải

sống, Xanh cà bung, Người vợ mù, Biển, Lòng tốt...

Truyện ngắn Thạch Lam có một chất giọng riêng, mỗi truyện có cấu tứ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình nên thơ, trong trẻo và dung dị lạ thường. Ngay từ lần xuất bản đầu tiên tập truyện Gió đầu mùa, Khái Hưng đã rất tinh tế nhận định: “Ở chỗ mà người khác dùng tư tưởng, dùng lời nói có khi rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói một cách rất giản dị cái cảm giác của ông, cái cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của độc giả và tác giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tư tưởng vì có cái cảm thấy mà ta không thể dùng tư tưởng để mô tả, giải phẫu cái cảm giác của ta ra được [53].

Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã phát hiện: "Có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người, mà ông tả một cách thật tinh vi" [81]. Phong Lê với bài viết Thạch Lam trong Tự lực

gọn và gợi được thật là rành rõ những trạng thái của sinh hoạt, xúc cảm và tâm hồn. Sự chắt lọc ngôn từ giàu chất biểu cảm trong văn chương Thạch Lam đã tạo nên một sức mạnh riêng không lẫn với một ai, mà chúng ta có thể đánh giá là giọng văn đầy ám ảnh. Quả là chất giọng trầm buồn, thương cảm luôn ám ảnh người đọc khi đọc những trang văn của Thạch Lam. Giọng điệu ấy bàng bạc trong hầu hết các sáng tác của ông, đặc biệt những tác phẩm mang màu sắc hiện thực đậm nét như: Nhà mẹ Lê, Một đời người, Hai lần chết, Người bạn trẻ,

Người lính cũ, Cái chân què... Ở những truyện này, nhân vật thường bị đặt vào

trong những hoàn cảnh khó khăn trở ngại, đói nghèo dường như lúc nào cũng đeo đẳng số phận họ, đẩy họ vào những tình huống đầy tuyệt vọng. Nhà văn vừa kể về cảnh đời vừa diễn tả cảm xúc tâm trạng của họ. Với giọng điệu đó, Thạch Lam truyền tới người đọc niềm cảm thương sâu sắc trước những cảnh đời cơ cực bất hạnh cùng niềm tin yêu đối với những con người nhỏ bé.

Nhà mẹ Lê là một câu chuyện thương tâm được kể bằng giọng văn

thương cảm. Giọng điệu đó cất lên ngay từ những dòng đầu của truyện mang đậm âm sắc ngậm ngùi chua xót. "Người phố chợ là bảy tám gia đình nghèo khổ không biết quê quán ở đâu, mà người dân trong huyện vẫn gọi một cách khinh bỉ: những kẻ ngụ cư". Những con người nghèo khó phải rời quê hương bản quán làm thuê đủ mọi nghề để kiếm miếng ăn. Giọng buồn thương ngậm ngùi, thấm trong lời văn kể về gia cảnh khốn khó nhà mẹ Lê. "Mùa rét trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó trông như cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc". Những ngày đói rét, "mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hi mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như con trâu chết". Những hồi ức chập chờn trong cơn mê sảng của Nhà mẹ Lê buồn thê thiết. Cả một đời người đằng đẵng chỉ có những ngày khổ sở nhọc nhằn. Nó như một định mệnh dành cho người nghèo. Đến niềm vui cũng rất cỏn con tội nghiệp, không cất cánh ra khỏi miếng ăn và cái đói. Đó chỉ là nắm gạo cho con, bữa cơm nóng mùa rét, hay giản đơn hơn nữa là có người mướn làm mỗi ngày cho dù công sá rẻ mạt. Giọng buồn thương nhẫn nhịn xót xa khi kể về cái chết đau đớn của mẹ Lê kéo theo cái chết chầm chậm của đàn con dại. Truyện kết thúc nhưng giọng cảm thương, trầm buồn vẫn đọng lại đâu đây trong nỗi lo âu nặng nề của người dân phố chợ.

Cuộc sống nơi phố huyện nghèo trong rất nhiều truyện ngắn Thạch Lam mang những ý nghĩa tố cáo sâu sắc. Nhà văn không dụng công để khắc họa những mâu thuẫn, xung đột hay những biến cố quan trọng mà chỉ kể lại một cách nhẹ nhàng những hoàn cảnh, những trải nghiệm, những gì mình chứng kiến. Hai đứa trẻ là niềm cảm thương day dứt đối với những mảnh đời thầm lặng như những cái bóng lù mù, bị chôn vùi trong kiếp sống vô danh vô nghĩa. Giọng điệu trầm buồn man mác trải dài theo từng trang văn. Nỗi buồn ngưng đọng trong cảnh phố huyện chiều hôm, êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ bay vào. Nỗi buồn lan toả trong bóng tối, lẩn trong những quầng sáng, hột sáng mong manh. Ngọn đèn của chị Tý, gánh phở của bác Siêu, tiếng đàn bầu của bác Xẩm... Cả phố huyện tiêu điều xơ xác đã phối khí hoà thanh mà tấu lên một khúc nhạc buồn. Đó là nỗi buồn nhẹ, buồn mờ nhưng dai dẳng, ngưng đọng tù hãm. Nó làm mòn đi ước mơ, khát vọng sống, biến niềm mong ước chờ đợi vốn có ý nghĩa tươi đẹp rốt cục lại chỉ còn là thói quen qua ngày. Giọng điệu buồn thấm sâu trong hồi ức của Liên về Hà Nội xa xăm. Đó là "gia sản tinh thần" của Liên còn mãi đến bây giờ, là những cốc nước xanh đỏ trong những cuộc đi chơi, Hà Nội nhiều đèn quá, rực sáng và lấp lánh! Giữa dòng âm điệu buồn thương ngậm ngùi có những âm thanh náo nức và ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu từ Hà Nội về. Đoạn văn ngắn, mang âm điệu tươi vui rộn rã hiếm có trong sáng tác của Thạch Lam. Một loạt những động từ mạnh, tính từ sáng được sử dụng, rất có giá trị biểu cảm: "Hai chị em nghe tiếng rồn rập, tiếng rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ"... "Tiếng còi tàu đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới... đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh sáng cả xuống đường. Liên thoáng trông thấy những toa hàng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh". Giọng điệu rộn rã trong đoạn văn ngắn đó không đủ làm ấm sáng cả không khí buồn tẻ ngưng đọng trong tác phẩm. Một thế giới tươi sáng rộn rã vụt qua phố huyện, khác với ngọn đèn con của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Thế giới tươi sáng rộn rã đó càng làm cho người ta thấm thía về kiếp sống bị bủa vây, bị giam cầm trong cái lặng lẽ trôi xuôi của những mảnh đời vô nghĩa, tăm tối không sao thoát ra được.

của Thạch Lam giọng điệu này được thể hiện khác nhau. Đó là giọng chán nản tủi hổ khi con người phải ăn vụng ăn trộm miếng bánh, miếng thịt đáng nguyền rủa (Đói). Giọng bi ai đau xót trước số phận đen đủi của người phu xe vì kéo xe vào phố kiếm thêm mấy xu mà bị phạt số tiền lớn, bị đánh đập phải bỏ trốn, kéo theo cái chết của đứa con tội nghiệp (Một cơn giận). Giọng buồn thương xen lẫn cảm phục sâu sắc trước cuộc đời vất vả và đức hi sinh lặng lẽ cho gia đình, cho người thân của Tâm (Cô hàng xén). Giọng đau xót nghẹn ngào trước cuộc đời đầy thua thiệt từ tấm bé của Dung đến tận khi lấy chồng, muốn chết để thoát nhục cũng không xong để rồi sẽ càng chìm sâu vào dòng khổ nhục (Hai lần chết). Giọng chán chường cay đắng kể về cảm giác lạnh lẽo thấu tận đáy tâm hồn lúc năm hết tết đến, ở chốn nhơ bẩn của hai cô gái làm nghề bán hoa (Tối ba mươi)...

Đọc tác phẩm của Thạch Lam, chúng ta cảm nhận trái tim nhân hậu yêu thương của ông trải trên từng trang sách, qua số phận của từng nhân vật. Qua lời văn, Thạch Lam luôn truyền cho bạn đọc tình cảm yêu thương nâng niu những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, niềm tin của con người. Ở Hai đứa trẻ

đó là niềm khát khao chờ đợi một thế giới đầy ánh sáng và âm thanh. Ở Người

lính cũ là khí khái đàng hoàng của người lính dù lâm vào cảnh cùng quẫn, rơi

xuống tận đáy của sự bần cùng. Ở Người bạn trẻ là tình cảm bạn bè thương yên tôn trọng. Ở Một đời người, Cô hàng xén, Hai lần chết, Tối ba mươi là vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ... Cách nhìn cuộc sống như vậy đã tạo cho lời văn nghệ thuật của Thạch Lam có giọng điệu trầm buồn man mác hoà vào giọng điệu cảm thương. Giọng điệu đó ở Thạch Lam cũng khác với Hồ Dzếnh, một tác giả cùng phong cách trữ tình. Tuy cùng viết về những cảnh đời cơ cực lam lũ như Chị Yên, Nhà nhiều con, Sáng trăng suông, Chị dâu tôi,

Em Dìn... Nhưng Hồ Dzếnh viết bằng giọng tâm sự chia sẻ nhiều hơn. Bởi Hồ

Dzếnh thường viết về những người thân, viết về "chân trời cũ" của riêng ông, viết về nỗi niềm chông chênh của một kẻ lạc loài giữa hai miền xứ sở. Còn Thạch Lam, tuy ông có cả một "quê hương sáng tác" nhưng những nhân vật với những số phận đau khổ đó, ta vẫn gặp đâu đây trong cuộc đời.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tự lực văn đoàn qua hai tác giả tiêu biểu Khái Hưng và Thạch Lam (Trang 103)